Giấc ngủ trưa trong ngày là thời điểm tuyệt vời để sạc lại năng lượng và bắt đầu một buổi chiều với đầy cảm hứng. Không chỉ giúp bạn tỉnh táo hơn, ngủ trưa còn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe lẫn tinh thần. Bạn có tò mò người nổi tiếng ngủ trưa như thế nào không? Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính
1. Người nổi tiếng ngủ trưa như thế nào?
1.1 Thói quen ngủ trưa của Thomas Edison
Theo tài liệu ghi lại, Thomas Edison khi ngủ trưa sẽ cầm một viên bi bằng thép trên tay và nằm ngủ trên một chiếc ghế băng dài. Mục đích là để khi ông vừa mơ màng chìm vào giấc ngủ thì bàn tay sẽ thả lỏng ra, khiến viên bi rơi xuống đất tạo tiếng động đánh thức ông dậy.
Lý giải cho điều này, Thomas Edison giải thích rằng giai đoạn mơ màng giữa tỉnh và thức chính là thời điểm giúp ông đạt tới đỉnh cao của sự sáng tạo. Đó có lẽ là bí quyết giúp ông có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng và có thể đem các ý tưởng của mình ra ngoài đời thực.
1.2 Thói quen ngủ trưa của thiên tài Nikola Tesla
Nikola Tesla được xem là nhà khoa học thiên tài nhất mọi thời đại với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực điện và từ trường. Các phát minh và công trình lý thuyết của ông đã làm nên cơ sở của hệ thống dòng điện xoay chiều, bao gồm hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều.
Đặc biệt, Tesla hoàn toàn không lấy phí bản quyền dòng điện xoay chiều của mình. Nhờ vậy, ông cũng góp phần đem lại ánh sáng đèn điện đến cho mọi gia đình trên khắp thế giới, kể cả người nghèo.
Nikola Tesla cũng là một người có thói quen ngủ trưa. Thực tế, ông ngủ rất ít để có thêm nhiều thời gian cho việc nghiên cứu khoa học. Cụ thể, ông chỉ dành hơn 2 tiếng một ngày để ngủ, trong đó 20 phút là để ngủ trưa. Giấc ngủ này còn được gọi là giấc ngủ đa pha, được nhiều thiên tài lỗi lạc trên thế giới áp dụng nhằm tối ưu hóa giấc ngủ.
1.3 Giấc ngủ trưa của Napoleon Bonaparte
Napoleon là vị hoàng đế người Pháp được mệnh danh là một trong những vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông khiến thế giới khiếp sợ và kính phục bởi tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo thiên tài.
Theo ghi chép, Napoleon Bonaparte có thói quen ngủ theo quãng hay còn gọi là giấc ngủ đa pha. Ông ngủ theo quãng 2 tiếng 1 lần vào ban đêm và dành 30 phút cho giấc ngủ. Lịch trình ngủ của ông vẫn được duy trì dù trong thời kỳ đi đánh trận.
1.4 Giấc ngủ ngủ trưa của Winston Churchill
Winston Churchill (tên họ đầy đủ Sir Winston Leonard Spencer-Churchill) là một nhà chính trị nổi tiếng người Anh. Ông từng đảm nhận cương vị thủ tướng Anh trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2. Bên cạnh vai trò chính trị gia, ông còn là một nhà báo, nhà văn và họa sĩ.
Winston Churchill cũng là người theo đuổi giấc ngủ đa pha. Cụ thể, ông dành khoảng 5 tiếng ngủ vào ban đêm (từ 3 giờ sáng – 8 giờ sáng) và 1-3 tiếng cho giấc ngủ trưa.
Khi được hỏi về lời khuyên cho giấc ngủ, ông nói: “Bạn phải ngủ trưa và tối, và không được bỏ nửa chừng. Đừng nghĩ là ngủ nhiều thì không có thời gian làm việc. Ngủ đủ giấc thậm chí còn giúp làm việc hiệu quả hơn”, ông viết.
2. Lợi ích của ngủ trưa
Quá trình ngủ thức của một người được điều khiển bằng đồng hồ sinh học tự nhiên, Chẳng hạn bạn sẽ tự động tỉnh giấc vào buổi sáng và giữ được sự tỉnh táo suốt 1 ngày dài, sau đó dần cảm thấy buồn ngủ khi đêm xuống.
Thời lượng ngủ trưa lý tưởng nhất dành cho người trưởng thành là từ 7-9 tiếng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn cho có được sự tỉnh táo, khả năng tập trung và giải quyết vấn đề tốt. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng giúp phục hồi, tái tạo lại tế bào trong cơ thể.
Không chỉ khôi phục lại sự tỉnh táo, tập trung, giấc ngủ trưa còn được chứng minh giảm 48% nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như đột quỵ, suy tim, cao huyết áp,.. Ngoài ra, giấc ngủ trưa cũng giúp tăng khả năng sáng tạo.
Nhưng đây chỉ là một kịch bản lý tưởng. Thực tế, nhiều người không có được chu kỳ ngủ thức lý tưởng như vậy, đặc biệt là trong thời đại bận rộn như ngày nay. Ước tính, có đến 62% người trưởng thành trên thế giới đang gặp các vấn đề về giấc ngủ và không ngủ đủ giấc mỗi đêm. Giải pháp dành cho họ chính là tận dụng giấc ngủ vào buổi trưa để lấy lại năng lượng cũng như sự tỉnh táo cho ngày làm việc của mình.
3. Lời khuyên giúp bạn có giấc ngủ trưa hiệu quả nhất
Tần suất ngủ trưa khoảng 2-3 lần 1 tuần. Thời gian ngủ tốt nhất cho giấc ngủ này là nằm trong trong khoản 20 – 30 phút. Ngủ trưa quá dài thực tế có hại cho sức khỏe nhiều hơn là có lợi.
Nghiên cứu từ đại học Tokyo cho thấy giấc ngủ trưa kéo dài hơn 40 phút sẽ làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa, dẫn đến cao huyết áp cao, tăng tỉ lệ tích trữ mỡ, đường, cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nó còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và giảm tuổi thọ.
Giải thích cho tác hại của giấc ngủ trưa quá dài, các chuyên gia đưa ra giả thuyết, giấc ngủ trưa quá 40 phút sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu. Điều này làm thay đổi quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Việc tỉnh dậy đột ngột sau 1 giấc ngủ sâu để tiếp tục các nhiệm vụ trong ngày, sẽ khiến cơ thể bị xáo trộn do vừa trải qua một cú sốc trong quá trình trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đó là lý do vì sao nếu bạn ngủ trưa quá lâu, dễ gặp hiện tượng buồn nôn, chóng mặt mà dân gian quen gọi là hiện tượng mặt trời đè.
Giấc ngủ trưa từ 20 -30 phút sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng, tăng cường tỉnh táo và cải thiện hiệu suất làm việc. Nhưng cũng có một số lưu ý sau đây để thu được hiệu quả tốt nhất từ giấc ngủ này:
- Không nên ngủ trưa quá trễ: Cụ thể, ngủ muộn hơn 2 giờ chiều có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm.
- Không ép bản thân ngủ trưa: Bạn chỉ cần nằm xuống, nhắm mắt nghỉ ngơi trong vòng 20 phút mỗi trưa là đã nhận được lợi ích nhất định của việc ngủ trưa đem lại. Vì thế để tránh căng thẳng, không nên ép bản thân phải ngủ trưa.
- Sắp xếp không gian ngủ một cách lý tưởng nhất: Hãy tìm một nơi thoải mái, yên tĩnh, mát và tối, như vậy, chất lượng giấc ngủ trưa của bạn sẽ được nâng cao hơn đấy!
- Nghe nhạc: Bạn có thể nghe một bản nhạc nhẹ, không lời để đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, nghe nhạc trước khi ngủ trưa giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường sự tỉnh táo hiệu quả hơn sau khi thức dậy.
- Điều cuối cùng, giấc ngủ ban đêm vẫn là điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần ưu tiên. Giấc ngủ trưa chỉ là giải pháp tạm thời để đối phó với những đêm thiếu ngủ. Về lâu dài, bạn vẫn nên sắp xếp dành đủ thời gian cho giấc ngủ dài ban đêm.
Trên đây là những sự thật thú vị về xoay quanh việc người nổi tiếng ngủ trưa như thế nào, đồng thời bài viết cũng giúp bạn hiểu hơn về lợi ích của giấc ngủ này. Hy vọng thông tin Vua Nệm chia sẻ đã giúp bạn giải đáp các tò mò liên quan tới giấc ngủ trưa rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/famous-nappers/