Giải thích hiện tượng ngủ mê man, ngủ không dậy được là gì?

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Hiện tượng ngủ mê man, ngủ không dậy được là gì? Hẳn không ít độc giả đang có chung thắc mắc này khi tình trạng ngủ li bì ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày của họ. Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh hiện tượng kỳ lạ này nhé!

1. Hiện tượng ngủ mê man, ngủ không dậy được là gì?

Ngủ mê man là một trong những triệu chứng thường gặp của rối loạn giấc ngủ. Triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, trong học tập, làm việc hay những hành động đòi hỏi sự tập trung như lái xe, điều khiển máy móc,…

Có thể thấy, đặc điểm rõ rệt nhất của hiện tượng ngủ li bì, ngủ không dậy được đó chính là ngủ rất nhiều. Tuy đã ngủ nhiều nhưng khi tỉnh dậy, bạn vẫn không thể tỉnh táo hay nhận thức rõ ràng về môi trường xung quanh. Đầu óc bạn lúc này vẫn khá mơ hồ và khó kiểm soát được những hành vi của mình.

ngủ mê man mệt mỏi
Đây thực chất là hội chứng ngủ li bì thường gặp ở độ tuổi 17 – 24

Những dấu hiệu của chứng ngủ mê man, ngủ li bì thường bắt đầu vào giai đoạn từ 17 đến 24 tuổi. Theo nhận định của một bài báo ở tạp chí Tâm lý học (Psychosomatics), 21,8 là độ tuổi khởi phát trung bình của tình trạng này. 

2. Dấu hiệu của ngủ mê man, ngủ khó đánh thức

Vậy dấu hiệu của hiện tượng ngủ mê man, ngủ không dậy được là gì? Bạn có thể nhận biết mình có đang gặp phải tình trạng này hay không nếu bản thân thường xuyên buồn ngủ quá mức dù đêm nào cũng ngủ đủ 7 tiếng. Một khi đã chìm vào giấc ngủ, khó để có thể đánh thức bạn dậy được. Tất nhiên, cơn buồn ngủ tột độ này không xuất phát từ bất cứ bệnh lý hay đơn thuốc nào bạn đang sử dụng.

Bên cạnh đó, người mắc phải chứng ngủ mê man còn được nhận biết qua những dấu hiệu sau:

  • Khó khăn trong việc thức dậy.
  • Nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
  • Ngủ rất nhiều lần trong ngày.
  • Thường xuyên thấy uể oải.
  • Ngủ vào những mốc thời gian không cố định.
  • Dù có bị tác động bởi âm thanh, ánh sáng hay môi trường thì người bệnh cũng rất khó để đánh thức.
  • Khi thức giấc cảm thấy bực bội hoặc không tỉnh táo.
  • Khả năng tập trung không còn được như trưởng.
  • Thi thoảng bị ảo giác.
  • Thay đổi về nhận thức hoặc nhân cách, dễ mắc phải chứng trầm cảm.
ngủ mê man không dậy được
Người ngủ li bì thường thấy mệt mỏi mỗi khi thức dậy

Những dấu hiệu của hiện tượng ngủ mê man, ngủ không dậy được thông thường chỉ kéo dài trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những triệu chứng trên có thể diễn ra liên tục từ 1 – 3 tháng, thậm chí hơn 3 tháng.

3. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng ngủ mê man

Sau khi xác định được những dấu hiệu ngủ mê man, ngủ không dậy được là gì, hẳn bạn đọc sẽ thắc mắc tại sao mình lại mắc phải hội chứng này. Thực chất, ngủ li bì có thể xuất phát từ việc những hóa chất gây buồn ngủ hay chất dẫn truyền liên quan đến giấc ngủ ở trong não đang gia tăng. Cũng có thể do những chất dẫn truyền trong não đã tương tác với axit y-aminobutyric (GABA) – chất có vai trò thúc đẩy giấc ngủ.

Mặt khác, hội chứng ngủ li bì cũng xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Bản thân từng bị nhiễm virus.
  • Căng thẳng quá mức.
  • Sử dụng quá nhiều rượu.
  • Vùng đầu từng chấn thương.
  • Trong gia đình có thành viên cũng mắc hội chứng ngủ mê man.
  • Trong quá khứ từng bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, lạm dụng chất gây nghiện, Alzheimer hoặc Parkinson. Đối với những bệnh nhân gặp rối loạn lưỡng cực hay rối loạn trầm cảm, bên cạnh tình trạng mất ngủ thì ngủ nhiều cũng là hội chứng thường gặp.
ngủ mê man là gì
Bản thân người ngủ li bì có thể do dùng nhiều rượu hoặc căng thẳng quá mức

Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn mắc phải hội chứng này nhưng không rõ lý do. Người ta gọi trường hợp này là hội chứng ngủ li bì nguyên phát, bạn có thể bắt gặp tình trạng này trong khoảng 0,01 – 0,02% dân số.

4. Làm thế nào để chẩn đoán hội chứng ngủ li bì

Khi bạn thắc mắc mình có đang gặp phải hội chứng ngủ li bì hay không thì có thể tìm đến những bác sĩ có chuyên môn để chẩn đoán. Đầu tiên, bác sĩ sẽ loại trừ những bệnh lý hay thuốc có khả năng gây buồn ngủ quá mức. Mặt khác, bác sĩ cũng sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi phục vụ cho việc chẩn đoán như:

  • Môi trường ngủ nghỉ thường ngày của bạn có đảm bảo không?
  • Giờ giấc ngủ nghỉ mỗi ngày ra sao? Có hợp lý không?
  • Hiện tại bạn có đang trong giai đoạn điều trị bệnh lý nào không?
  • Khi nào thì bạn bắt đầu chú ý đến những dấu hiệu ngủ mê man, buồn ngủ quá mức của mình?
  • Bạn có cách nào để hạn chế việc ngủ li bì hay khiến tình trạng này được cải thiện hơn hay không?

5. Cách điều trị chứng ngủ mê man, ngủ không dậy được

Những căn bệnh gây rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Lúc này, việc bạn cần làm là sớm xác định nguyên nhân và điều trị tận gốc, dứt điểm căn bệnh. Vậy cách điều trị hội chứng ngủ mê man, ngủ không dậy được là gì?

Khi bác sĩ đã chẩn đoán rõ ràng về hội chứng mà bạn đang mắc phải, bác sĩ sẽ kê một số toa thuốc để cải thiện cơn buồn ngủ của bạn. Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến hội chứng mà bác sĩ có thể kê methylphenidate, amphetamin hay modafinil. Tuy nhiên, bạn chỉ được phép sử dụng những toa thuốc này khi được bác sĩ cho phép. Một số loại thuốc cũng hỗ trợ cải thiện hội chứng này bao gồm:

  • Levodopa.
  • Clonidine.
  • Bromocriptine.
  • Chất ức chế MAOI (Monoamin Oxydase).
  • Thuốc chống trầm cảm.
ngủ hay mê man
Không tự ý dùng thuốc khi hỏi ý kiến bác sĩ

Việc tự ý mua thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ có thể khiến tình trạng bệnh của bạn càng trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, bạn có thể khắc phục chứng ngủ li bì, nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách thực hiện những biện pháp an toàn dưới đây:

  • Thiết lập lại đồng hồ sinh học của cơ thể bằng cách ngủ và thức trong một thời điểm cố định. Cụ thể, bạn chỉ nên ngủ trưa khoảng 20 phút đến 1 tiếng vào ban ngày và ngủ đủ 8 tiếng vào buổi đêm. Bạn cũng có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình bằng cách đầu tư một chiếc nệm êm ái.
  • Tuyệt đối không sử dụng những chất kích thích hay những đồ ăn, thức uống có chứa nhiều hàm lượng caffeine như cà phê, bia, rượu,… Bởi lẽ, những chất này có thể khiến triệu chứng ngủ mê man, ngủ không dậy được của bạn ngày một trầm trọng hơn.
  • Không dung nạp những thực phẩm khó tiêu hóa hay thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Khi ăn những thức ăn này quá nhiều, đặc biệt là những thực phẩm khó tiêu hóa, thì bao tử sẽ phải làm việc cật lực hơn. Lúc này, máu sẽ không thể cung cấp đủ lên não để bạn duy trì được sự tỉnh táo, từ đó dễ buồn ngủ và ngủ li bì.
  • Duy trì thói quen tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày để có sức khỏe và hạn chế được một số bệnh lý phát sinh. Tuy nhiên, không được vận động quá mạnh hay tập luyện sát giờ ngủ. Thay vào đó, hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, hít thở để tâm trí được thư giãn hơn.
  • Nếu tình trạng đã trở nên trầm trọng và khó để cải thiện, hãy nhờ đến sự trợ giúp của những vị bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị an toàn, phù hợp.

Ngoài ra, để giấc ngủ được khoa học và chất lượng hơn, bạn cũng cần phải thiết lập lại môi trường ngủ nghỉ hợp lý. Lúc này, nhiệt độ, ánh sáng, rèm cửa,… đặc biệt là nệm là những yếu tố cần được chú ý. Bởi lẽ một chiếc nệm phù hợp sẽ giúp cơ thể bạn được nâng đỡ êm ái, không bị bí bách hay khiến cơ thể đau nhức mỗi khi thức dậy.

Gợi ý một số mẫu nệm cao cấp giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn:

>> Xem thêm:

Trên đây là giải thích hiện tượng ngủ mê man, ngủ không dậy được là gì cũng như nguyên nhân và cách khắc phục. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn sẽ sớm nhận biết được tình trạng giấc ngủ của mình để cải thiện chất lượng cuộc sống nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM