Sức khỏe giấc ngủ

Thời gian sử dụng thiết bị điện tử ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như thế nào?

CẬP NHẬT 09/10/2023 | BỞI Minh Anh

Trong thời buổi hiện đại, cuộc sống bận rộn đã khiến nhiều bậc cha mẹ không thể theo sát sự phát triển và các hoạt động thường ngày của con trẻ. Điều này đã dẫn đến việc nhiều bé trở nên quen thuộc với việc xem máy tính bảng hay điện thoại thông minh trước khi đi ngủ. Vậy rốt cuộc thì thời gian sử dụng thiết bị điện tử ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như thế nào? Mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây.

1. Thời gian sử dụng thiết bị điện tử ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Thời gian sử dụng thiết bị điện tử ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ ra sao là một câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, thắc mắc. Trên thực tế, một hành động tưởng chừng đơn giản như cho con xem điện thoại trước khi ngủ lại có thể để lại những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Thậm chí, điều này còn trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, đồng thời tác động tiêu cực đến tâm sinh lý, cảm xúc cũng như sức khỏe thể chất,…

Cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ
Cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ

Để làm rõ hơn nhận định nói trên, các nhà khoa học Anh đã tiến hành thu thập dữ liệu và nghiên cứu thói quen đi ngủ của hơn 6000 trẻ trong độ tuổi từ 11 – 12. Khi tham gia thí nghiệm, các bé sẽ phải trả lời một bảng câu hỏi liên quan đến thời gian/ mức độ sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại di động, máy chơi game, máy đọc sách, máy tính, ipad, máy nghe nhạc,…) 1 giờ trước khi ngủ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đặc biệt lưu ý đến việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử trong không gian nào, phòng ngủ sáng hay tối.

Bên cạnh đó, những trẻ được chọn tham gia sẽ phải cung cấp thêm các thông tin về chất lượng giấc ngủ mỗi ngày. Trong đó, những tiêu chí đánh giá được quan tâm nhất gồm: trẻ mất bao nhiêu thời gian để thực sự chìm vào giấc ngủ, trẻ có thường giật mình và tỉnh dậy giữa đêm hay không, trẻ có hay thức giấc quá sớm hoặc ngủ nướng quá đà vào buổi sáng hôm sau hay không. Cùng với đó là một số câu hỏi ngắn về mối quan hệ xã hội cũng như tình trạng tâm lý và sức khỏe tinh thần hiện tại của trẻ.

Trẻ dùng thiết bị điện tử quá mức cho phép thường có chất lượng giấc ngủ kém
Trẻ dùng thiết bị điện tử quá mức cho phép thường có chất lượng giấc ngủ kém

Kết quả được công bố sau đó đã cho thấy thời gian sử dụng thiết bị điện tử ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Cụ thể, những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh hay có những biểu hiện bất thường như:

  • Khó ngủ, hay trằn trọc và ngủ không sâu giấc
  • Thức dậy quá sớm hoặc quá trễ vào buổi sáng hôm sau
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xã hội

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra một thực tế đáng báo động rằng: nhóm trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ trong điều kiện phòng thiếu sáng có tỷ lệ thiếu ngủ và mất ngủ nhiều nhất. Nguyên nhân gây nên tình trạng này vốn bắt nguồn từ ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử, dẫn đến rối loạn hormone giấc ngủ trầm trọng. Mặt khác, trẻ tiếp tục dùng thiết bị sau khi đã tắt đèn thường thức khuya hơn nhiều so với trường hợp ngưng dùng ngay lập tức.

Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử được xem là thủ phạm đe dọa giấc ngủ của trẻ
Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử được xem là thủ phạm đe dọa giấc ngủ của trẻ

2. Dấu hiệu nhận biết thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá mức cho phép

Để nhận biết thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử (trong ngày nói chung và trước khi ngủ nói riêng) đã vượt qua mức cho phép, cha mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu tiêu biểu sau đây.

2.1 Trẻ lơ là hoạt động thể chất

Thông thường, khi đã quá đắm chìm vào những hoạt động thư giãn, giải trí trên màn hình, trẻ thường có xu hướng ‘lơ là’ các hoạt động thể chất. Cụ thể, trẻ sẽ ít di chuyển, ít vận động, chạy nhảy và tập thể dục hơn so với trước. Nhu cầu hoạt động và ra ngoài trời suy giảm có thể ngăn cản quá trình tiếp nhận ánh sáng mặt trời, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác.

Trẻ thích chơi điện thoại hơn là vận động thể chất
Trẻ thích chơi điện thoại hơn là vận động thể chất

2.2 Chất lượng giấc ngủ suy giảm

Chất lượng giấc ngủ là một trong những khía cạnh bị ảnh hưởng nhiều nhất khi trẻ lạm dụng hoặc bị phụ thuộc vào các thiết bị điện tử. Màn hình luôn mang đến những kích thích nhanh chóng và liên tục, do đó buộc hệ thần kinh phải tiếp tục duy trì hoạt động thay vì chìm vào trạng thái nghỉ ngơi. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các bé đang trong độ tuổi phát triển và cần ăn ngủ đủ. Do đó, cha mẹ nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với các thiết bị này trong phạm vi gần giường nhiều nhất có thể. 

Trẻ ‘nghiện’ chơi thiết bị điện tử dễ bị mất ngủ và khó ngủ sâu giấc
Trẻ ‘nghiện’ chơi thiết bị điện tử dễ bị mất ngủ và khó ngủ sâu giấc

2.3 Nhức đầu

Đau nhức đầu là một triệu chứng phổ biến thường gặp khi một người dành quá nhiều thời gian trong ngày để tiếp xúc với màn hình điện tử. Đáng chú ý, điều này thường đúng với cả người lớn lẫn trẻ em.

2.4 Đau mỏi mắt

Trong suốt quá trình sử dụng thiết bị điện tử, mắt trẻ sẽ phải điều tiết liên tục và chịu đựng sự căng thẳng do chủ thể đang chăm chú quan sát những diễn biến trên màn hình. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến trẻ bị đau mỏi mắt, thậm chí là mắc các tật về mắt do không nghỉ ngơi đúng cách.

Trẻ bị đau mắt do phải điều tiết liên tục khi quan sát màn hình thiết bị
Trẻ bị đau mắt do phải điều tiết liên tục khi quan sát màn hình thiết bị

2.5 Tâm trạng và cảm xúc bị ảnh hưởng

Trong nhiều trường hợp, thời gian sử dụng thiết bị điện tử không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm trạng cũng như cảm xúc, cảm nhận của trẻ. Lúc này, khả năng nhận thức, mức độ tập trung và phân tích đều bị gián đoạn đáng kể. Mặt khác, do không được ngủ nghỉ đầy đủ nên nhiều trẻ còn bộc lộ sự cộc cằn, khó chịu hoặc quấy khóc khi cha mẹ không đáp ứng nhu cầu.

3. Nên cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử bao lâu?

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc cho con trẻ tiếp xúc với mọi loại thiết bị điện tử, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Ngoài ra, Hiệp hội Tâm thần trẻ em và vị thành niên Hoa Kỳ còn khuyến cáo: 

  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi: chỉ cho trẻ xem các chương trình mang tính định hướng, giáo dục dưới sự đồng hành và quản lý của bố mẹ 
  • Đối với trẻ từ 2 – 5 tuổi: chỉ cho trẻ sử dụng thiết bị tối đa 60 phút/ ngày đối với ngày bình thường và tối đa 180 vào 2 ngày cuối tuần
  • Đối với trẻ trên 6 tuổi: cha mẹ cần giới hạn thời gian và hướng dẫn trẻ sử dụng thiết bị để theo dõi những nội dung hữu ích, phù hợp với lứa tuổi
Cha mẹ nên giới hạn thời gian và hướng dẫn con sử dụng thiết bị đúng cách
Cha mẹ nên giới hạn thời gian và hướng dẫn con sử dụng thiết bị đúng cách

Đặc biệt, bên cạnh việc giải trí qua màn hình, các bậc phụ huynh cần khuyến khích con tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời. Điều này không chỉ góp phần làm tăng hứng thú và sự tò mò ở trẻ mà còn giúp bé cảm nhận cuộc sống đa dạng, phong phú hơn.

Khi xã hội ngày càng phát triển, xu hướng sử dụng các sản phẩm công nghệ trước khi ngủ ngày càng trở nên phổ biến với cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ cần là người định hướng giúp con trẻ biết cách tận dụng mà không bị phụ thuộc vào thói quen này – nhất là trước khi đi ngủ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc bài viết của Vua Nệm về đề tài Thời gian sử dụng thiết bị điện tử ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ như thế nào.

>>>Đọc thêm: Thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi như thế nào là đủ?

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh