Bên cạnh việc đắn đo nên làm cầu thang thẳng hay xoắn thì số bậc cầu thang là bao nhiêu cũng là băn khoăn của nhiều gia chủ. Bài viết này sẽ mách bạn cách tính bậc cầu thang chuẩn kiến trúc và hài hoà phong thuỷ.
Nội Dung Chính
1. Tại sao phải tính cầu thang khi xây nhà
Cầu thang là bộ phận không thể thiếu trong một ngôi nhà tầng. Chúng được ví von là “xương sống” có ý nghĩa kết nối các tầng trong tòa nhà và tạo ra dòng chảy năng lượng. Tuy nhiên, nhiều gia chủ thường không để tâm đến việc tính số bậc cầu thang và trên thực tế, số bậc cầu thang có ý nghĩa lớn về cả mặt kiến trúc lẫn phong thuỷ.
1.1. Xét về mặt phong thuỷ
Giới phong thuỷ cho rằng cầu thang là nơi nuôi dưỡng cũng như tạo ra một dòng chảy năng lượng, luồng sinh khí vô hình lưu thông giữa các tầng trong tòa nhà. Dù không thể khẳng định được điều này có chính xác tuyệt đối hay không nhưng đây là quan niệm đã có từ lâu đời trong nếp sống văn hoá người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung.
Thêm vào đó, ông cha ta còn dạy rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Với mục đích hoá giải những điều xấu, vận hạn trong cuộc sống, việc tính bậc cầu thang trong xây dựng trở nên rất quan trọng.
Trong nhiều trường hợp, nếu số bậc cầu thang phạm phải yếu tố phong thuỷ sẽ gây ức chế, làm giảm may mắn, thịnh vượng. Luồng sinh khí lưu thông trong nhà lúc này có thể sẽ biến đổi từ lành thành dữ. Do đó, nhất định bạn phải tính toán kỹ lưỡng số bậc cầu thang để đảm bảo ý nghĩa về phong thuỷ.
1.2. Xét về sự an toàn
Bởi chiều cao giữa các tầng là không giống nhau nên chúng ta không thể áp dụng một công thức duy nhất để xây dựng số bậc cầu thang cho các tầng được. Để an toàn và đảm bảo tính thẩm mỹ, số bậc thang sẽ được các đơn vị thi công tính toán kỹ lưỡng.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số bậc cầu thang có ảnh hưởng tới các chỉ số sức khỏe của người sử dụng như: nhịp tim, huyết áp, nhịp thở. Đặc biệt là người cao tuổi hay những người có sức khoẻ không tốt.
2. Cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao của tầng
Công thức tính số bậc cầu thang dựa theo chiều cao của tầng được áp dụng phổ biến trong xây dựng. Theo đó, công thức được xây dựng như sau:
Số bậc cầu thang = chiều cao tầng/ chiều cao bậc thang
Trong đó:
- Chiều cao tầng là khoảng cách được tính từ sàn nhà dưới đến sàn nhà của tầng trên. Trong quan niệm của giới phong thuỷ, chiều cao tầng cao quá hay thấp quá đều không tốt vì điều đó sẽ tạo ra sát khí làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tiền đồ của gia đình. Thông thường, chiều cao tầng nhà dao động từ 3 – 3.6m.
- Các kiến trúc sư cho rằng số đo chiều cao của từng bậc thang đẹp là khoảng 15 – 18cm.
3. Cách tính bậc cầu thang theo phong thuỷ
Trong phương pháp này, người ta lại chia thành 2 cách tính là: tính số bậc cầu thang theo vòng Trường sinh và tính số bậc cầu thang dựa theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
3.1. Cách tính bậc cầu thang dựa vào vòng Trường Sinh
Vòng Trường Sinh gồm 12 giai đoạn biểu thị cho vòng đời của một con người. 12 giai đoạn là:
- Trường sinh: sự ra đời, sinh sôi, căng tràn sức sống và năng lượng
- Mộc dục: gắn liền với thời thơ ấu, những đứa trẻ biết tự lập, tự tắm rửa
- Quan đới: giai đoạn trưởng thành, cố gắng phát triển bản thân để đạt được những thành quả sự nghiệp, công danh.
- Lâm quan: nói về cuộc sống công danh, thịnh vượng
- Đế vượng: đây là giai đoạn phát triển tốt nhất về cả thể chất lẫn tinh thần
- Suy: bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái, hao mòn về của cải, sức khỏe
- Bệnh: tuổi già ập đến kéo theo ốm đau, bệnh tật
- Tử: con người chấm dứt sự sống của mình và kết thúc một cuộc đời.
- Mộ: quay trở về với đất mẹ
- Tuyệt: cơ thể phân huỷ, mục rữa
- Thai: đầu thai chuyển kiếp và chuẩn bị cho một vòng đời mới
- Dưỡng: hấp thụ nguyên khí trời đất và chuẩn bị hành trang bước vào vòng đời mới
Cụ thể, 12 giai đoạn này gắn liền với quy luật ngũ hành về nhà cửa như sau:
Sinh
(Thủy) |
Mộc
(Thủy) |
Đới
(Kim) |
Lâm
(Kim) |
Dưỡng
(Mộc) |
Vượng
(Kim) |
||
Thai
(Thổ) |
Suy
(Hỏa) |
||
Tuyệt
(Thổ) |
Mộ
(Thổ) |
Tử
(Hỏa) |
Bệnh
(Hỏa) |
Để áp dụng phương pháp này hiệu quả, trước hết bạn cần xác định kiến trúc của ngôi nhà được xây dựng theo hình gì. Bởi mỗi hình dáng nhà sẽ có một bậc trường sinh phù hợp. Cụ thể:
- Nhà thuộc hình Thuỷ: ngôi nhà không có một thiết kế nhất định, thống nhất nào, tất cả các chi tiết không được chú trọng đến sự cân đối, đồng đều. Bên cạnh đó, các đồ vật trang trí có liên quan đến nước như hòn nam bộ, thác nước. Bậc trường sinh của ngôi nhà hình Thuỷ này là bậc thứ 1.
- Nhà thuộc hình Mộc: ngôi nhà có mái hình trụ, cột. Màu sơn hay các màu nội ngoại thất thường có màu xanh lá cây. Bậc trường sinh của ngôi nhà hình Mộc là bậc thứ 3.
- Nhà thuộc hình Thổ: ngôi nhà có mái dài thẳng và thấp. Bậc trường sinh của nhà hình Thổ là bậc thứ 5.
- Nhà thuộc hình Hỏa: ngôi nhà có mái nhọn, hình chóp giống như kim tự tháp. Bậc trường sinh của nhà hình Hoả là bậc thứ 7.
- Nhà thuộc hình Kim: ngôi nhà có mái hình tròn, cong và vòm. Bậc trường sinh của nhà hình Kim là bậc thứ 9.
Từ việc tính bậc trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, bạn tiếp tục đếm mỗi bậc là một sao kế tiếp trong vòng trường sinh, đếm hết 12 sao lại tiếp tục đếm 1 vòng mới. Trong phong thuỷ, các cung trường sinh, lâm quan, đế vượng, mộ, thai là các cung tốt. Kết quả được tính chi tiết như sau:
- Số bậc cầu thang của nhà hình Thuỷ: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23,…
- Số bậc cầu thang của nhà hình Mộc: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25,…
- Số bậc cầu thang của nhà hình Thổ: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27,…
- Số bậc cầu thang của nhà hình Hoả: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27,…
- Số bậc cầu thang của nhà hình Kim: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25,…
3.2. Cách tính bậc cầu thang dựa vào quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử
Sinh – Lão – Bệnh – Tử được xem là quy luật vòng đời không thể tránh khỏi của con người. Sinh được xem là giai đoạn đầu của cuộc sống khi mà năng lượng còn dồi dào, sinh lực mạnh mẽ. Lão là khi con người bước vào giai đoạn già hoá, cơ thể dần héo úa, sức khỏe suy giảm, năng lượng bắt đầu kiệt quệ. Bệnh là bệnh tật, đau ốm và tử là chỉ cái chết, có nghĩa là chấm dứt một cuộc đời.
Áp dụng quy luật này trong việc tính số bậc cầu thang cụ thể là: bậc 1 là bậc sinh, bậc 2 là bậc lão, bậc 3 là bậc bệnh và bậc 4 là bậc tử. Tiếp tục bậc 5 là bậc sinh và bậc tiếp theo được tính tương tự như vậy cho đến bậc cuối cùng.
Bằng cách tính trên, bạn có thể lựa chọn số bậc cầu thang làm sao để bậc cuối cùng rơi vào bậc sinh để mang lại may mắn cho gia đình về cả tiền bạc, công danh và sức khỏe. Tuyệt đối nên tránh bậc tử bởi bậc này được cho là bậc đen đủi và sẽ mang đến vận hạn cho gia đình của bạn.
4. Cách hóa giải phong thủy bậc cầu thang khi rơi vào cung xấu
Không ít trường hợp sau khi hoàn thiện công trình gia chủ mới nhận ra số bậc cầu thang đã rơi vào cung xấu. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng nếu bạn cũng ở trong trường hợp này vì hoàn toàn có thể hoá giải vận hạn ấy.
Các nhà phong thuỷ đưa ra lời khuyên dành cho bạn là tạo một bậc cầu thang giả bằng cách: dùng một tấm thảm đặt tại nền dưới cùng ở chân cầu thang hoặc nền trên cùng của tầng bên trên. Có thể thêm một vài tấm thảm nữa để làm sao tấm cuối cùng rơi đúng vào cung đẹp mà bạn mong muốn.
Lưu ý khi xếp thảm cần phải cố định tại một vị trí nhất định để những tấm thảm không dễ dàng bị xê dịch hay lệch khỏi vị trí khi có lực tác động. Đây là cách làm khá đơn giản và cũng không quá tốn kém nên gia chủ có thể áp dụng ngay lập tức.
>> Xem thêm:
- Lam cầu thang là gì? Có nên sử dụng lam cầu thang cho không gian nhà ở?
- 10+ ý tưởng thiết kế gầm cầu thang đẹp ấn tượng cho nhà ở
Trên đây là những phương pháp về cách tính bậc cầu thang chuẩn kiến trúc và hài hoà phong thuỷ. Bạn hãy kết hợp cả hai phương pháp này để có một công trình hoàn hảo nhất nhé!