Gỗ lũa là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm của loại gỗ này

CẬP NHẬT 14/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Gỗ lũa – một nguồn tài nguyên độc đáo và kỳ diệu của thiên nhiên, từ lâu đã trở thành một nguồn tài quý giá trong ngành công nghiệp trang trí nội thất. Với vẻ đẹp tự nhiên, sự đa dạng về màu sắc và hoa văn, gỗ lũa đã làm nên những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Nếu bạn vẫn chưa biết gỗ lũa là gì, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu: Gỗ lũa là gì?

Gỗ lũa rất quý hiếm, nổi bật với những đặc tính khác biệt mà ít loại nào có thể sánh kịp. Thường được nhầm lẫn là một giống cây rừng, gỗ lũa thực chất là thuật ngữ chỉ phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khi chúng chết và khô đi. Đặc biệt, tài nguyên này chỉ xuất hiện ở các cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loại sống lâu năm, phải đối mặt với điều kiện đất nghèo dinh dưỡng.

gỗ lũa
Gỗ lũa rất quý hiếm, nổi bật với những đặc tính khác biệt mà ít loại nào có thể sánh kịp

2. Đặc điểm nhận biết của gỗ lũa

Để nhận biết gỗ lũa, bạn hãy quan sát các đặc điểm sau đây:

  • Về hình dáng: Mỗi cây gỗ lũa đều có hình dáng độc đáo, không tuân theo bất kỳ quy luật nào cụ thể. Sau này, chúng sẽ được nghệ nhân chế tác, tạc hoặc chạm trổ theo ý đồ của nghệ nhân.
  • Về độ cứng: Do chịu sự mài mòn của tự nhiên nên gỗ lũa thường rất cứng và chắc. Đồng thời, không bị mục rỗng hay ảnh hưởng bởi các yếu tố như mưa, nắng, nhiệt độ và độ ẩm.
  • Về màu sắc: Gỗ lũa có màu tự nhiên (màu nâu, màu xám hay màu vàng tùy thuộc từng loại). Trong đó, gỗ lũa ngâm dưới bùn có màu đậm hơn và kết hợp với màu xám đen của bùn. Gỗ lũa do tác động của mưa gió tự nhiên thường có màu sắc tươi sáng, vân đẹp và màu sắc đồng đều.

3. Quá trình hình thành nên gỗ lũa

Quá trình khai thác gỗ lũa là một công việc đầy thách thức, thường phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sau khi tìm ra mẫu gỗ lũa đẹp và phù hợp với mục đích sử dụng, nghệ nhân phải thực hiện bước loại bỏ vỏ ngoài và phơi khô gỗ trong khoảng 1 – 2 tháng để giảm nhựa.

Khi công đoạn phơi khô hoàn tất, nghệ nhân sẽ bắt đầu quá trình chế tác với hình dáng nguyên bản của gỗ lũa. Gỗ lũa có lõi rất cứng, do đó, mỗi sản phẩm được chế tác đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao để tạo ra những tác phẩm độc đáo. 

gỗ lũa hình thành như thế nào
Quá trình khai thác gỗ lũa là một công việc đầy thách thức, phải đối mặt với nhiều khó khăn

4. Ba loại gỗ lũa phổ biến hiện nay

Do bị tác động của tự nhiên trong quá trình mài mòn, gỗ lũa trở thành một loại vật liệu đa dạng và phong phú. Ngày nay, người ta phân gỗ lũa thành ba loại gồm:

4.1. Gỗ lũa trong lòng đất

Gỗ lũa là loại gỗ mà cây đã bị mục nát và nằm sâu trong lòng đất trong thời gian rất dài. Do nằm sâu, gỗ lũa không phải chịu tác động trực tiếp của thời tiết, không bị mài mòn quá mức. Điều này giúp chất gỗ giữ nguyên được màu sắc và vẻ đẹp tuyệt vời của vân.

4.2. Gỗ lũa ngâm dưới bùn hoặc lòng suối

Loại này thường bị ngâm dưới bùn, lòng suối, đặc biệt là sau những trận bão lũ hoặc sạt lở khiến cây gỗ bị bật gốc và cuốn trôi đến các sông, hồ,… Chúng thường xuất hiện trong các ao, hồ và sông suối. Bạn có thể tìm thấy những thân gỗ lũa lớn và nặng đến hàng tấn.

có các loại gỗ lũa nào
Gỗ lũa thường xuất hiện trong các ao, hồ và sông suối sau những trận bão lũ hoặc sạt lở

4.3 Gỗ lũa tạo thành dưới trời mưa, gió

Gỗ lũa có thể được hình thành dưới tác động của mưa, gió, thường được tìm thấy ở những vùng có lượng mưa thấp và điều kiện khắc nghiệt. Loại này chủ yếu xuất hiện do tác động mài mòn của thời tiết, khiến phần cây bị mục nát chỉ còn lại lõi cứng nhất. 

Quá trình hình thành loại gỗ này thường mất rất nhiều thời gian. Điều này làm cho nó được đánh giá cao về độ bền và vẻ đẹp, đặc biệt hơn so với hai loại gỗ lũa trên.

5. Ưu và nhược điểm của gỗ lũa 

5.1. Ưu điểm của gỗ lũa

  • Vì đã trải qua những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên độ chắc chắn, độ bền và chất lượng của nó được đánh giá cao, mang lại tuổi thọ sử dụng lên đến hàng chục năm.
  • Đặc trưng của gỗ lũa nằm ở những đường nét độc đáo và phong phú, tạo nên vẻ đẹp không giống bất kỳ loại nào khác.
  • Khả năng chống mối mọt tuyệt vời của gỗ lũa là kết quả của quá trình trải qua nhiều điều kiện khắc nghiệt về khí hậu môi trường.
  • Khi sử dụng gỗ lũa trong đồ nội thất và mỹ nghệ, bạn sẽ trải nghiệm vẻ đẹp độc lạ và ấn tượng, tạo nên không gian độc đáo và sang trọng.
ưu điểm của gỗ lũa
Đặc trưng của gỗ lũa nằm ở những đường nét độc đáo và phong phú

5.2. Nhược điểm của gỗ lũa

Nhược điểm duy nhất của gỗ lũa là quá trình hình thành diễn ra rất lâu và khó khăn. Điều này làm cho nó trở nên vô cùng khan hiếm và có giá khá thành cao.

6. Một số ứng dụng của gỗ lũa trong đời sống 

Ngày nay, gỗ lũa không chỉ là một nguyên liệu xây dựng mà còn trở thành một loại đồ trang trí xa xỉ với giá trị thẩm mỹ vô cùng cao. Một số ứng dụng trong đời sống của loại gỗ này gồm:

6.1. Đóng bàn ghế

Gỗ lũa khá khan hiếm nên không phổ biến trong chế tác nội thất như bàn ghế. Tuy nhiên, những bộ bàn ghế từ gỗ lũa thường có hình dạng độc đáo và được thiết kế để giữ lại vẻ tự nhiên. Nhờ đó, tạo nên sự độc đáo đặc biệt cho mỗi bộ sản phẩm.

ứng dụng của gỗ lũa
Gỗ lũa khá khan hiếm nên không phổ biến trong chế tác nội thất như bàn ghế

6.2. Chế tác đồ công mỹ nghệ

Với những đặc tính độc đáo của mình, không có gì ngạc nhiên khi những mẫu gỗ lũa với hình dạng đẹp và độc đáo thường được sử dụng để tạo nên những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật.

Đối với mảnh gỗ lũa nhỏ phổ biến hơn trên thị trường, nghệ nhân sẽ dùng để tạo đồ trang trí nhỏ. Những đồ vật này có thể mang lại lợi ích về mặt phong thủy khi đặt trong nhà, xe ô tô, hoặc bàn học.

6.3. Trang trí trong bể cá thủy sinh

Ngoài việc sử dụng gỗ lũa để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, gỗ lũa cũng được ứng dụng trong việc trang trí bể thủy sinh và bể cá cảnh. Loại gỗ lũa được sử dụng trong môi trường nước được gọi là “gỗ lũa thủy sinh.”

Để đảm bảo an toàn cho cá cảnh, trước khi sử dụng, gỗ lũa thường được lựa chọn và xử lý bằng cách ngâm trong nước giàu oxi. Sau đó, phơi nắng trong thời gian từ 1 tuần hoặc luộc với nước muối 2 – 3 lần. Quy trình này giúp loại bỏ độc tố và chất bẩn có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của cá cảnh.

gỗ lũa dùng để làm gì
Gỗ lũa được ứng dụng trong việc trang trí bể thủy sinh và bể cá cảnh

6.4. Điêu khắc các tượng phật

Trong lịch sử, các gốc gỗ lũa quý hiếm và lớn đã được sử dụng để điêu khắc và chế tác tượng phật trong chùa. Các tượng gỗ lũa phổ biến như Phật Di Lặc, Phật Bà Quan Âm, tượng thánh hoàng làng hay những bậc anh hùng có công với nước vẫn tồn tại đến ngày nay, mang giá trị tâm linh lớn.

Hiện nay, do tình trạng khan hiếm và giá trị cao của gỗ lũa, việc sử dụng nó để chế tác tượng phật giảm bớt. Thay vào đó, nghệ nhân thường chọn sử dụng gỗ giả lũa để tạo ra những tượng thờ hiện đại.

>>> Mời bạn đọc: 

Gỗ phay là gì? Đặc điểm và ứng dụng của gỗ phay trong đời sống

Gỗ xoan đào – Đặc điểm, cách nhận biết và ứng dụng trong đời sống

Gỗ gội là gì? Giường ngủ gỗ gội có tốt hay không?

Những đường vân tinh tế và sức sống mạnh mẽ của cây lũa đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sống động, làm phong phú hóa không gian sống của chúng ta. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Vua Nệm về gỗ lũa là gì!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM