Vải Cotton 2 chiều và vải Cotton 4 chiều được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang và may mặc. Dù vậy vẫn rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai chất liệu này. Vậy vải Cotton 2 chiều là gì? Vải Cotton 4 chiều là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này!
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu về vải Cotton 2 chiều
1.1. Vải cotton 2 chiều là gì?
Vải Cotton 2 chiều còn được gọi là vải tixi, chất liệu này sản xuất từ sợi Cotton và sợi Polyester (PE) theo tỷ lệ nhất định, thông thường là 35/65, theo đó Cotton chiếm 35% và sợi PE chiếm 65%. Đúng như tên gọi, loại vải này có thể co giãn theo 2 chiều là phương ngang hoặc phương thẳng đứng. Hơn nữa, do làm từ sợi Cotton nên vải có khả năng thấm hút tốt, đồng thời mang đến cảm giác thoải mái, thoáng mát cho người mặc.
1.2. Phân loại vải Cotton 2 chiều
Hiện nay trên thị trường phổ biến những loại vải Cotton 2 chiều là:
Cotton TC 2 chiều
Đây là loại vải có cấu tạo từ sợi Cotton, sợi PE và sợi Spandex với tỷ lệ trong thành phần lần lượt là sợi PE, sợi Cotton, cuối cùng là sợi Spandex. Loại vải này ít nhăn nhưng do thành phần Cotton chiếm tỷ lệ thấp nên khả năng thấm hút kém, bù lại, vải Cotton TC 2 chiều thường ít có hiện tượng xù lông ở trên bề mặt, sau khi đốt vải cũng bị vón cục.
Cotton CVC 2 chiều
Tương tự như vải Cotton TC 2 chiều, loại vải này được kết hợp bởi 3 loại sợi gồm Cotton, PE và Spandex. Điểm khác biệt là tỷ lệ Cotton cao nhất nên vải cũng sở hữu độ thoáng mát cao hơn.
Cotton 100% 2 chiều
Chất liệu này được dệt từ sợi bông nguyên chất chỉ có lẫn một ít sợi Spandex nên vô cùng thoáng mát và khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Đặc điểm nhận dạng là vải sau khi tiếp xúc với lửa sẽ cháy rất nhanh tạo thành tro tàn và không bị vón cục.
1.3. Ưu điểm và nhược điểm của vải TC
Ưu điểm:
- Tính thấm hút tốt: Nhờ vào thành phần Cotton mà vải có tính thấm hút tương đối tốt, tạo cảm giác thông thoáng. Chính vì vậy loại trang phục từ vải Cotton 2 chiều thường có thể sử dụng để tham gia vận động hoặc vào mùa hè nóng bức.
- Độ co giãn cao: Trong vải chứa hàm lượng Spandex nhất định mang đến khả năng co giãn theo 2 chiều, tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
- Vải ít nhăn: Vải Cotton thường dễ bị nhăn và bị giãn ra sau thời gian dài sử dụng, bằng việc đưa sợi Spandex và Polyester vào thành phần đã khắc phục đáng kể hạn chế này.
Nhược điểm:
- Vải bị xù lông: Hạn chế lớn nhất của chất liệu này là vải có chứa thành phần Cotton nên rất dễ bị xù lông. Sau một thời gian sử dụng sẽ gây ra hiện tượng đổ lông làm mất thẩm mỹ ở trên bề mặt.
- Bề mặt vải thô: Trong thành phần vải chứa rất ít sợi Spandex vậy nên bề mặt vải không bóng nhẵn như những chất liệu chứa nhiều loại sợi này.
2. Tìm hiểu về vải Cotton 4 chiều
2.1. Vải Cotton 4 chiều là gì?
Vải cotton 4 chiều là chất liệu được tạo bởi sợi bông Cotton tự nhiên, pha một lượng nhỏ hoá chất giúp bề mặt vải bóng mềm cùng tỷ lệ Spandex nhất định. Thông thường, sợi Spandex chiếm khoảng 2 đến 5% thành phần trong cấu trúc, tạo nên sự co giãn cho vải, chính điều này hình thành loại vải có thể co giãn khi kéo căng theo 4 hướng khác nhau.
2.2. Phân loại vải Cotton 4 chiều
Dựa vào thành phần cấu tạo, vải Cotton 4 chiều được chia thành những loại sau:
Vải kaki
Chất liệu này có hàm lượng Cotton chiếm gần như 100% với ưu điểm là khả năng thấm hút tốt, mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc. Dù vậy, với những sản phẩm có nồng độ Cotton cao thường rất khô cứng nếu không được kết hợp với những chất làm mềm khác.
Vải thun mè 4 chiều
Đây là chất liệu vải Cotton 35/65 theo tỷ lệ kết hợp là 35% Cotton tự nhiên và 65% sợi PE hoặc có thể thay thế bằng sợi PC.
Vải Kate thun 4 chiều
Loại vải này được tạo thành bởi sự góp mặt của 3 loại sợi phổ biến gồm Cotton, Polyester và Spandex. Đặc điểm của chất liệu này là khả năng co giãn tốt nhưng chất vải này khá dày.
2.3. Ưu điểm và nhược điểm của vải Cotton 4 chiều
Ưu điểm:
Khả năng thấm hút rất tốt: Bởi cấu tạo có tỷ lệ Cotton cao nên loại vải này mang đến khả năng thấm hút tốt, chính vì vậy chất liệu này ưu tiên sử dụng để may mặc cho trang phục thể thao, quần áo màu hè…
- Mềm mại và ít nhăn: Cotton tự nhiên có đặc tính mềm mại, mang đến cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Dù vậy vải rất dễ bị giãn ra sau thời gian sử dụng. Dù vậy, khuyết điểm này được khắc phục khi trong vải có chứa thành phần Spandex.
- Dễ nhuộm màu và in ấn: Nhờ vào khả năng thấm hút tốt mà vải Cotton 4 chiều dễ nhuộm màu, in ấn. Vậy nên sản phẩm từ loại vải này cũng dễ dàng thiết kế những mẫu mã bắt mắt.
Nhược điểm:
Vải Cotton 4 chiều cũng tồn tại những hạn chế nhất định, do hàm lượng chứa Cotton tự nhiên cao nên giá thành chất liệu tương đối cao. Ngoài ra do có cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ bền sản phẩm cũng không cao.
3. Hướng dẫn phân biệt vải Cotton 2 chiều và Cotton 4 chiều
Để phân biệt hai chất liệu này, bạn có thể sử dụng những phương pháp như sau:
Xem thông tin ở trên sản phẩm: Trên những sản phẩm vải Cotton 2 chiều hay Cotton 4 chiều đều có in thông tin sản phẩm. Người dùng có thể căn cứ vào chúng để phân biệt. Dù vậy, không phải sản phẩm nào cũng được cung cấp đầy đủ thông tin và bạn cũng phải áp dụng những cách tiếp theo.
Quan sát bề mặt vải: Quan sát vào bề mặt vải giúp bạn nhận diện được đâu là vải Cotton 2 chiều và Cotton 4 chiều. Vải Cotton 2 chiều thường có bề mặt vải thô hơn do tỷ lệ Spandex trong thành phần thường thấp hơn.
Kéo giãn vải: Đơn giản và chuẩn xác hơn 2 cách trên chính là kéo giãn vải, nếu vải có thể co giãn 4 chiều thì là vải Cotton 4 chiều, còn nếu chỉ có giãn theo phương ngang hay phương đứng thì là cotton giãn 2 chiều.
4. Ứng dụng của vải Cotton 2 chiều và Cotton 4 chiều
Vải Cotton 2 chiều và vải Cotton 4 chiều được ứng dụng rộng rãi trong đồ nội thất hay may mặc. Trong lĩnh vực nội thất, chất liệu này dùng để may màn, khăn trải bàn hay làm một số sản phẩm decor, trang trí.
Trong lĩnh vực thời trang, vải được dùng để may những trang phục từ bình dân đến cao cấp. Với giá thành không quá cao nhưng chất lượng không hề kém cạnh, Cotton 2 chiều đang ngày càng ưu ái ở trên thị trường.
Trên đây là những thông tin hữu ích về vải Cotton 2 chiều và Cotton 4 chiều mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt hai loại vải này. Chúc bạn có những giây phút thư giãn thật tuyệt!
>>>Đọc thêm:
- Vải Cordura là gì? Ứng dụng của vải Vải Cordura trong đời sống
- Vải mango là gì? Phân loại và ưu nhược điểm của loại vải này
- Vải microfiber là gì? Ứng dụng của microfiber trong sản xuất chăn ga gối?
- Vải su là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu vải này trong cuộc sống
- Vải màu đen được gọi là vải gì? Công dụng của vải màu đen