Trong thiết kế nhà cao tầng, cầu thang là một khu vực không thiếu. Nó được xem là bộ phận xương sống của cả ngôi nhà, liên kết các tầng của căn nhà thành một tổng thể hoàn chỉnh. Phòng thủy nhà ở cho rằng cầu thang là nơi lưu thông của các dòng chảy sinh khí trong căn nhà nên khi thiết kế cầu thang, không thể tùy theo sở thích mà làm bừa được.
Theo đó, số bậc cầu thang phải được tính toán hợp lý để có thể dẫn nguồn năng lượng tốt, giúp gia chủ luôn vượng cát. Nếu chẳng may không thể thay đổi thiết kế của cầu thang thì vẫn có cách để hóa giải kiêng kỵ. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ bật mí cho bạn 3 lưu ý quan trọng tính bậc cầu thang phong thủy mà nhiều người có thể chưa biết. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
1. Tính bậc cầu thang phong thủy bao gồm cả chiếu nghỉ
Trước hết, ta cần phân biệt giữa chiếu nghỉ và chiếu tới: Chiếu nghỉ là một bước thang nghỉ chân trong trường hợp cầu thang quá dài, đó thường là một bậc cầu thang rộng, được bố trí ở khoảng giữa cầu thang. Nhờ vậy, người đi sẽ có thể dừng nghỉ lấy sức trước khi bước tiếp các bậc tiếp theo.
Một số gia đình thường nhầm lẫn chiếu nghỉ và chiếu tới mà dẫn đến việc tính nhầm số bậc thang. Khác với chiếu nghỉ, chiếu tới là một khoảng sàn có độ rộng gấp ít nhất từ 2-3 lần so với độ rộng bậc thang. Nó nằm ở điểm cuối cùng của cầu thang, tiếp nối với hành lang. Trong phong thuỷ, chiếu tới không được tính là 1 bậc cầu thang.
Khi tính số bậc cầu thang phong thuỷ có không ít người phân vân rằng liệu có cần tính cả chiếu nghỉ hay không? Câu trả lời là có. Ngoài ra, chiếu nghỉ nên được đặt ở bậc lẻ, khoảng bậc thứ 13 hoặc 15.
2. Tính bậc cầu thang phong thủy phải dựa trên nguyên tắc số 4
Theo quan niệm dân gian, sinh mệnh con người được tóm gọn trong 4 giai đoạn sau “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Trong đó, sinh chỉ sự khởi đầu, biểu trưng cho nguồn sinh khí dồi dào. Lão chỉ sự kết thúc khi nguồn năng lượng sống dần cạn kệt. Bệnh tượng trưng điềm xấu, xui xẻo. Và cuối cùng là Tử, chỉ sự kết thúc và cái chết. 4 giai đoạn này có thể tưởng tượng như một ngọn nến sáng lên rồi chạy cạn, vụt tắt.
Chẳng có một sinh mệnh nào trên thế gian này được sinh ra mà không trải qua 4 giai đoạn trên. Chúng luôn tuần hoàn trong 1 vòng tròn khép kín. Từ ý tưởng đó, các nhà phong thuỷ cho rằng để ngôi nhà luôn thu hút được vượng khí và may mắn, chủ nhà cần tính toán sao cho bậc thang cuối cùng rơi vào cung sinh.
Chủ nhà sẽ bắt đầu đếm từ bậc thang đầu tiên cho đến bậc thang cuối cùng lần theo thứ tự sinh, lão, bệnh, tử. Trong đó, bậc thứ nhất là bậc sinh, bậc tiếp theo là bậc lão, bệnh, tử và cứ tiếp cho cho đến bậc cuối cùng của căn nhà. Nhìn chung, số bậc cầu thang chuẩn phong thuỷ trong nhà sẽ tương ứng với các số lẻ, chia 4 dư 1, khái quát thành công thức: 4n+1.
Bên cạnh nguyên tắc số 4, còn có một cách tính bậc cầu thang phong thủy khác cũng được nhiều thầy phong thủy áp dụng nhưng phương pháp này có cách tính phức tạp hơn, gọi là tính bậc theo vòng Trường sinh. Người xưa cho rằng vòng Trường Sinh đại diện cho quy luật sinh tồn của vạn vật trong vũ trụ với 12 giai đoạn sau:
- Trường sinh (sinh ra)
- Mộc dục (tắm rửa)
- Quan đới (phát triển)
- Lâm quan (trưởng thành)
- Đế vượng (cực thịnh)
- Suy (suy yếu)
- Bệnh (ốm đau)
- Tử (chết)
- Mộ (nhập mộ)
- Tuyệt (tan rã)
- Thai (phôi thai)
- Dưỡng (thai trưởng)
Từ ý tưởng đó, người ta vận dụng để xác định số bậc cầu thang của một ngôi nhà:
- Nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh
- Nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh
- Nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh
- Nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh
- Nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh.
Cũng tương tự như nguyên tắc “sinh-lão-bệnh-tử”, gia chủ sẽ bắt đầu đếm từ bậc đầu tiên đến bậc cuối cùng của cầu thang sao cho bậc kết thúc dừng ở cung trường sinh thì đó là dấu hiệu tốt về phong thủy.
3. Xây cầu thang phải chú ý về các điều kiêng kỵ về phong thủy nhà ở
Khi xây cầu thang, nhiều người thường lựa chọn thiết kế dáng cong để tiết kiệm không gian, tuy vậy, không ít người đã vô tình khiến cầu thang bị cắt góc. Đây là một hình thế xấu trong phong thủy nhà ở, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và đem đến nhiều vận xui. Bên cạnh cầu thang cắt góc thì cầu thang dạng xoắn ốc cũng không được khuyến khích, vì nó được tin rằng có thể gây rối loạn trường khí, ức chế các dòng chảy phong thủy trong căn nhà.
Cầu thang không nên nằm đối diện cửa chính của ngôi nhà, mà nên xây về phía bên phải hoặc bên trái nhà. Lỗi phạm phong thủy này chủ về sự rạn nứt và ly tán, gây tiêu hao tài sản. Bên cạnh đó, cầu thang nằm đối diện cửa chính còn khiến gia chủ gặp nhiều biến cố lớn về sức khỏe.
Thảm trải cầu thang dùng trong nhà ở không nên dùng thảm đỏ, thay vào đó, bạn nên cân nhắc sử dụng các loại thảm màu sắc trung tính dễ chịu hoặc các loại thảm màu gỗ.
Không xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, đặc biệt là phần cầu thang chính, nằm ở vị trí trung tâm ngồi. Việc xây toilet tại đây sẽ hình thành các luồng khí xấu, ảnh hưởng đến vượng khí của gia đình và cả sức khỏe nữa.
Để tận dụng không gian dưới gầm cầu thang, bạn có thể làm kệ sách hoặc tủ rượu hoặc làm kho chứa đồ. Chân cầu thang cũng không phải khu vực thích hợp để treo ảnh, đặc biệt là ảnh cưới. Vì ông bà xưa tin rằng, làm như vậy chẳng khác nào như đang đạp lên hạnh phúc của bản thân vậy nên đây là một điềm xấu cho hôn nhân.
4. Cách hóa giải cầu thang xấu về phong thủy
Nếu bạn vô tình phát hiện ra số bậc cầu thang trong căn nhà của mình rơi vào cung xấu nhưng đồng thời cũng không thể nào phá đi làm lại được thì đừng quá lo lắng, dưới đây là cách hóa giải phong thủy bậc cầu thang được các chuyên gia mách bảo:
=> Bạn có thể hóa giải bằng cách tạo thêm 1 bậc cầu thang giả. Cụ thể, thêm 1 – 2 tấm thảm ở bậc cuối cùng hoặc bậc trên cùng của cầu thang. Khi đi cầu thang, bạn phải bước lên tấm thảm đó rồi mới tới các bậc tiếp theo. Thảm phải được giữ cố định, không được xê dịch. Như vậy, bạn đã “ăn gian” thêm được 1 bậc cầu thang giả.
Nếu bậc cầu thang nhà kết thúc ở nơi có cửa sổ thì đây cũng là dấu hiệu không tốt về phong thủy, hãy hóa giải bằng cách dùng 1 tấm kính màu, rèm cửa hoặc cố định cửa sổ bằng 1 tấm gỗ, nhờ vậy, các nguồn sinh khí trong ngôi nhà sẽ không bị hút ra ngoài.
Nếu ngôi nhà nào có cầu thang dạng xoắn ốc hoặc cầu thang cắt góc, khiến gia chủ khó tụ tài lộc thì có thể dùng các cách hóa giải như dùng gương phản chiếu, đặt chậu cây phong thủy dưới chân cầu thang, treo chuông gió trước cửa nhà,…
Đọc thêm: 10+ ý tưởng thiết kế gầm cầu thang đẹp ấn tượng cho nhà ở
—-
Hy vọng với những lưu ý về cách tính bậc cầu thang phong thủy mà Vua Nệm đã chia sẻ phía trên sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức để áp dụng cho tổ ấm của mình. Nếu căn nhà của bạn vô tình mắc phải các lỗi phong thủy nghiêm trọng, thì hãy nhanh chóng tìm cách hóa giải sớm nhất nhé.
Bởi vì nếu cầu thang không được thiết kế đúng cách, nó có thể tạo thành những dòng chảy năng lượng tiêu cực, khiến các thành viên trong gia đình gặp nhiều vận xui. Chúc bạn nhiều sức khỏe và luôn ngủ ngon sống trọn!