Vải Texture là gì mà được nhiều nhà thiết kế săn lùng và sử dụng nhiều trong các thiết kế của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chất liệu vải này và những ứng dụng trong đời sống hằng ngày ngay dưới đây nhé!.
Nội Dung Chính
1. Vải Texture là chất liệu gì?
Texture thực chất không phải là một loại vải mà là một danh từ để chỉ sự mềm mại, êm ái của vải. Nói một cách dễ hiểu, vải Texture thuộc nhóm vải chất lượng và tính thẩm mỹ cao với độ mịn đặc trưng. Chính vì vậy, vải Texture được đánh giá khá cao so với những loại vải khác.
Trên thị trường đang phổ biến những loại vải Texture như Texture vải lụa, Texture hoa văn, Texture vải nhung hay Texture vải bố… Với từng ưu điểm riêng biệt mỗi loại vải sẽ được áp dụng vào từng lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ vải lụa, vải nhung sẽ được sử dụng cho những ngành thời trang cao cấp và quý phái. Vải bố sẽ thích hợp cho việc bọc ghế sofa, ghế đệm hay những món đồ nội thất.
2. Nguồn gốc của vải Texture
Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng, khả năng sáng tạo ngày càng được nâng cấp. Vải Texture bắt đầu xuất hiện từ những họa tiết có kết cấu 2D và 3D như sự gấp khúc, gồ ghề tại những chi tiết để thu hút, tạo sự hấp dẫn trên những sản phẩm. Hiện nay vải Texture có rất nhiều mẫu đa dạng từ chất liệu đến họa tiết để người dùng dễ dàng lựa chọn.
3. Đặc điểm của vải Texture
Vải Texture được nhiều nhà thiết kế đánh giá cao bởi những tính chất ưu việt như:
- Vì được làm bằng công nghệ 2D, 3D nên họa tiết trên vải dễ dàng chuyển động và làm tăng hiệu ứng màu sắc, chính vì thế loại vải này có độ nét và thẩm mỹ hơn.
- Độ phân giải cao chính là đặc điểm nổi bật của vải Texture
- Vì có đặc tính chống bụi bặm tốt nên loại vải này được sử dụng trong việc bọc nệm hay vỏ sofa
- Không những chống bụi bẩn tốt, vải Texture còn rất dễ dàng vệ sinh nên rất được rất nhiều người yêu thích.
4. Ưu điểm, nhược điểm của vải Texture
Hãy theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về những ưu, nhược điểm của vải Texture.
4.1. Ưu điểm
Khi nhắc đến vải Texture không thể không kể đến những ưu điểm nổi bật dưới đây:
- Với những hiệu ứng đẹp mắt trên bề mặt vải, vải Texture thu hút người dùng bởi tính thẩm mỹ cao.
- Vải có sự đa dạng về màu sắc, chất liệu, họa tiết đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.
- Với kỹ thuật sản xuất vải tỉ mỉ với sự kết tinh của nhiều chất liệu tạo nên sự bền bỉ cho vải.
- Tính thoáng khí và thông thoáng tốt nhờ vào kỹ thuật đan dệt tạo ra những sản phẩm đem đến sự thoải mái và dễ chịu cho người dùng.
- Một ưu điểm nổi trội của vải Texture chính là khả năng chống bụi bẩn và chống khuẩn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, còn rất dễ dàng vệ sinh và bảo quản.
- Từ sự đa dạng trong chủng loại, vải Texture được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề như thời trang, nội thất tạo ra những sản phẩm mang đậm phong cách riêng.
4.2. Nhược điểm
Tuy có những ưu điểm vượt trội nhưng vải Texture vẫn có những nhược điểm sau đây:
- Vải Texture có trọng lượng khả nặng, những bộ trang phục được làm bằng vải Texture có thể gây bất tiện cho người mặc.
- Loại vải này có độ dày hơn những loại vải khác nên khá lâu khô khi dính phải nước.
5. Phân loại vải Texture
Vải Texture được phân loại theo nhiều cách dựa trên tính chất bề mặt vải hay chất liệu vải. Dựa vào đó, vải Texture được phân thành 2 loại chính:
5.1. Visual Texture
Visual Texture là loại vải được đan dệt từ họa tiết có kết cấu 2D. Độ bóng hay mật độ màu sắc của Visual Texture đem lại cảm giác sắc nét và chân thực nhất.
5.2. Tactile Texture
Tactile Texture là loại vải được đan dệt từ họa tiết có kết cấu 3D. Khác với độ trơn bóng của vải Visual Texture, vải Tactile Texture có họa tiết sống động và cảm giác gồ ghề hơn.
6. Vải Texture được ứng dụng trong những ngành nào?
6.1. Ngành nội thất
Nhờ vào đặc điểm vải dày và chất liệu vải sang trọng, khả năng chống bụi bẩn và chống thấm tốt, vải Texture được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất. Những sản phẩm nội thất nổi bật được tạo ra từ vải Texture như: vỏ bọc sofa, vỏ gói hay vỏ bọc đệm, rèm cửa hay khăn trải bàn…
6.2. Ngành thời trang
Là chất liệu cao cấp, vải Texture thể hiện rõ sự đẳng cấp với những bộ trang phục sang trọng. Những bộ quần áo công sở, áo khoác, đầm, váy cao cấp được tạo ra từ vải Texture đều được sử dụng cho cả nam và nữ. Texture vải lụa và Texture vải nhung là hai loại vải được nhiều nhà thiết kế thời trang lựa chọn cho những trang phục của mình.
7. Hướng dẫn vệ sinh – bảo quản vải Texture
Để vải Texture được sử dụng lâu bền, bạn cần vệ sinh và bảo quản vải Texture với những điểm lưu ý dưới đây:
- Nên giặt riêng vải Texture với những loại vải khác để tránh tình trạng lem màu hay bay màu.
- Không được sử dụng nước quá lạnh hay quá nóng để giặt tránh vải bị co rút và bay màu
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh để giặt làm vải Texture bị đứt, bay màu và giảm tuổi thọ
- Nếu sử dụng máy giặt để giặt thì hãy lựa chọn chế độ nhẹ để đảm bảo vải Texture được bảo vệ bởi tác động mạnh.
- Phơi vải ở những nơi thoáng mát và có đủ ánh nắng mặt trời để vải được nhanh khô hơn. Hạn chế phơi ở những nơi có nhiệt độ nắng gắt gây hư hỏng vải.
8. Những câu hỏi bạn chưa biết về vải Texture
Nếu bạn đã biết về vải Texture là vải gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những câu hỏi về loại vải này mà bạn có thể chưa biết.
8.1. Vải Texture có đắt không?
Vải Texture thuộc top loại vải được nhiều nhà thiết kế thời trang hay nội thất lựa chọn cho những sản phẩm của mình. Với từng loại vải sẽ có từng mức giá khác nhau. Trung bình vải Texture sẽ có giá từ 40.000 đồng/m vải, phụ thuộc vào chất liệu vải loại 1, loại 2 hay loại 3. Bên cạnh đó, còn tùy vào mua sỉ hay mua lẻ thì giá có thể chênh nhau theo số lượng.
8.2. Mua vải Texture ở đâu?
Với sự cao cấp và sang trọng của vải Texture, nhiều nhà phân phối vải Texture đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Nếu bạn là người mua sỉ, cần số lượng lớn thì hãy tìm đến những khu vực chợ, nhà xưởng để có mức chiết khấu tốt nhất cũng như có nhiều sự lựa chọn hơn về mẫu mã cũng như màu sắc.
8.3. Vải Texture có là (ủi) được không?
Không giống như những loại vải khác, khi ủi vải Texture bạn cần phải chú ý những điểm dưới đây:
- Chuẩn bị bàn là và bật sẵn chế độ nóng trong vòng 5 phút, điều này giúp cho nhiệt độ của bàn là ở mức thích hợp nhất.
- Trải vải Texture trên bề mặt phẳng, có tấm lót phía dưới. Thực hiện ủi vải trong trạng thái nhẹ nhàng và đều tay. Không nên ủi quá lâu và mạnh gây cháy vải.
- Sau khi đã ủi xong, nên treo vải lên để giữ cho vải được thẳng nếp hoặc xếp ngay ngắn vào một cái bao lớn để bảo quản.
Những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về vải Texture và những ứng dụng trong đời sống. Hy vọng qua bài viết bạn có thể am hiểu hơn về loại vải cao cấp này và có thể có thêm cho mình những sự lựa chọn với những sản phẩm từ vải Texture.
>>>Đọc chi tiết:
- Vải lưới là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của vải lưới
- Vải Cotton Spandex là loại vải gì? Đâu là đặc điểm nổi bật của loại vải này?
- Vải mango là gì? Phân loại và ưu nhược điểm của loại vải này
- Vải Hemp là gì? Nguồn gốc, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải Hemp
- Vải microfiber là gì? Ứng dụng của microfiber trong sản xuất chăn ga gối?