Giấc ngủ trưa được xem là kiểu ngủ ngắn phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Có thể bạn chưa biết, người dân ở các quốc gia Đông Nam Á rất xem trọng thói quen này. Thậm chí ở các văn phòng tại Singapore, người ta còn dành riêng một khu vực mang tên “Nap Room” để giúp nhân viên có được giấc ngủ trưa thoải mái nhất. Nhưng cũng có một số nơi trên thế giới như Châu Âu, Châu Mỹ, người dân thường không có thói quen đi ngủ vào buổi trưa và thường chê bai rằng người ngủ trưa là kẻ lười biếng.
Vậy, việc ngủ trưa có thực sự cần thiết hay không? Lợi ích của việc ngủ trưa là gì? Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giải đáp các câu hỏi liên quan đến giấc ngủ trưa và cách giúp những ai có thói quen ngủ trưa luôn cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo sau khi thức dậy.
1. Ngủ trưa có thực sự cần thiết không?
Ngủ trưa thường được xem như một cách để bù đắp lại lượng giờ thiếu ngủ do công việc, chăm sóc con nhỏ, cày phim,… vào tối hôm trước. Nhiều người cho rằng nếu bạn không cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hoặc đơn giản là không có thói quen ngủ trưa thì giấc ngủ này không thực sự cần thiết. Quả thực, ngủ trưa không phải là hoạt động bắt buộc phải thực hiện như giấc ngủ chính vào ban đêm. Nhưng một số nguyên cứu đã cho thấy khi ngủ trưa, cơ thể bạn có thể nhận lại ít nhất 4 lợi ích liên quan đến sức khỏe và năng suất công việc.
1.1. Ngủ trưa giúp tái tạo lại năng lượng
Cụ thể, giấc ngủ trưa sẽ giúp tái tạo lại năng lượng đã mất vào buổi sáng và giúp cơ thể tỉnh táo hơn trong nửa ngày còn lại. Nếu ngủ trưa đúng cách với thời lượng phù hợp, giấc ngủ trưa sẽ giúp tinh thần sảng khoái hơn đồng thời tăng cường khả năng ghi nhớ và sức sáng tạo.
1.2. Ngủ trưa giúp tăng cường thị lực
Khi ngủ trưa, các cơ mắt của bạn sẽ được nghỉ ngơi sau nhiều giờ nhìn vào các thiết bị điện tử. Giấc ngủ trưa hỗ trợ cơ thể tăng cường tiết nước mắt, giúp tuyến lệ sản xuất ra độ ẩm cần thiết để ngăn chặn tình trạng khô giác mạc. Chính vì thế, ngủ trưa là một biện pháp tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe cho mắt, làm chậm lại quá trình suy giảm thị lực cũng như các tật khúc xạ mắt.
Xem thêm: Ánh sáng xanh và giấc ngủ có mối quan hệ như thế nào?
1.3. Ngủ trưa giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Ngủ trưa còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có thời gian phục hồi và đẩy lùi một số loại vi khuẩn gây bệnh. Một nghiên cứu tiến hành trên những người ngủ trưa cho thấy lượng tế bào Lympho T và bạch cầu lympho B trong máu tăng cao hơn sau khi họ ngủ trưa dậy. Các tế bào này giúp bảo vệ cơ thể chống lại các sinh vật lạ, như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.
1.4. Ngủ trưa giúp tái tạo tế bào da, chống lão hóa
Khi đi ngủ, mạch máu trong cơ thể sẽ mở rộng giúp khí huyết dễ dàng lưu thông đến những tế bào nhỏ nhất trên làn da, sửa chữa, tái tạo các tế bào tổn thương do mụn, nám,… và cung cấp dinh dưỡng để làn da tươi sáng hơn. Giấc ngủ trưa còn kích thích cơ thể sản sinh các chất chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa của da.
Xem thêm: 5 bí quyết giúp làn da “trẻ mãi không già” dành cho phái đẹp
2. Hướng dẫn ngủ trưa đúng cách
Ngủ trưa có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe bên cạnh việc giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn sau một buổi sáng lao đầu vào công việc, học tập. Tuy vậy, ngủ trưa chỉ có thể thu được những lợi ích trên khi bạn biết cách ngủ đúng cách, bao gồm thời lượng ngủ phù hợp và thời gian ngủ phù hợp.
2.1. Ngủ bao nhiêu phút là tốt nhất
Theo các chuyên gia, một giấc ngủ trưa không nên kéo dài quá 90 phút. Giấc ngủ trưa kéo dài có thể khiến bạn say xẩm, tim đập nhanh, buồn nôn… sau khi thức dậy và tất nhiên là không nhận được bất kỳ lợi ích nào. Một giấc ngủ ngắn hoàn hảo có thời lượng khoảng 15 đến 30 phút, giúp tăng hiệu suất làm việc và khả năng tập trung.
- Lợi ích ngủ trưa 10 phút: Vì thời gian này khá ngắn nên bạn chỉ bắt đầu mơ màng ngủ và dễ dàng tỉnh giấc. Giấc ngủ 10 phút sẽ giúp bạn nhanh chóng tăng mức năng lượng cơ thể để tiếp tục lào vào công việc, học tập vào buổi chiều.
- Lợi ích của ngủ trưa 15 phút: Một giấc ngủ trưa ngắn 15 phút vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian, vừa giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo và khả năng tập trung trong công việc. Thời lượng 15 phút cũng sẽ giúp bạn tránh mất ngủ vào ban đêm do ngủ quá nhiều. Để tránh ngủ nhiều hơn thời lượng này, bạn có thể sử dụng đồng hồ báo thức hoặc nhờ đồng nghiệp gọi thức dậy.
- Lợi ích của ngủ trưa 30 phút: Đây là thời gian ngủ trưa tốt nhất được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị. 30 phút ngủ trưa giúp các cơ bắp và hệ thần kinh được thả lỏng, thư giãn hoàn toàn. Sau khi ngủ dậy, bạn sẽ cảm thấy đầu óc sảng khoái hơn.
- Lợi ích ngủ trưa 60 phút: Khi này bạn đã rơi vào giấc ngủ sâu, 60 phút ngủ trưa giúp cho cơ thể có đủ thời gian để thực hiện quá trình tái tạo lại năng lượng và cải thiện khả năng ghi nhớ. Những ai đang chuẩn bị cho một sự kiện quan trọng chẳng hạn như thi cử, đi phỏng vấn,… nên thực hiện giấc ngủ trưa 60 phút để giúp tâm trạng bình tĩnh hơn và tăng khả năng tập trung, ghi nhớ.
- Lợi ích ngủ trưa 90 phút: Khi này bạn đã trải qua đầy 4 giai đoạn của chu kỳ của giấc ngủ bao gồm ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và REM. Lợi ích thu được từ giấc ngủ này là tăng khả năng ghi nhớ, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ sự sáng tạo. Giấc ngủ 90 phút sẽ làm tăng xung điện của não, kích thích tư duy hiệu quả hơn, linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề.
2.2. Ngủ vào thời điểm nào là tốt nhất
Nên ngủ trưa lúc mấy giờ? Bạn có thể bắt đầu giấc ngủ trưa sau 30 phút ăn trưa xong hoặc ngủ trưa trước khi ăn đều được. Tránh đi ngủ ngay khi vừa ăn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, trào ngược axit,… Thay vào đó, bạn nên đứng dậy đi vài vòng để thức ăn dễ dàng chuyển hóa.
Không gian: Nếu là dân văn phòng, bạn có thể tham khảo sản phẩm nệm trải văn phòng tiện lợi, có thể di chuyển, xếp gọn nhanh chóng và không chiếm nhiều diện tích. Bạn nên chọn nơi đi ngủ đủ tối, bớt ồn ào để kích thích hormone gây buồn ngủ melatonin sản sinh và giúp bạn dễ vào giấc hơn.
Xem thêm: Top 5 nệm gấp văn phòng chất lượng, giá rẻ và đẹp
Nếu bạn không ngủ trưa được thì nhắm mắt cũng là một cách nghỉ ngơi. Các nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi nhắm mắt nhưng không ngủ, cơ thể cũng sẽ nhận được lợi ích tương tự như đi ngủ. Để nhận được lợi ích tối đa nhất của giấc ngủ trưa, bạn không nên đi ngủ sau 4h giờ. Lý do tại sao ngủ trưa dậy lại mệt hay hiện tượng ngủ chiều bị mặt trời đè đều có thể giải thích dựa trên cơ sở khoa học.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ sau 4h không có lợi cho sức khỏe, giấc ngủ vào lúc này có thể có thể phá vỡ chu trình sinh học cơ thể khiến bạn bị choáng váng, say xẩm khi thức dậy. Bên cạnh đó, ngủ sau 4h có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Tốt hơn hết người mắc chứng mất ngủ vào ban đêm không nên ngủ trưa.
————-
Giấc ngủ trưa là một trong những cách để chúng ta hồi phục lại năng lượng và duy trì sự tỉnh táo tương tự như thói quen dùng cà phê. Bên cạnh đó, giấc ngủ trưa còn đem lại nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe. Hy vọng bài viết này đã thuyết phục được bạn dành chút thời gian cho kiểu ngủ này và hãy áp dụng nó vào trưa mai luôn nhé!