Chuyên gia nệm

Lụa và các loại vải lụa phổ biến hiện nay

CẬP NHẬT 22/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Nhắc đến vải lụa chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến sự sang trọng, cao quý. Bởi, trước đây lụa chỉ được dùng trong cung vua chúa, trong giới thượng lưu giàu có và quyền thế. Còn ngày nay, mặc dù chất liệu này đã trở nên phổ biến hơn, được sử dụng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày, nhưng nó vẫn giữ được nguyên giá trị của mình. 

Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua giá thành sản phẩm – các sản phẩm được làm từ lụa luôn có giá thành cao hơn nhiều so với các loại vải còn lại trên thị trường.

Vải lụa là loại vải cao cấp nhất hiện nay

Vải lụa là loại vải cao cấp nhất hiện nay

Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt cho lụa? Tại sao vải lụa lại đắt hơn các dòng vải khác? Vải lụa có bao nhiêu loại?… Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Vải lụa là gì?

Đây là loại vải được dệt nên từ các sợi tơ tự nhiên của các loài côn trùng như: nhện, bướm, tằm,… Tuy nhiên, lụa được làm từ tơ tằm là loại vải có chất lượng tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Lụa là dòng vải cao cấp bậc nhất hiện nay, với đặc tính nổi bật là mềm, mỏng, mịn và nhẹ mang đến cho người dùng cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát và thoải mái nhất. 

Lụa được ứng dụng để may áo dài truyền thống

Lụa được ứng dụng để may áo dài truyền thống

Mặc dù lụa có giá thành rất cao, nhưng chúng luôn được ưu tiên lựa chọn sử dụng. Hiện nay, lụa được ứng dụng nhiều trong đời sống như: sử dụng để may quần áo, khăn quàng cổ, vỏ chăn, ga, gối, rèm cửa,… vô cùng đẹp và sang trọng.

Lụa được làm từ sợi tơ tằm chuẩn sẽ có độ bóng, sáng cao và độ đàn hồi vô cùng tốt, vải sẽ không bị nhăn nheo, biến dạng khi bạn vò nhẹ nó. Tơ tằm thường có màu trắng hoặc kem, một số loại tơ dại sẽ có màu nâu hoặc vàng cam.

2. Nguồn gốc lịch sử

Nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa đã có từ rất lâu đời. Nhìn lại lịch sử phát triển nó, vải lụa đã có từ 6000 năm trước công nguyên, được phát hiện và phát triển đầu tiên tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ban đầu số lượng tơ không nhiều và không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng, nên chúng có giá thành rất đắt và chỉ được sử dụng trong các vương triều vua chúa, trong giới thượng lưu của xã hội thời bấy giờ. 

Sau đó, nghề nuôi tằm dệt vải bắt đầu xuất hiện, từ đây con đường tơ lụa nối dài từ Trung Quốc đến các nước Tây Âu được mở ra và các hoạt động thương mại diễn ra rất sôi nổi. Không lâu sau, bí mật của nghề nuôi tằm này trở nên phổ biến ở Châu Á và được du nhập vào Việt Nam.

Lụa Việt Nam

Lụa Việt Nam

Tại Việt Nam, lụa bắt đầu có từ đời Vua Hùng thứ 6. Và càng về sau này thì quá trình dệt lụa càng được nâng cấp để đạt đến độ tinh xảo cao nhất, mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn cho Việt Nam thông qua xuất khẩu vải lụa. Ngày nay, một số làng nghề nổi tiếng về làm lụa thủ công tại Việt Nam là: Vạn Phúc – Hà Đông, Mỹ Á – An Giang,…

3. Quy trình sản xuất

Để tạo ra những tấm vải cao cấp, người dân cần thực hiện rất nhiều công đoạn thủ công lâu và phức tạp. Đây cũng chính là lý do khiến vải lụa có giá thành đắt hơn nhiều lần so với các loại vải thông thường.

Quy trình sản xuất vải bao gồm 5 bước chính:

3.1. Bước 1: nuôi tằm

Nuôi tằm tại các làng nghề truyền thống

Nuôi tằm tại các làng nghề truyền thống

Thời tiết mát mẻ là điều kiện thích hợp nhất để tằm phát triển, do vậy tằm thường được nuôi vào mùa thu và mùa xuân. Thức ăn chính của tằm là lá dâu sạch, tằm nhỏ sẽ ăn lá non, tằm lớn sẽ ăn lá già. Và chúng sẽ ăn liên tục suốt ngày đêm, khi đạt tới kích thước tối đa, nó tự bò đến nơi thích hợp để nhả tơ. Vòng đời trung bình của 1 con tằm là từ 23-25 ngày.

3.2. Bước 2: nhả tơ kén

Tằm nhả tơ

Tằm nhả tơ

Ở giai đoạn này, người dân sẽ để những chiếc né có kích thước vừa phải vào khu vực của tằm để chúng nằm vào đó, bắt đầu nhả tơ bọc quanh bên ngoài. Sau khi nhả hết tơ, tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng.

3.3. Bước 3: ươm tơ

Quá trình ươm tơ diễn ra trong 5 ngày

Quá trình ươm tơ diễn ra trong 5 ngày

Sau khi tằm nhả tơ, thời gian để ươm tơ diễn ra trong vòng 5 ngày. Tiếp đó, các ổ kén sẽ được đưa vào nồi nước sôi, đảo đều để kén mềm và tự bong ra khỏi nhộng.

Tiếp tục tìm mối gối của tơ để rút ra và chập 10 sợi làm 1 để cuốn vào con tơ chuyên dụng.

3.4. Bước 4: dệt vải

Dệt các sợi tơ thành vải

Dệt các sợi tơ thành vải

Đây là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của lụa dày mỏng, bóng mượt hay không. Tùy vào chất lượng của sợi tơ mà người dệt có cách dệt phù hợp để đảm bảo chất lượng vải được tốt nhất.

3.5. Bước 5: nhuộm màu

Màu nguyên bản của lụa là trắng hoặc sữa nên phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng để nhuộm màu cho phù hợp. Đây là bước cuối cùng để tạo nên những mảnh vải cao cấp, chất lượng.

Trước khi cho ngâm màu nhuộm, vải được cho vào nước nóng để bỏ hoàn toàn lớp keo bám trên bề mặt vải. Thông thường, ở các làng nghề truyền thống, màu nhuộm sẽ được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên như lá cây, ra củ quả phù hợp.

Nhuộm màu cho vải lụa

Nhuộm màu cho vải lụa

4. Ưu – nhược điểm của vải lụa

4.1. Ưu điểm

  • Vải lụa rất nhẹ, bền, mềm mịn, mang lại cảm giác sang trọng cho người dùng.
  • Khả năng thấm hút tốt, có độ thoáng mát cao.
  • An toàn với da vì được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên.
  • Không bị co giãn, nhăn khi sử dụng.

4.2. Nhược điểm

  • Giá thành cao: do quy trình sản xuất quá phức tạp, số lượng có hạn thậm chí là khá hiếm, và chất lượng vải tốt nên giá thành của vải lụa luôn cao nhất thị trường.
  • Khó nhuộm màu.
  • Việc bảo quản lụa khá phức tạp và tỉ mỉ.

5. Các loại vải lụa phổ biến nhất hiện nay

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một nhiều, vải lụa cũng được sản xuất thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:

5.1. Vải lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm là loại lụa cao cấp nhất hiện nay, được làm hoàn toàn bằng thủ công truyền thống, thường có màu sắc, hoa văn và họa tiết khá đơn giản như: tùng – cúc – trúc – mai – công phượng.

5.2. Vải lụa satin

Lụa Satin

Lụa Satin

Đây là loại vải được làm từ sợi tơ tằm cao cấp và được dệt bằng kỹ thuật vân đoạn tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các sợi ngang – dọc. Vải có độ bóng, mịn và tính thẩm mỹ cao và độ bền cao hơn hẳn các loại vải lụa khác.

5.3. Vải lụa cotton

Vải lụa cotton là vải được làm từ 90% vải cotton và 10% vải lụa, do đó dòng vải này sẽ thừa hưởng những ưu điểm của cả 2 dòng vải này.

5.4. Vải lụa Twist Silk

Lụa Twist Silk là dòng vải được làm từ 50% sợi tơ tằm và 50% sợi visco, khi ánh sáng chiếu vào sẽ ánh lên màu sắc vô cùng đẹp và rực rỡ.

Loại vải này được ứng dụng công nghệ dệt hiện đại, nên có độ bóng mịn, bền chắc cao. Bên cạnh đó, khả năng nhuộm màu của dòng vải này rất tốt nên có nhiều màu sắc rực rỡ, hoa văn bắt mắt, ấn tượng.

5.5. Vải lụa Twill

Lụa Twill cũng được làm từ nguyên liệu chính là sợi tơ tằm, nhưng có độ dày dày hơn loại vải tơ tằm thông thường. Ngoài ra, vải Twill có độ bóng vừa phải nên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

5.6. Vải gấm Jacquard

Lụa Jacquard

Lụa Jacquard

Jacquard là công nghệ dệt vải hiện đại, giúp tạo nên những hoa văn chìm trên bề mặt vải trong quá trình dệt. Do đó, vải gấm Jacquard có bề mặt sáng bóng, hoa văn đa dạng giúp người dùng dễ lựa chọn hơn.

5.7. Vải lụa Damask Silk

Lụa Damask được dệt từ công nghệ hiện đại của Đức, nên hoa văn dệt trên mặt vải này thường lấy từ văn hóa của Đức, Pháp, Italia.

5.8. Các loại vải lụa khác

Ngoài những loại vải phổ biến trên thì vải lụa còn có các dòng khác như: vải lụa đũi, lụa chiffon, lụa cát, lụa tuyết, lụa giấy, lụa xốp,…

6. Ứng dụng của vải lụa trong đời sống hàng ngày

Với những đặc tính nổi trội của mình thì vải lụa được ứng dụng vô cùng lớn vào đời sống hàng ngày như:

6.1. Ứng dụng trong may mặc

Vải lụa được sử dụng nhiều trong may mặc

Vải lụa được sử dụng nhiều trong may mặc

Với độ sang trọng và khả năng thấm hút tốt, vải lụa được sử dụng rất nhiều trong may mặc, với những thiết kế vô cùng đa dạng: quần áo thời trang, đồ ngủ, váy, khăn, đặc biệt là những tà áo dài truyền thống… đều vô cùng sang trọng và cuốn hút.

6.2. Ứng dụng trong trang trí nội thất

Vải lụa được sử dụng để trang trí nội thất

Vải lụa được sử dụng để trang trí nội thất

Nhờ có tính thẩm mỹ cao, sang trọng hiện đại mà vải lụa được dùng để làm đồ trang trí vô cùng đa dạng như: vải bọc sofa, rèm cửa, khăn trải bàn,…

6.3. Ứng dụng trong các sản phẩm chăn – ga – gối

Ngoài những ứng dụng trên, vải lụa còn được sử dụng làm áo bọc gối, đệm, vỏ chăn, ga, cho những sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp. Những sản phẩm được làm từ chất liệu này thường có giá thành cao hơn, và được nhiều thương hiệu lớn lựa chọn sử dụng như: Hanvico, Everon, Amando,…

Chăn - ga - gối được làm từ lụa

Chăn – ga – gối được làm từ lụa

7. Cách phân biệt lụa Việt Nam và lụa Trung Quốc

Cách phân biệt vải lụa Việt Nam và vải lụa Trung Quốc

Cách phân biệt vải lụa Việt Nam và vải lụa Trung Quốc

Do nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng tăng, trong khi vải lụa Trung Quốc lại có giá thành rẻ hơn vải lụa Việt Nam khá nhiều nên tình trạng trà trộn vải lụa Trung Quốc bán với giá lụa Việt Nam để kiếm lời là không hiếm. Do đó, khi mua hàng, bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Mặc dù nhìn bề ngoài lụa Việt Nam và lụa Trung Quốc khá giống nhau. Tuy nhiên, lụa Việt sẽ có độ mịn, mềm và mát hơn.
  • Do lụa Việt được dệt thủ công, nên hoa văn khá đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng. Trong khi đó, lụa Trung Quốc có màu sắc sặc sỡ, hoa văn đa dạng nhưng không sắc nét.
  • Khổ vải lụa của Việt Nam thường không lớn như khổ vải lụa của Trung Quốc.
  • Khi đốt thì vải lụa Việt sẽ có mùi khét và tạo muội than, còn vải Trung Quốc sẽ bị vón cục.

8. Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản vải lụa

Để giữ vải luôn bền đẹp, trong quá trình sử dụng, vệ sinh và bảo quản các sản phẩm được làm từ vải lụa bạn cần chú ý các vấn đề sau:

8.1. Khi vệ sinh vải lụa

  • Không giặt chung đồ lụa với các đồ khác để tránh bị phai màu và co rút chỉ. 
  • Nên giặt vải lụa trong nước ấm, không quá nóng hoặc lạnh.
  • Vò sản phẩm nhẹ nhàng, không vò quá mạnh để tránh sản phẩm bị nhăn, nhàu.
  • Không sử dụng cồn hoặc các hóa chất tẩy rửa mạnh vì sẽ gây mất màu vải lụa, vải bị bào mòn và nhanh hỏng.
  • Phơi vải lụa ở nơi thoáng mát.

Nên giặt vải lụa bằng tay

Nên giặt vải lụa bằng tay

8.2. Khi bảo quản vải lụa

  • Bảo quản vải lụa ở nơi thoáng mát, không ẩm mốc. Vì ẩm mốc là điều kiện thuận lợi khiến vải lụa nhanh mục nát, xuống cấp.
  • Lụa được làm từ tơ tằm nên rất dễ bị mối mọt, côn trùng cắn vải. Do đó, bạn cần chú ý khi bảo quản chúng.

9. Tổng kết

 Như vậy, sau vải modal, vải bố, vải nỉ, Vua Nệm lại vừa giới thiệu đến bạn loại vải lụa cao cấp từ lịch sử hình thành, quy trình sản xuất, cho đến cách phân biệt vải lụa, cách vệ sinh và bảo quản vải. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý khách hàng khi mua sắm các sản phẩm được làm từ vải lụa.

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team