Vì sao trẻ hay lật khi ngủ? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả?

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Lật người trong khi ngủ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xảy ra trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không biết nguyên nhân bắt nguồn từ đâu và cách khắc phục như thế nào hiệu quả để giúp con ngủ ngon và an toàn hơn. Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn hiểu rõ lý do vì sao trẻ hay lật khi ngủ và có được giải pháp hữu ích.

trẻ lật người trong khi ngủ
Lật người trong khi ngủ là tình trạng tương đối dễ gặp ở trẻ sơ sinh

1. Vì sao trẻ hay lật khi ngủ?

Rất nhiều phụ huynh cảm thấy e ngại khi bé nhà mình hay lật khi ngủ. Tuy nhiên tình trạng này không quá nghiêm trọng như bạn vẫn nghĩ. Thực chất, trẻ hay lật khi ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Bé bị còi xương nên thường ngủ không ngon giấc, do đó trẻ hay lăn lộn khi ngủ.
  • Nếu ban ngày trẻ ngủ nhiều thì ban đêm sẽ không muốn ngủ, vì thế con hay lăn mình vui chơi. 
  • Trẻ hay lật khi ngủ cũng có thể là do đói hoặc do ăn quá no bị đầy bụng, đau do mọc răng hoặc cũng có thể là do tã ướt nên bé khó chịu,…
  • Tư thế nằm sấp khiến bé cảm thấy thoải mái khi ngủ.

2. Nguy hại của việc trẻ hay lật khi ngủ

Tư thế nằm sấp thường không được khuyến khích đối với trẻ bởi nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ đột tử khi ngủ ở trẻ em rất cao. Cụ thể tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi từ 1 tháng tới 1 tuổi, đặc biệt là vào giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi. Trong đó, các bé trai thường bị đột tử nhiều hơn bé gái.

trẻ nằm sấp
Tư thế nằm sấp thường không được khuyến khích đối với trẻ

Do đó, quý phụ huynh cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Theo các chuyên gia, thói quen lật người khi ngủ có thể khiến trẻ đối diện với những nguy cơ như:

  • Dễ bị rơi khỏi giường hay nôi: Trẻ lật quá nhiều và quá mạnh có thể khiến nôi hoặc cũi di chuyển, bị lật gây nguy hiểm cho trẻ. Thậm chí nhiều trường hợp bé còn rơi khỏi giường khi ngủ một mình, vô cùng đáng ngại.
  • Nguy cơ ngạt thở: Nếu trẻ úp mặt xuống gối có thể gây nghẽn đường hô hấp và làm trẻ khó thở. Điều này sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.
  • Nguy cơ tai biến và đột tử: Có thể bạn không ngờ đến những trẻ lật quá nhiều khi ngủ có thể tạo ra áp lực lên cổ và đầu, từ đó gây đau đầu, chóng mặt, hoặc thậm chí là tai biến, đột tử.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Thói quen ngủ sấp khiến trẻ dễ hít phải các vi sinh vật có trên đệm và gối, từ đó ảnh hưởng đến đường hô hấp và sức khỏe tổng quát.
  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ gương mặt: Việc để trẻ nằm sấp trong thời gian dài sẽ khiến quá trình định hình xương mặt bị ảnh hưởng, làm cho gương mặt của bé mất thẩm mỹ .
tác hại của trạng thái lật khi ngủ
Trẻ hay lật khi ngủ sẽ đối diện với rất nhiều nguy cơ xấu

3. Mẹo giữ an toàn cho trẻ khi ngủ

Bạn thấy đấy trẻ hay lật khi ngủ sẽ đối diện với rất nhiều nguy cơ xấu. Đó chính là lý do vì sao các phụ huynh nên lên phương án thay đổi thói quen này của con. Và bên dưới đây là một số mẹo giữ an toàn cho trẻ khi ngủ mà bạn nên biết.

3.1. Không cho trẻ nằm giường lún

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn đệm cứng cho trẻ, tránh sử dụng những loại đệm mềm lún hoặc đệm nước. Bên cạnh đó, trong khu vực ngủ của trẻ không nên đặt các loại gối mềm, gấu bông để tránh trùm hoặc che phủ đầu con nhỏ trong lúc ngủ. 

Phụ huynh nên cân nhắc chọn những chiếc gối nhỏ và dài, có độ cứng vừa phải, đặt chúng sâu về phía gáy, sát với cổ vai của bé. Chú ý đến việc tạo cho con một tư thế ngủ thoải mái nhất, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng lật người.

3.2. Phòng tránh tối đa việc che, trùm phủ đầu của trẻ

Đây là vấn đề quan trọng mà các phụ huynh cho con ngủ riêng cần phải đặc biệt chú ý. Để tránh phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn, tốt hơn hết bạn chỉ nên đắp chăn và chèn gối ngang ngực của trẻ. Đồng thời, hãy để hai tay của trẻ ra ngoài chăn để tạo tư thế thoải mái, góp phần tránh chăn dịch chuyển trùm lên đầu cả trẻ. 

đắp chăn và chèn gối ngang ngực của trẻ
Chỉ nên đắp chăn và chèn gối ngang ngực cho trẻ

Mẹ nên dùng chăn gối có chất liệu cotton nhẹ hoặc vải màn để tránh khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu. Các chất liệu này tạo cảm giác mềm mịn, ôm ấp làn da của con rất tốt. Từ đó hạn chế được tình trạng trẻ giãy dụa khi ngủ.

3.3. Không để trẻ bị nóng khi ngủ

Con trẻ sẽ không thể nào ngủ yên giấc nếu cảm thấy nóng bức, hầm bí. Vì thế trước khi đặt bé lên giường nên mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát cho con. Điều này hoàn toàn cần thiết vì nhiệt độ của các bé thường cao hơn người lớn. 

Tuyệt đối không nên mặc quần bó, áo quá chặt khiến con cảm thấy bí bách. Bố mẹ còn nên thường xuyên chạm vào da trẻ xem có nóng hay không. Cần phải đảm bảo giữ nhiệt độ cơ thể của con ở mức ổn định.

mẹo giữ an toàn cho trẻ khi ngủ
Tạo môi trường thoáng mát để con có thể ngủ ngon giấc

3.4. Tạo không gian thoải mái cho trẻ khi ngủ

Không gian căn phòng sẽ có ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của trẻ, chính vì vậy bố mẹ cần có sự chuẩn bị thật chu đáo. Gợi ý lý tưởng chính là bạn nên tạo môi trường đủ mát, thoải mái với nhiệt độ khoảng 21 độ để bé cưng có thể ngủ ngon nhất.

Ngoài nhiệt độ, ánh sáng cũng là một trong những yếu tố bạn cần để tâm đến. Tránh việc để đèn quá sáng gây chói mắt con. Tuyệt nhiên cũng không thể để căn phòng chìm trong bóng tối vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy lo lắng.

2.5. Cho trẻ ngủ chung phòng

Khi con còn quá nhỏ, việc cho bé ngủ chung phòng là phương án hoàn hảo. Điều này giúp bạn thuận tiện cho trẻ bú vào ban đêm và theo dõi tình trạng của con dễ dàng hơn. Tuy nhiên bố mẹ nên cho trẻ nằm riêng trong nôi hoặc cũi thay vì ngủ chung giường với mình.

 trẻ nằm riêng trong nôi
Bố mẹ nên cho trẻ nằm riêng trong nôi hoặc cũi thay vì ngủ chung giường

3. Cách luyện cho con nằm ngửa khi ngủ

Hướng đây là một vài gợi ý để bạn có thể hình thành thói quen nằm ngửa khi ngủ cho bé nhà mình:

  • Tốt hơn hết nên đặt bé nằm ngửa ngay từ đầu giấc ngủ. 
  • Khi con được 1 năm tuổi, bạn có thể an tâm đắp chăn cho con, đặt bé nằm ở tư thế ngửa rồi dùng cúc cố định các mép chăn vào dưới đệm.
  • Khi cố định chăn cần phải đảm bảo sự thoải mái, không quá chặt để tránh bé bị nghẹt thở, tuy nhiên cũng không được quá lỏng lẻo vì có thể tạo điều kiện thuận lợi để con dễ dàng lật sấp. 
  • Khi cố định tư thế nên để chân bé càng gần với đuôi chăn càng tốt.
  • Các phụ huynh cũng có thể cân nhắc dùng cách cuốn chăn tương tự như khi con còn là trẻ sơ sinh. Mẹo này sẽ giúp bạn hạn chế được những cử động chân tay của bé khi ngủ, ngăn chặn tình trạng lật sấp người xảy ra.
tạo thói quen nằm ngửa cho trẻ
Nên hình thành thói quen nằm ngủ ngửa cho con từ lúc 1 năm tuổi

Tóm lại, việc trẻ hay lật khi ngủ là điều bình thường và dường như không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về sự an toàn của con, hãy thực hiện các biện pháp như trên để đảm bảo sự thoải mái cho trẻ khi ngủ nhé. Nếu vẫn cảm thấy bất an, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay từ bây giờ.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM