Chắc hẳn nhiều người đã thưởng thức món rau đắng mọc ở trên rừng núi xa xôi nhưng chưa thực sự hiểu rõ về loại rau này. Chính vì vậy, bài viết này sẽ gửi đến bạn thông tin rau đắng là rau gì? Tác dụng của rau đắng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Nội Dung Chính
1. Rau đắng là rau gì?
Rau đắng là rau gì? Rau đắng còn có tên gọi khác là rau xương cá, thuộc họ của rau răm. Đây là loại cây thảo, có chiều cao khoảng 10cm, có màu đỏ tím, thân và cành nhẵn, mọc toả tròn gần sát mặt đất. Cây rau đắng mọc hoang ở nhiều nơi, kể cả đồng bằng, trung dung và vùng núi thấp ở nước ta. Ngoài ra, nó còn được xem là thành phần trong nhiều phương thuốc Y Học Cổ Truyền.
Trong thành phần của rau đắng gồm có tinh dầu, oxalic, axit silicic, galic, cafeic, các glycosid, các dẫn chất polyphenol, dẫn chất anthranoid, các axit amin, đường, chất nhầy… Loại rau này thường được ăn sống hoặc sấy khô và sử dụng như nhiều loại cây thảo dược khác.
2. Phân loại rau đắng
Ở nước ta, rau đắng có 2 loại là rau đắng đất và rau đắng biển, tuy có vị như nhau nhưng chúng lại có công dụng riêng đối với sức khỏe.
2.1. Rau đắng đất
Là loại thân thảo mọc bò ở trên mặt đất, tỏa tròn gần sát mặt đất, có thân có màu đỏ tím, có thể cao từ 10 đến 30 cm. Vậy ăn rau đắng đất có tác dụng gì?
Rau đắng đất trong Đông y còn được gọi là cây càng tôm, biển súc, cây xương cá với vị đắng, tính bình và không có độc, chúng có công dụng lợi tiêu hoá, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt và sơ can.
Theo đó người bị tiểu buốt, sỏi thận, nóng trong người, ăn uống khó tiêu… đều có thể sử dụng loại rau này. Ngoài ra, loại rau này cũng giàu vitamin C, góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh tật, kể cả bệnh tim mạch và ung thư.
2.2. Rau đắng biển
Loại rau này thường phát triển ở những khu vực đầm lầy, những bãi cỏ nơi có hơi ẩm hoặc mọc ở bờ ruộng. Đây là loại thân thảo mộc bò, thân nhẵn có rễ, dài từ 10 đến 40cm. Theo Y học Cổ truyền Việt Nam, rau đắng biển còn được gọi là cây ruột gà, rau sam trắng, cây ba kích, có vị đắng tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng và lợi tiểu.
Loại rau này còn được dùng để sắc uống chữa ho, chữa chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đi cầu khó.
Chưa dừng lại đó, rau đắng biển còn có nhiều chất có lợi cho sức khỏe, tốt cho tuần hoàn não, tăng trí nhớ, giảm sự mệt mỏi tinh thần, hỗ trợ chữa bệnh động kinh.
3. Ăn rau đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Sau khi tìm hiểu rau đắng là gì, phân loại rau đắng, hãy cùng tìm hiểu ăn rau đắng có tác dụng gì ở ngay dưới đây!
3.1. Chống lão hoá và chống oxy hoá hiệu quả
Trong rau đắng chứa chất chống oxy hoá, giúp loại bỏ chất nguy hiểm thừa trong quá trình trao đổi chất diễn ra ở tế bào. Từ đó giúp khắc phục tình trạng lão hoá một cách hiệu quả.
3.2. Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Ở loại rau này chứa hàm lượng vitamin C khá cao, khi sử dụng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, trong rau đắng còn chứa các chất như tanin, saponin, flavonoid… giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây ho, sốt, cảm lạnh…
3.3. Tăng khả năng tập trung, lưu trữ thông tin của não bộ
Rau đắng sử dụng trong bài thuốc Ayurvedic của người Ấn Độ cổ đại nhằm tăng cường sự tập trung cũng như khả năng lưu trữ của não bộ. Bởi một số hợp chất hữu cơ có trong loại rau này sẽ giúp kích thích phản ứng sinh hoá ở trong não bộ, từ đó tăng cường khả năng nhận thức của trí não.
3.4. Tăng cường hệ miễn dịch
Các chất dinh dưỡng kết hợp với những hợp chất chống oxy hoá trong rau đắng sẽ giúp con người kéo dài thời gian hoạt động hệ miễn dịch, từ đó chống lại những mầm bệnh, virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
>>>Tìm hiểu thêm:
- Bạn đã biết những tác dụng chữa bệnh của rau tàu bay chưa?
- Tìm hiểu sự thật: Ăn rau mồng tơi có tốt không?
- Ăn rau xà lách có công dụng gì? Giá trị dinh dưỡng của rau xà lách
3.5. Lợi ích cho hệ hô hấp
Loại rau này được sử dụng trong phương pháp trị liệu Ayurveda cho bệnh viêm phế quản, xung huyết, chứng cảm lạnh ở ngực phổi và bệnh viêm xoang mũi. Đặc biệt, rau đắng còn có chức năng long đờm, loại bỏ chất nhầy dư thừa và làm giảm tình trạng viêm ở cổ họng, đường hô hấp.
3.6. Chống viêm
Lá của cây rau đắng khi tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận viêm trên cơ thể, các hợp chất tiết ra có thể làm giảm sưng. Do đó, rau đắng là lựa chọn lý tưởng cho người bị viêm khớp, bệnh gút cùng những bệnh viêm khác.
3.7. Chống ung thư và thoái hóa thần kinh
Các chất có trong rau có thể loại bỏ các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm có thể làm tế bào bị chết hoặc đột biến thành ung thư.
Theo một số nghiên cứu, rau đắng có khả năng chống lại độc tố nguy hiểm, còn gọi là acrylamide. Độc tố này gắn liền với các bệnh thoái hóa thần kinh. Vậy nên rau đắng xứng đáng được bổ sung vào danh sách những thực phẩm chống lại căn bệnh này một cách hiệu quả.
3.8. Ngăn ngừa những cơn động kinh
Loại rau này được cho là có tác động tích cực đến những phản ứng trung hoà, giúp ngăn ngừa cơn động kinh và các dạng bệnh khác về thần kinh, bao gồm rối loạn lưỡng cức cùng chứng đau dây thần kinh.
>>>Đừng bỏ lỡ:
4. Gợi ý một số món ngon từ rau đắng
Ngoài công dụng với sức khoẻ, rau đắng cũng là một món ăn thanh đạm cho gia đình, chúng chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể. Khi ăn lúc đầu sẽ có vị đắng, nhưng càng đi vào trong miệng sẽ tạo ra vị ngọt nhẹ, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn cơm. Dưới đây là những món ăn ngon được chế biến từ rau đắng:
4.1. Rau đắng xào thịt bò
Sự kết hợp giữa rau đắng và thịt bò tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon và lạ miệng. Vị giòn dai của rau đắng hoà với miếng thịt bò mềm thơm sẽ vô cùng đưa cơm đấy!
Cách thực hiện món ăn rất đơn giản, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm tỏi, sau đó cho thịt bò vào xào với lửa to khoảng 5 phút để thịt bò chín. Tiếp theo cho rau đắng cùng cần tây vào đảo đều tay, nêm nếm gia vị cần thiết theo khẩu vị, xào đến khi những nguyên liệu chín hết thì có thể tắt bếp.
4.2. Cháo cá lóc rau đắng
Món ăn nghe vô cùng dân dã nhưng lại vô cùng thu hút thực khách khi đến với miền Tây.
Đầu tiên, gạo rang ở trên bếp cho đến khi có mùi hơi thơm.
Còn củ gừng cắt lát mỏng, rau đắng nhặt bỏ lá hư và rửa sạch.
Cá lóc sau khi mua về hãy rửa sạch vảy và nhớt. Sau đó đem xát muối với gừng để khử mùi tanh, rửa sạch lại với nước và cắt thành từng khóc vừa ăn.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành và tỏi, cho cá vào lăn sơ qua cho săn thịt thì gắp ra đĩa. Đem nấm rơm vào đảo khoảng 5 phút để dậy mùi.
Cá lóc sau khi chiên xong hãy cho vào nồi cùng một lít nước, nấu cho đến khi vừa chín đủ thì vớt cá ra để cá không bị nhát. Tiếp theo cho gạo đã rang vào nồi nấu cá lóc, cho đến khi cháo mềm thì cho nấm rơm vào nấu cùng.
Cuối cùng, nêm nếm gia vị gồm có hạt nêm, đường, nước mắm theo khẩu vị. Cho cá lóc trở lại vào nồi cháo rồi thêm đầu hành vào nồi cháo.
Múc cháo ra tô, rắc thêm một chút tiêu, hành phi lên trên, ăn cùng rau đắng để tăng thêm sự thơm ngon và hấp dẫn nhé.
4.3. Rau đắng canh cá rô
Rau đắng nhặt bỏ lá hư rồi rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, gừng cạo vỏ rửa sạch và cắt lát mỏng.
Với cá rô hãy đánh vảy, chặt vây, bỏ ruột rồi rửa sạch. Sau đó xát muối và gừng vào để khử mùi tanh rồi rửa sạch cá lại một lần nữa.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi. Khi tỏi thơm thì bạn hãy chế nước vào, lượng nước tuỳ theo khẩu phần ăn. Khi nước sôi cho cá rô vào nấu, cho đến khi cá rô chín thì gắp ra đĩa để cá không nát.
Bước còn lại là cho rau đắng vào nồi, nêm gia vị gồm có nước mắm, muối, hạt nêm, đường theo khẩu vị. Nấu rau đắng trong khoảng từ 3 đến 5 phút thì cho cá rô vào lại, thêm chút hành lá, ngò rí, tiêu xay để dậy mùi thơm là đã có thể thưởng thức.
5. Lưu ý khi ăn rau đắng
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng rau đắng, đó là:
Một là nên sử dụng cả phần lá và thân của rau đắng, ăn tươi cùng với cháo nóng sẽ rất tốt cho sức khỏe, điển hình là cháo cá lóc hay cháo cá kèo.
Hai là, nếu ngại vị đắng của rau, hãy luộc chín rau đắng sau đó ăn chung với cá kho hoặc thịt kho. Hoặc có thể nấu rau đắng thành món canh, nấu lẩu để giảm bớt vị đắng. Bên cạnh đó, bạn có thể xào rau đắng với tôm, thịt cùng dầu mỡ và nước cốt dừa.
Ba là, phụ nữ đang mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng rau đắng, một số nghiên cứu cho thấy các chất có trong rau đắng có thể gây co bóp tử cung, tăng thời gian đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết, sảy thai.
Bốn là, người có hệ tiêu hoá kém không nên ăn nhiều rau đắng bởi có thể bị bị đi tiêu lỏng.
Năm là, chỉ ăn rau đắng để ăn kiêng sẽ gây cảm giác buồn nôn, đầy tức bụng và rối loạn tiêu hoá. Vậy nên cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp ăn rau đắng với những loại thực phẩm khác để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, kết hợp với việc luyện tập để đạt hiệu quả giảm cân như mong muốn.
Sáu là, không nên ăn rau đắng liên tục trong 3 tháng trở lên, bạn chỉ nên bổ sung rau đắng khi hỗ trợ điều trị vấn đề sức khỏe nào đó.
Cuối cùng, do ảnh hưởng của những thành phần trong rau đắng đến với hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn cũng như lượng đường trong máu nên trước khi sử dụng rau đắng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
>>>Đọc thêm:
Rau bồ ngót: Công dụng, cách chế biến
Trên đây là những thông tin hữu ích về rau đắng là rau gì cũng như công dụng và các món ăn từ loại rau này. Bên cạnh đó, người dùng nên nhớ những nguyên tắc cần thiết khi ăn rau đắng đã đề cập ở trên.
Tài liệu tham khảo: Vinmec