Đũa gỗ sau một thời gian sử dụng thường rất dễ bị nấm mốc, nhất là khi sử dụng và bảo quản không đúng cách. Vậy làm thế nào để tẩy nhanh vết ẩm mốc trên đũa gỗ? Bạn đọc đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích ở trong bài viết này của Vua Nệm, bạn nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Sử dụng đũa gỗ bị ẩm mốc ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?
- 2. Nguyên nhân hình thành vết ẩm mốc trên đũa gỗ
- 3. Cách đánh bay vết ẩm mốc ở trên đũa gỗ
- 4. Hướng dẫn cách bảo quản đũa gỗ không bị ẩm mốc
- 4.1. Xử lý đũa gỗ ngay từ lần đầu mua về
- 4.2. Lau sạch đũa gỗ trước khi sử dụng
- 4.3. Ưu tiên sử dụng nước rửa chén bằng thiên nhiên
- 4.4. Rửa đũa gỗ ngay sau khi dùng
- 4.5. Không ngâm đũa ở trong nước quá lâu
- 4.6. Không chà, cọ xát mạnh vào thân đũa gỗ
- 4.7. Phơi đũa ở ngoài nắng thường xuyên
- 4.8. Vệ sinh đồ đựng đũa
- 4.9. Thay đũa định kỳ
1. Sử dụng đũa gỗ bị ẩm mốc ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?
Đũa muỗng làm từ gỗ khi bị ẩm mốc không những tiết ra loại mùi khó chịu trong khi sử dụng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Theo đó, đũa bị mốc sẽ tiết ra chất độc có khả năng gây ung thư – Aflatoxin B1, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
Bên cạnh đó, đũa gỗ bị ẩm mốc có thể do bản quản không đúng cách, khi để trong môi trường ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển như cầu tụ vàng và Ecoli gây biến chất, nguy hiểm hơn là ngộ độc mãn tính làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và hệ tiêu hoá người dùng. Do đó, chúng ta nên tránh sử dụng đũa gỗ khi đã bị mốc để bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân yêu.
2. Nguyên nhân hình thành vết ẩm mốc trên đũa gỗ
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho đũa gỗ nhà bạn bị mốc, đó là:
- Không làm khô đũa sau khi rửa: Việc không hong khô hơi nước mà cất ngay đũa vào ống sau khi rửa sẽ khiến cho chúng dễ bị sinh mùi hôi và ẩm mốc.
- Độ ẩm cao: Vào tiết trời nồm, mùa mưa không khí ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cùng nấm mốc phát triển, nhất là những đồ dùng bằng gỗ, tre, nứa..
- Bảo quản đũa tre trong không gian kín: Việc để đũa ở ngăn kéo kín hay tụi nhựa… khiến cho độ ẩm không thoát ra được, làm cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
- Để đũa tiếp xúc với thực phẩm bị mốc: Việc để đũa gỗ gần những thực phẩm bị mốc như trái cây, rau củ hư sẽ khiến cho nấm mốc bị lây sang và phát triển lan rộng.
Vậy làm thế nào để đánh bay vết ẩm mốc trên đũa gỗ, mời bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích ở phần tiếp theo.
3. Cách đánh bay vết ẩm mốc ở trên đũa gỗ
3.1. Chanh
Bạn có thể sử dụng nước cốt chanh pha loãng với nước sôi để loại bỏ ẩm mốc trên đũa gỗ. Theo đó, bạn hãy nhúng đũa, thìa bằng gỗ vào trong dung dịch rồi ngâm trong vòng 15 phút. Khi nước nguội, bạn có thể tiếp thêm nước sôi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn. Sau khoảng 15 phút, bạn hãy đũa ra, lau sạch bằng khăn khô rồi phơi đũa ở dưới ánh nắng mặt trời để chúng khô hết từ ngoài vào trong.
3.2. Dùng giấm để loại bỏ ẩm mốc trên đũa gỗ
Với cách làm này, bạn cần pha chén giấm cùng với bát nước, sau đó cho thêm 1 thìa mật ong rồi khuấy đều dung dịch. Tiếp theo, nhúng khăn bông vào dung dịch rồi vắt khô, rồi sử dụng chúng để lau đồ dùng bằng gỗ, lặp lại 2 lần cho đến khi đũa được sạch và trở nên bóng đẹp.
3.3. Sử dụng muối ăn
Muối ăn có khả năng loại bỏ vết ẩm mốc bám trên đũa gỗ rất tốt. Cách thực hiện đơn giản, bạn cho muối vào một nồi nước rồi mang lên bếp đun sôi, cho đũa gỗ bị mốc vào luộc và bật bếp đun sôi trong khoảng 5 phút. Sau đó hãy vớt đũa ra rồi lau thật khô bằng khăn sạch, trải đũa ra và phơi ở dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một ngày.
3.4. Dùng Baking Soda đánh bay ẩm mốc trên đũa gỗ
Baking Soda hay muối nở là chất có tính tẩy mạnh, thường được dùng để vệ sinh nhà cửa hay đồ dùng ở trong nhà. Để loại bỏ nấm mốc ở trên đũa bằng baking soda, bạn hãy hoà tan chất này cùng nước ấm, sau đó cho đũa vào ngâm trong khoảng 15 phút rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Đũa gỗ nhà bạn sẽ trở nên sạch bong, không còn mùi hôi hay ẩm mốc.
Ngoài ra, bạn có kể kết hợp Baking Soda với ít nước cốt chanh tạo thành hỗn hợp hơi sệt, sau đó bôi lên đũa bị mốc rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 30 phút thì đem vào nhà rửa lại bằng nước nóng là được.
3.5. Giấm và mật ong
Ở cách làm này, bạn hãy cho mật ong cùng giấm vào tô nước lớn, sau đó khuấy đều cho hỗn hợp tan ra. Tiếp theo là dùng một cái khăn sạch rồi nhúng vào hỗn hợp, vắt khăn ráo nước rồi lau đũa gỗ cho đến khi khô. Giấm sẽ giúp làm sạch ẩm mốc trên đũa gỗ hiệu quả, trong khi đó mật ong giúp cho đũa sạch bong và sáng bóng.
>>> Xem thêm: 6 mẹo làm sạch đồ thủy tinh nhanh và hiệu quả
4. Hướng dẫn cách bảo quản đũa gỗ không bị ẩm mốc
Để hạn chế tình trạng đũa gỗ bị mốc, bạn nên tham khảo những cách làm sau:
4.1. Xử lý đũa gỗ ngay từ lần đầu mua về
Đũa sau khi mới mua về bạn không nên dùng ngay lập tức, bởi chất gỗ này có thể gây hại cho sức khoẻ. Vậy nên, bạn hãy sử dụng nước nóng có pha loãng muối để làm sạch đũa mới mua, muối là loại gia vị có khả năng tẩy rửa hiệu quả và an toàn đấy.
4.2. Lau sạch đũa gỗ trước khi sử dụng
Đa số chúng ta khi dùng bữa tại nhà thường không lau đũa trước khi sử dụng, tuy nhiên điều này có thể khiến cho đũa rất dễ bị mốc và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Theo đó, khi sử dụng đũa vẫn còn ẩm ướt, kết hợp với việc tiếp xúc thức ăn nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hay nấm mốc phát triển. Do đó bạn cần lau đũa bằng khăn giấy, hoặc khăn vải sạch trước khi sử dụng.
4.3. Ưu tiên sử dụng nước rửa chén bằng thiên nhiên
Có nhiều chị em thường nghĩ rằng khi ngâm đũa ở trong nước rửa chén có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn. Dù vậy một số loại nước rửa chén chứa nhiều phốt phát sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Kể cả khi bạn đã phơi đũa thật khô thì đũa vẫn có khả năng bị mốc sau khoảng thời gian dài sử dụng.
Vì vậy, bạn nên ưu tiên dùng những loại nước rửa chén từ thiên nhiên, hạn chế nấm mốc và có khả năng diệt sạch đến 99.9% vi khuẩn, giúp tăng tuổi thọ cho đũa, đồng thời an toàn sức khoẻ gia đình.
4.4. Rửa đũa gỗ ngay sau khi dùng
Sau khi sử dụng đũa gỗ, bạn nên rửa đũa ngay lập tức, đừng ngâm đũa trong nước hay để bên ngoài quá lâu tiết trời nóng ẩm sẽ khiến đũa bị mốc nhanh chóng. Một lưu ý rằng không nên ngâm đũa cùng với các đồ dùng nhà bếp khác như nồi, chảo, chén và bát… bởi khi dầu mỡ cùng thức ăn thừa hoà lẫn vào nhau sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển trên thân đũa.
4.5. Không ngâm đũa ở trong nước quá lâu
Đũa gỗ khi tiếp xúc và ngâm ở trong nước quá lâu không những hình thành nên những vết nấm mốc mà còn khiến đũa dễ bị mọc, gãy, làm ảnh hưởng đến độ bền sản phẩm.
4.6. Không chà, cọ xát mạnh vào thân đũa gỗ
Nhiều chị em nội trợ khi rửa đũa gỗ thường có thói quen chà xát thật mạnh đũa vào với nhau để làm sạch hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến cho đũa bị nứt, tạo khẽ rãnh nhỏ, đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn cùng nấm mốc sinh sôi, trú ngụ.
Khi tích tụ lâu ngày sẽ gây bất bất lợi cho sức khoẻ cho người dùng. Vậy nên khi rửa đũa, bạn chỉ nên sử dụng lực vừa phải, không nền chà xát quá mạnh tay.
4.7. Phơi đũa ở ngoài nắng thường xuyên
Sau khi làm sạch đũa bằng nước rửa chén và nước, bạn nên phơi chúng ở ngoài ánh nắng mặt trời để hong khô đũa, đồng thời hạn chế tình trạng vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
4.8. Vệ sinh đồ đựng đũa
Ống đựng đũa không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho môi trường để nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi phát triển. Hãy lựa chọn ống đứng đũa thoáng khí, đồng thời vệ sinh định kỳ đồ dùng này 1 tuần/lần nhằm hạn chế nấm mốc và bảo vệ sức khoẻ tốt cho gia đình.
4.9. Thay đũa định kỳ
Có nhiều gia đình thường có thói quen sử dụng đũa qua nhiều năm mà không thay đũa mới, bởi chúng vẫn còn sử dụng tốt. Dù vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, những nhà sản xuất khuyên nên thay đũa từ 3 đến 6 tháng sử dụng, tránh tình trạng đũa bị ẩm mốc hay mục nhũn.
>>> Mời bạn đọc thêm:
Cách làm sạch bếp gas nhanh gọn từ nguyên liệu có sẵn trong gian bếp đơn giản, hiệu quả
Mẹo tẩy trắng và làm sạch thớt nhựa tại nhà nhanh chóng, đơn giản
Trên đây là mẹo vặt để loại bỏ ẩm mốc ở trên đũa gỗ mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân yêu. Đừng bỏ lỡ theo dõi thông tin hữu ích trên trang Vua Nệm, bạn nhé!