Các kiểu ngủ trưa khác nhau ảnh hưởng thế nào đến cơ thể

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Ngủ trưa dần trở thành một thói quen của người Việt và là nét văn hóa đặc trưng của giới văn phòng nước ta ngày nay. Chỉ là việc ngủ vào ban trưa nhưng lại có nhiều kiểu khác nhau. Vậy các kiểu ngủ trưa khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay với Vua Nệm trong bài viết bên dưới nhé!

1. Các kiểu ngủ trưa khác nhau

1.1. Ngủ trưa sau khi ăn

Nếu bạn là một nhân viên văn phòng chính hiệu thì giấc ngủ trưa sẽ được coi như “món đặc sản” ai cũng nếm qua. Trên thực tế ghi nhận đại đa số mọi người sẽ ngủ trưa ngay sau khi ăn xong. Điều này là một thói quen xấu nhiều người biết những vẫn ngó lơ.

Nếu đi ngủ ngay sau khi ăn, bạn đã góp phần làm dạ dày hoạt động kém đi. Hệ quả là lượng thức ăn vừa mới tiêu thụ vẫn không thể nào được chuyển hóa hết. Đây là nguyên nhân của chứng khó tiêu, đầy hơi và cũng khiến bạn vô cùng khó chịu.

các kiểu ngủ trưa khác nhau
Ngủ trưa ngay sau khi ăn gây hại cho hệ tiêu hóa

Nghiêm trọng hơn, sau khi ăn no, dạ dày sẽ căng to hơn lúc bình thường vì lượng máu chảy về khá lớn giúp tiêu hóa thức ăn. Lúc này nếu bạn nằm ngay sẽ khiến cơ tim bị chèn ép. Tình trạng trên kéo dài lâu ngày sẽ gây nên những căn bệnh về huyết áp và tim mạch, thậm chí là đột quỵ.

1.2. Ngủ trưa quá lâu

Theo các chuyên gia thì giấc ngủ trưa trong thời gian ngắn nên được khuyến khích nhiều hơn so với giấc ngủ trưa dài. Ngủ trưa quá lâu dễ khiến cơ thể cảm thấy uể oải. 

Lý do là vì ngủ lâu dẫn đến ngủ sâu, nếu phải thức dậy khi đang ngủ sâu sẽ khiến cơ thể chưa thật sự sẵn sàng. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nhức đầu, mỏi mệt và mất tập trung nếu ngủ trưa trong thời gian dài.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giấc ngủ trưa và chứng đau đầu có liên quan mật thiết với nhau. Khi bạn ngủ trưa từ 80 – 100 phút, cơ thể sẽ chuyển từ trạng thái ngủ nông sang ngủ sâu.

các kiểu ngủ trưa phổ biến
Ngủ trưa quá lâu khiến bạn mệt mỏi khi tỉnh giấc

Đây chính là khoảng thời gian mà quá trình ức chế trung khu thần kinh diễn ra mạnh mẽ, lượng máu lưu thống lên não giảm xuống. Điều này khiến quá trình trao đổi chất chậm lại. Tất cả những biến động này làm cơ thể thấy mệt mỏi kèm theo đau đầu sau khi ngủ trưa quá lâu.

Bên cạnh đó, những người ngủ trưa hơn 30 phút còn phải đối mặt với triệu chứng trì trệ sau khi ngủ. Nhiều người chọn cách không ngủ trưa để tránh khỏi trường hợp này. Các bác sỹ cũng cho biết ngủ trưa quá lâu là nguyên nhân tìm ẩn có thể dẫn đến trầm cảm và sa sút trí tuệ.

1.3. Ngủ trưa sai tư thế

Nếu ngủ ở nơi làm việc, các nhân viên văn phòng thường không được chuẩn bị nơi nằm thoải mái và đúng chuẩn như ở nhà. Nhiều người chọn giải pháp là ngủ gục mặt xuống bàn, nằm dưới gầm bàn hay ngồi trên một chiếc ghế rồi gác chân lên một chiếc ghế khác.

Dù có ngủ với bất cứ tư thế nào kể trên thì giấc ngủ vẫn không được đảm bảo. Sau khi thức dậy, thay vì được nạp thêm năng lượng để làm việc thì bạn lại cảm thấy đau lưng, mỏi cổ. Bên cạnh đó, do tiếng ồn của các loại máy móc và những người còn thức mà giấc ngủ của bạn có thể bị chập chờn.

ngủ trưa có các kiểu nào
Ngủ trưa sai tư thế khiến các cơ và xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng

Các chuyên gia cho biết tư thế nằm không thoải mái sẽ dẫn đến tình trạng căng cơ, đau mỏi vai gáy. Nghiêm trọng hơn là chứng tê bì chân tay, tắt nghẽn quá trình lưu thông máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những căn bệnh mãn tính liên quan đến cơ, xương, khớp.

1.4. Ngủ trưa trong môi trường không đảm bảo

Môi trường làm việc có thể bị ô nhiễm do tiếng ồn, khí thở, bụi bẩn bám vào rèm thảm,… Mặc dù trong lúc ngủ, các cơ quan hoạt động ít nên không cần nhiều dưỡng khí, nhưng nếu có thì phải đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Hầu hết các văn phòng đều phải đóng kín để mở máy lạnh. Vì vậy mà không gian này thường chật chội, thiếu không khí tự nhiên và tồn tại nhiều vi khuẩn. Đó có lẽ là lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi ngủ trưa tại văn phòng

các kiểu ngủ trưa phổ biến nhất
Ngủ trưa ở môi trường ồn ào và ô nhiêm không khí khiến bạn thêm mệt mỏi

Để cải thiện môi trường ngủ cho nhân viên, các nhà khoa học khuyên rằng văn phòng nên có giải pháp thông khí tốt. Ngoài ra cần phải thường xuyên vệ sinh và mở cửa để đón nắng, gió tự nhiên. 

Thêm vào đó, nếu bạn muốn ngủ trưa tại băn phòng, đừng nên nằm gần những nơi có thiết bị máy móc thường xuyên hoạt động. Đồng thời hãy tắt những bóng đèn không cần thiết hoặc kéo rèm để hạn chế ánh sáng tự nhiên. Quan trọng nhất là khu vực ngủ phải được dọn vệ sinh thường xuyên.

1.5. Ngủ trưa không đúng giờ

Lịch trình của bạn có bị thay đổi vào cuối tuần không? Đa số mọi người đều không thực hiện mọi việc theo đúng những gì mà họ làm vào những ngày trong tuần, điển hình là giấc ngủ trưa.

Khi cuối tuần ghé thăm, người ta thường có xu hướng ngủ trưa muộn hơn bình thường. Họ sẽ làm việc gì đó như xem phim, lướt web hay đi mua sắm thay vì ngủ trưa. Nhưng rồi sau đó họ lại cảm thấy buồn ngủ vào lúc 4 giờ chiều. Lúc này, họ sẵn sàng nằm ngay xuống giường rồi ngủ một mạch đến tối.

những kiểu ngủ trưa
Ngủ trưa quá muộn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm

Ngủ trưa càng muộn thì thời gian thức dậy sẽ càng muộn. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn thức khuya và hậu quả là mệt mỏi vào ngày hôm sau. Việc làm này cũng khiến cho đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn.

Thời gian lý tưởng nhất để ngủ trưa là cách lúc thức dậy vào buổi sáng khoảng 6 – 8 tiếng. Nếu làm đúng như vậy, bạn có thể thư giãn sau những công việc áp lực và tiếp thêm năng lượng cho những giờ làm việc tiếp theo. Quan trọng nhất là giấc ngủ trưa đúng lúc và kéo dài vừa đủ sẽ không làm phiền giác ngủ ban đêm của bạn.

2. Nên ngủ trưa trong bao lâu?

Tùy vào tính chất công việc và điều kiện thể chất của mỗi người mà thời gian ngủ trưa sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nói chung một giấc ngủ trưa kéo dài từ khoảng 6 – 90 phút sẽ là hoàn hảo và có lợi cho cơ thể.

Theo từng mốc thời gian, giấc ngủ trưa sẽ có những công dụng riêng gồm:

  • Ngủ trưa trong 6 phút giúp trí nhớ được cải thiện nhờ bộ não chuyển từ ghi nhớ ngắn hạn thành dài hạn. Điều này giúp não có không gian trống và có thể bổ sung thêm kiến thức và thông tin mới.
  • Ngủ trưa từ 20 – 30 phút có khả năng nâng cao hiệu suất làm việc và giúp tâm trí của chúng ta trở nên nhạy bén hơn, theo một nghiên cứu từ NASA.
  • Ngủ trưa từ 40 – 45 phút giúp hạ huyết áp, điều hòa hệ thống miễn dịch và  tăng cường thể chất. 
  • Ngủ trưa trong 90 phút giúp cơ thể hoàn thành đủ 1 chu kỳ giấc ngủ và mang lại cho bạn sự chữa lành.

3. Ngủ trưa có tác dụng như thế nào? 

Giấc ngủ trưa trở nên quan trọng với nhiều người và cũng được các nhà khoa học khuyến khích. Lý do là vì:

  • Giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ làm dịu hệ tim mạch và ổn định huyết áp.
  • Khi ngủ các cơ bắp mắt được nghỉ ngơi hoàn toàn, nhờ vậy mà ngăn ngừa tình trạng mất thị lực hiệu quả hơn. Lúc này, tuyến lệ cũng bắt đầu tiết ra nước mắt để giữ ẩm và hạn chế chứng khô mắt.
  • Ngủ vào buổi trưa với thời gian vừa phải cho phép bộ não sắp xếp và ghi nhớ lại các thông tin vào buổi sáng.
  • Ngủ trưa giúp cải thiện cảm xúc, xoa dịu sự lo lắng và nỗi tức giận, điều này rất tốt cho công việc hay cuộc sống vào buổi chiều.
  • Tế bào lympho trong cơ thể sẽ được kích thích sau giấc ngủ trưa ngắn hạn, nhờ vậy mà hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả hơn.
ngủ trưa trong bao lâu
Một giấc ngủ trưa đúng cách giúp bạn cảm thấy vô cùng sảng khoái

>> Xem thêm: 

Lời kết

Mỗi người sẽ có các kiểu ngủ trưa khác nhau. Chúng có thể nhận được giá trị hoặc tác hại từ một giấc ngủ trưa. Tất cả đều phụ thuộc vào tư thế, vị trí và thời gian ngủ. Hy vọng rằng bài viết này của Vua Nệm đã giúp bạn hiểu hơn về giấc ngủ trưa và cách thực hiện sao cho đúng.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM