[HỎI ĐÁP] Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị từ A- Z

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Mất ngủ là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi hoặc người đang mắc các bệnh lý mãn tính như đau khớp, trầm cảm, bệnh về tim mạch, huyết áp,… Những năm gần đây, mất ngủ đang dần bị “ trẻ hóa” và gặp nhiều ở người trẻ, do các yếu tố bên ngoài, stress, áp lực công việc. Mất ngủ nhiều trong ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và gây ra nhiều hệ lụy cực kỳ xấu với sức khỏe. 

1. Mất ngủ là gì? Nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp:

1.1. Mất ngủ là gì?

Mất ngủ bản chất là một dạng rối loạn giấc ngủ điển hình. Theo đó, khi bị mất ngủ, người bệnh sẽ có biểu hiện ngủ không ngon giấc, thiếu ngủ, tỉnh dậy nhiều lần trong đêm. Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như thiếu tỉnh táo, mất tập trung vào ngày hôm sau, thậm chí gây suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc hay mắc các bệnh về tim mạch.

Mất ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Theo thống kê từ các chuyên gia thần kinh, mất ngủ đang ngày có càng dấu hiệu trẻ dần, trong số những người thăm khám, có đến 25% người trong độ tuổi 18- 30. Đây là con số đáng báo động cho thực trạng mất ngủ trong những năm gần đây.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là gì?

1.2. Nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp:

Mất ngủ có thể xảy đến do nhiều “thủ phạm”, tuy nhiên nhìn chung có hai nhóm nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến kể sau:

Mất ngủ do sinh lý

Các nguyên nhân sinh lý gây mất ngủ có thể là:

  • Căng thẳng, lo âu nhiều trong học tập, công việc, cuộc sống.
  • Môi trường sống ô nhiễm, ồn ào, “ tàn phá” khủng khiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Thói quen thường xuyên thức khuya, dậy sớm dẫn tới mất ngủ.
  • Lạm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, máy tính, ngăn cản quá trình cơ thể tiết ra hormone melatonin gây buồn ngủ.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, cafe, đồ uống có gas trước giờ ngủ.

Xem thêm: Cách chọn nhạc cho người mất ngủ

Mất ngủ do bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân sinh lý thường gặp kể trên, mất ngủ có thể gây ra bởi nhiều tác nhân bệnh lý nguy hiểm

  • Do bệnh lý mãn tính: Bệnh tật hành hạ sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể phải gồng mình lên chống chọi, ảnh hưởng nhiều đến chức năng não bộ, các cơn đau như viêm khớp mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, viêm xoang, đau dây thần kinh tọa đều có thể trở thành tác nhân gây mất ngủ. 
  • Rối loạn tâm thần, cảm xúc hoặc do trầm cảm.
  • Sử dụng thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh như thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid… khi sử dụng lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.

Nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp.

Nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp.

2. Triệu chứng của bệnh mất ngủ: 

Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, đặc biệt diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Tùy vào tình trạng mất ngủ nặng hay nhẹ mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau:

  • Trằn trọc, thao thức mãi không ngủ được mặc dù cơ thể rất mệt mỏi.
  • Thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm hoặc rạng sáng.
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống khi thức dậy vào hôm sau.
  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm, cảm giác ngủ nửa tỉnh nửa mơ, không sâu giấc.
  • Khó tập trung ghi nhớ, dễ cáu giận, mất bình tĩnh khi thức dậy.
  • Dễ gặp ảo giác, hành động thường bị chi phối bởi người khác, không sáng suốt để đưa ra quyết định.

Dù là mất ngủ thoáng qua hay mất ngủ mãn tính kéo dài, đều sẽ gây hại đến sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng lớn đến công việc và khả năng nhận thức, tư duy. Nguy hiểm hơn, khi cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…

Xem thêm: Làm sao để chữa mất ngủ kéo dài vào ban đêm?

Triệu chứng của bệnh mất ngủ.

Triệu chứng của bệnh mất ngủ.

3. Các biện pháp chẩn đoán bệnh mất ngủ:

Mất ngủ đa phần được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng như khai thác tiền sử, thói quen sinh hoạt, sang chấn tâm lý, yếu tố bệnh lý,.. từ đó đưa ra kết luận sơ bộ và đánh giá khái quát về tình trạng mất ngủ của người bệnh.  

Sau khi có được kết quả tổng quan về tình trạng bệnh, Bác sĩ có thể đề xuất thêm một số kỹ thuật chuyên sâu nhằm chẩn đoán chính xác bệnh mất ngủ và các vấn đề liên quan.

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Không chỉ mất ngủ mà đa phần các bệnh lý cơ bản đều cần tới xét nghiệm này, để giúp phát hiện các vấn đề về tuyến giáp, gout, tiểu đường,…
  • Đối với các trường hợp bệnh phức tạp hơn, bác sĩ cần thu thập một số dữ liệu trong khi ngủ của người bệnh như nhịp tim, hơi thở, chuyển động cơ thể, cử động mắt, sóng não,… để tìm ra nguyên nhân.

Trên thực tế, quy trình chẩn đoán mất ngủ phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán không được đề cập trong bài viết.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh mất ngủ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh mất ngủ.

4. Cách cải thiện bệnh mất ngủ từ A- Z vô cùng hiệu quả: 

Mục tiêu chính trong điều trị mất ngủ là cải thiện chất lượng giấc ngủ và kéo dài thời gian ngủ tối đa. Dưới đây là một số cách phòng tránh và cải thiện bệnh mất ngủ hiệu quả:

  • Điều chỉnh hành vi bằng cách tạo khung giờ ngủ khoa học chính là phương pháp nên được ưu tiên hàng đầu trong cải thiện chứng mất ngủ. Thời gian ngủ tốt nhất là trước 23 giờ mỗi ngày và thức dậy vào khoảng 5- 6 giờ sáng. Đây được coi là khung giờ lý tưởng, giúp cơ thể được phục hồi và tái tạo năng lượng tối đa. Chính vì vậy, “ huấn luyện” bản thân ngủ- thức theo giờ giấc hợp lý sẽ góp phần đẩy lùi bệnh mất ngủ hiệu quả.
  • Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến – Nhà Thuốc YHCT An Dược, để phòng tránh mất ngủ, người bệnh cần dẹp bỏ mọi căng thẳng, áp lực bằng các liệu pháp tâm lý như yoga, thiền, đọc sách. Ngoài ra nên tránh ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ.
  • Không gian ngủ cần được đảm bảo mát mẻ, sạch sẽ, tối và yên tĩnh nhất có thể. Chăn ga gối nệm chỉ nên dùng tối đa 7 năm để đảm bảo khả năng nâng đỡ và chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa chỉ uy tín, thương hiệu nổi tiếng, chất liệu nệm cũng là yếu tố cần được quan tâm.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ để tránh việc lệ thuộc vào thuốc cũng như các biến chứng về tim, gan, thần kinh… Trong một số trường hợp, mất ngủ nặng hoặc kéo dài, nên tham khảo ý kiến chuyên gia về việc sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…
  • Một số loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh như tâm sen, lạc tiên, đinh lăng, hoa cúc… người dùng có thể tham khảo để chế biến thành các loại trà, nước uống, món ăn giúp ngủ ngon.

Cách cải thiện bệnh mất ngủ hiệu quả.

Cách cải thiện bệnh mất ngủ hiệu quả.

Xem thêm: Mất ngủ ăn uống gì và không nên ăn gì?

Hãy biến giấc ngủ trở thành quãng thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời và sảng khoải nhất. Đừng để chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hành hạ và làm ảnh hưởng đến cuộc sống bạn nhé!

Nguồn tham khảo: 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM