Vải da cá là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải da cá

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Những ưu điểm nổi trội như tính thẩm mỹ cao, sự tiện dụng đã giúp vải da cá ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, nhất là ngành may mặc. Để tìm hiểu vải da cá là gì, cũng như những ưu nhược điểm và ứng dụng của vải da cá, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!

1. Vải da cá là gì? 

Vải da cá hay còn được biết đến với tên gọi khác là vải thun da cá, French terry, là một loại vải dệt kim 2 mặt, mặt bên trong như vảy cá, và mặt còn lại thì mềm mịn, trơn nhẵn, được tạo nên từ những sợi đan chéo lên nhau. Trước kia, vải da cá chủ yếu được sản xuất từ sợi cotton, nhưng ngày nay, loại vải này còn có pha thêm 1 số loại vải khác như polyester, lycra hay rayon.

vải da cá là gì
Vải da cá có một mặt mềm mịn, một mặt sờ như vảy cá

Vải da cá không chỉ ít xù lông, tạo cảm giác chắc tay, mà khả năng thấm hút mồ hôi của chúng còn được đánh giá khá cao. Chính vì vậy, loại vải này ngày càng trở nên phổ biến, và được sử dụng rộng rãi như ngày nay. 

2. Nguồn gốc của vải da cá

Theo nhiều nguồn tin, vải da cá xuất hiện đầu tiên vào những năm 90 tại Pháp. Với bề dày lịch sử cùng những ưu điểm nổi bật đã giúp vải da cá ngày càng được nhiều nơi trên thế giới yêu thích. Ở nước ta, nguồn vải da cá chủ yếu được nhập khẩu ở Trung Quốc. Không chỉ có tính ứng dụng cao, vải da cá còn được đánh giá là bền và rẻ.

3. Quy trình sản xuất vải da cá

3.1. Nguyên liệu

  • Sợi cotton: thu hoạch bông và tiến hành tách hạt bông ra khỏi quả.
  • Thành phần khác: nếu sử dụng thêm thành phần khác như polyester thì cần phải thực hiện phản ứng hoá học giữa 2 chất là alcohol và acid để tạo ra polyme. 

3.2. Tạo sợi vải

  • Sợi cotton: sợi bông sẽ được làm sạch, sau đó lọc đi lọc lại nhiều lần để loại bỏ hết tất cả những cặn bẩn còn sót lại.
  • Thành phần khác: Polyme sẽ được mang đến bồn chứa để làm sạch và tinh thể hóa ở 120 độ C. Trước khi cho vào máy bơm để phun sợi, chúng sẽ được sấy và làm nóng chảy trước. Cuối cùng, để những sợi này nguội trong không khí.
vải nỉ da cá
Quy trình làm nên vải da cá khá công phu

3.3. Kéo sợi

  • Sợi cotton: sau khi làm sạch, sợi vải sẽ được hòa tan cùng với 1 dung dịch hóa học chuyên dụng để tạo thành những sợi vải có kích thước dài hơn so với ban đầu.
  • Thành phần khác: sau khi để nguội trong không khí, các sợi vải sẽ được mang đi kéo sợi để tăng chiều dài và độ bền cho sợi vải.

3.4. Thành phẩm

Sau khi đã có sợi vải, chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn kéo sợi. Tùy theo loại vải mà sẽ được làm từ 100% cotton hoặc có pha thêm 1 số loại sợi khác. Vải da cá sẽ được dệt lặp đi lặp lại các vòng sợi để tạo thành hình vảy da cá. Loại vải này sẽ có mật độ sợi cao hơn và được dệt dày hơn so với những loại cotton thông thường. Cuối cùng, mang vải đi nhuộm để tạo thành phẩm hoàn chỉnh.

4. Phân loại vải da cá

4.1. Theo bề mặt

  • Vải cá con: có 2 mặt hoàn toàn khác nhau. Trong khi 1 mặt thì có bề mặt láng, trơn thì ở mặt còn lại những sợi vải được dệt xếp chồng lên nhau nhìn giống như vảy da cá.
  • Vải cá lớn: cũng có 1 mặt trơn láng và 1 mặt có hình dạng vảy cá tương tự như vải cá con. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây đó là các vòng vảy ở vải cá lớn sẽ trông to hơn so với vải cá con.
  • Vải cá cào: vải cá cào có 1 mặt được dệt thành hình vảy cá mắt to tương tự như vải cá lớn. Và mặt vải còn lại sẽ được cào thành bông. Nhờ đó khả năng giữ nhiệt của loại vải này sẽ tốt hơn vải cá con và vải cá lớn.
vải thun da cá
Căn cứ bề mặt trước sau để phân loại vải da cá

4.2. Theo thành phần

  • Vải thun da cá cotton 100%: Còn được gọi với cách khác là vải da cá loại 1. Vì dệt từ sợi cotton nên loại vải này sở hữu những đặc tính nổi trội như thoáng mát, thấm hút tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là độ co giãn kém.
  • Vải thun da cá CVC: Là vải da chứa 65% là cotton và 35% là polyester. Tuy cũng được cấu tạo từ cotton nhưng vì tỉ lệ không cao như thun da cá nên độ thoáng khí, thấm hút của vải cũng không cao bằng. Tuy nhiên thay vào đó, loại vải này lại ít nhăn và có độ bền cao hơn nhờ chất liệu polyester.
  • Vải thun da cá TC: Là loại vải gồm 35% là cotton và 65% là polyester. Với 35% cotton, đặc tính của sợi bông cũng hạ xuống. So với hai loại trên thì loại vải này có giá thành thấp hơn.
  • Vải thun da cá PE: Là vải có thành phần 100% polyester. Vì đều dệt từ sợi nhân tạo nên loại vải này có giá thành phẩm thấp nhất. Đặc tính của nó là độ hút ẩm thấp nên khi mặc sẽ khá bức bí, khó chịu.
  • Vải da cá nỉ: Gồm thành phần chính là cotton và polyester. Tuy nhiên, vì vải nỉ giữ nhiệt tốt hơn nên được ứng dụng nhiều trong những trang phục mùa đông.

5. Ưu và nhược điểm của vải da cá

5.1. Ưu điểm

  • Có độ hút ẩm cao: Vì bề mặt của vải được dệt tựa da cá nên những sợi vải san sát và dày. Điều này khiến vải có đặc tính thấm hút nước cao, thích hợp để mặc vào mùa hè.
  • Có độ thoáng khí cao: Mặc dù mật độ của các sợi chỉ cao thế nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những lỗ thoáng khí. Do đó, tuy ta cảm nhận áo khá nặng nhưng khi mặc vẫn thoáng mát, không bí bách.
  • Có độ bền cao: Khi thành phần bao gồm polyester thì vải sẽ có độ bền cao, giữ được form dáng đẹp.
  • Thích hợp để sử dụng quanh năm: Vải thoáng mát vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông. Do đó, ta có thể mặc những trang phục bằng vải da cá bất cứ mùa nào trong năm.
  • Ít co rút: Vải không bị biến dạng hay co rút sau một thời gian sử dụng.
  • Trọng lượng không quá nặng: Mặc dù dày hơn những loại vải cotton khác nhưng vải da cá lại nhẹ hơn vải nỉ, không tạo cảm giác nặng nề.
vải da cá có tốt không
Vải da cá có nhiều đặc tính, ưu điểm nổi trội

5.2. Nhược điểm

  • Có độ co giãn thấp: Thành phần của vải da cá loại 1 có thêm sợi spandex giúp tăng độ co giãn. Tuy nhiên, thành phần này chiếm tỉ lệ không cao nên độ co giãn cũng không được cải thiện đáng kể. Đó là lý do vải da cá ít được ứng dụng để may trang phục ôm body.
  • Dễ bị nấm mốc: Vì có độ ẩm cao nên khi bảo quản ở môi trường ẩm, vải dễ bốc mùi và xuất hiện nấm mốc.

6. Tính chất của vải da cá

6.1 Tính chất vật lý của vải da cá

  • Ở lớp trong của vải có hình như vảy cá.
  • Vải khá dày dặn và có thể cảm nhận rõ khi sờ vào.
  • Khả năng co giãn tốt.
  • Có độ bền ma sát cao, chống nhăn và chống bai xù khi sử dụng.

6.2 Tính chất hóa học của vải da cá

  • Vải da cá dễ cháy nhưng phần tro sẽ tùy thuộc vào sợi thành phần là polyester hay cotton.
  • Tương tự, tỷ lệ thấm hút nước của vải cũng phụ thuộc vào sợi thành phần.
  • An toàn với con người, không khiến làn da bị kích ứng.
chất vải nỉ da cá
Vải có độ đàn hồi tốt, thân thiện với làn da

7. Ứng dụng của vải da cá

Với những ưu điểm kể trên, vải da cá được ứng dụng rộng rãi trong may mặc những loại trang phục hằng ngày, cụ thể như áo khoác, áo blazer, áo hoodie, quần short, quần thun, đầm suông, set thể thao,…

Ngoài ra, vải da cá còn được sử dụng nhiều để may vải bọc cho những món nội thất như rèm cửa, bọc gối, bọc nệm, tấm lót,… Bên cạnh đó, vì có đặc tính hút ẩm cao nên loại vải này con được dùng để sản xuất những loại khăn đa dạng.

ứng dụng vải da cá
Vải da cá được ứng dụng nhiều trong may mặc trang phục, nội thất,…

8. Những lưu ý khi sử dụng vải da cá

Để giữ gìn tuổi thọ cho những sản phẩm làm từ vải da cá, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau đây khi sử dụng:

  • Nên giặt vải bằng nước lạnh vì nước nóng sẽ làm vải nhanh phai màu, mất thẩm mỹ.
  • Phơi trang phục làm từ vải da cá ở những nơi thoáng đãng để nhanh khô. Vào mùa mưa có thể làm khô bằng máy sấy quần áo. Tuy nhiên lúc này, bạn chỉ nên chỉnh ở nhiệt độ thấp.
  • Hạn chế bảo quản trong tủ gỗ vì dễ bị hút ẩm, gây mùi hôi khó chịu đặc biệt là vào mùa đông.
  • Nên dùng nước xả vải để lưu hương lâu hơn và giữ cho bề mặt vải mềm mịn.

>> Xem thêm:

Trên đây là những thông tin liên quan đến loại vải da cá mà nhiều bạn đọc quan tâm. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng rằng độc giả sẽ cân nhắc lựa chọn cho mình loại vải phù hợp!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM