Cotton TC hay vải TICI là một trong những loại vải được phổ biến nhất hiện nay, nhất là trong ngành may mặc. Vậy vải Cotton TC là gì? Tính chất, phân loại và các ứng dụng vải Cotton TC như thế nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay về vải Cotton TC tại bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Vải Cotton TC là gì?
Cotton TC hay cotton TICI là một loại vải dệt được tổng hợp từ sợi cotton và polyester, theo tỷ lệ sợi cotton chiếm 35%, sợi polyester chiếm 65%. Đây cũng chính là lý do mà Cotton TC còn thường được gọi là vải cotton 35/65.
Thêm vào đó, một số loại vải Cotton TC còn pha trộn thêm một lượng sợi spandex nhất định (từ 3% – 5%) nhằm tăng thêm độ co giãn, tạo sự thoải mái cho người sử dụng. Tuy vậy, ngày nay, thành phần của vải Cotton TC đã được thay đổi khá nhiều nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dùng. Cụ thể:
- Vải TC mỏng: đây là loại vải Cotton TC đã được cán mỏng với trọng lượng khá nhẹ, chỉ khoảng 1kg/3m2. Thông thường, loại vải này sẽ được sử dụng để may các trang phục ở những vùng có khí hậu nhiệt đới.
- Vải TC dày: trong tất cả những loại vải Cotton TICI thì vải TC dày được đánh giá chất lượng khá cao. Khối lượng của loại vải này thường là 1kg/2m2.
- Vải TC 30: thành phần bên trong vải TC 30 cũng là cotton 35% và sợi polyester 65%, với khối lượng từ 1kg/2,7 – 1,9m2. Vải TC 30 có độ dày vừa phải, thích hợp để sử dụng trong ngành may mặc. Đặc biệt, giá của loại vải này tương đối hợp lý. Đây cũng chính là lý do giúp TC 30 ngày càng trở nên phổ biến như hiện nay.
- Vải TC 40: loại vải này có trọng lượng khá nhẹ, chỉ ở mức 1kg/3,4m2. Thêm vào đó, vải TC 40 có bề mặt mịn, sờ vào mát tay tương tự như cotton 100%, nên nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa 2 loại vải này.
2. Vải Cotton TC có bị nóng hay không?
Bên trong vải Cotton TC có thành phần là sợi cotton nên chúng có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt. Từ đó, không gây nóng bức hay khó chịu cho người mặc. Nếu chỉ so về độ thoáng mát thì Cotton TC sẽ được đánh giá cao hơn một số loại vải như poly hay CVC… Tuy nhiên, Cotton TC chắc chắn là sẽ không thể mát và thoáng như vải cotton 100% được.
Ngoài ra, sợi polo (polyester) bên trong Cotton TC còn giúp loại vải này có khả năng chống nhăn, chống bụi và nấm mốc tốt hơn so với thông thường. Những điều này cũng được xem là một điểm cộng lớn của Cotton TC so với các loại vải khác trên thị trường hiện nay.
3. Ưu và nhược điểm của vải Cotton TC
3.1. Ưu điểm
3.1.1. Khả năng thấm hút tốt
Vì Cotton TC là loại vải được tổng hợp từ nhiều loại sợi khác nhau nên khả năng thấm hút có tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào thành phần cotton bên trong. Hiện nay, đa số các loại vải Cotton TC đều đã tăng thêm tỷ lệ cotton để giúp vải có khả năng thấm hút và thoáng khí tốt hơn.
3.1.2. Mềm mại
Vải TC là một loại vải dệt kim, bên trong thành phần thường được pha trộn thêm một tỷ lệ spandex nhất định giúp chúng được mềm mại và có độ co giãn tốt.
3.1.3. Giá thành hợp lý
Vải Cotton TC có rất nhiều ưu điểm nổi trội so với các loại vải khác, nhưng giá bán của chúng lại khá hợp lý. Đây chính là lý do mà Cotton TC ngày càng trở nên phổ biến và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
3.1.4. Có độ bền cao
Nếu bạn khó chịu vì vải cotton thường bị nhăn sau mỗi lần mặc hay giặt thì có thể cân nhắc sử dụng Cotton TC. Bên trong Cotton TC có thành phần lớn là sợi polyester nên loại vải này không chỉ có độ bền cao, mà còn chống nhăn, ít bị xù lông và có khả năng giữ form ban đầu khá tốt.
3.1.5. Khả năng bắt màu tốt
Khả năng bắt màu tốt của vải Cotton TC giúp những sản phẩm làm từ chất liệu này luôn bền màu theo thời gian. Ngoài ra, điều này cũng giúp những hình ảnh được in trên áo vải Cotton TC chất lượng và bền hơn so với nhiều loại vải khác.
3.1.6. Tính thẩm mỹ cao
Cotton TC là sự kết hợp giữa cotton và polyester, nên chúng vừa có sự mềm mại của vải cotton, lại vừa có sự chắc khỏe của polyester. Đặc biệt chất liệu nhân tạo bên trong Cotton TC giúp loại vải này có màu sắc tươi sáng và đa dạng. Màu sắc tươi sáng và khả năng bắt màu tốt đã mang đến cho những sản phẩm làm từ Cotton TC đạt tính thẩm mỹ cao và sự phong phú như ngày nay.
3.2. Nhược điểm
Mặc dù vải Cotton TC có rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng nhìn chung, loại vải này cũng có 1 số nhược điểm nhất định. So với các loại vải cotton thông thường thì Cotton TC có khả năng thấm hút và thoáng khí hạn chế cao. Vì tỷ lệ cotton bên trong Cotton TC không quá cao. Do đó, nhằm khắc phục nhược điểm này thì ngày nay, không ít nhà sản xuất đã tăng thêm hàm lượng cotton bên trong vải.
4. So sánh vải Cotton TC và Cotton poly
- Thành phần: Cotton TC có tỷ lệ cotton cao hơn (35% – 50%) so với Cotton poly (10% – 25%).
- Thoáng mát: vải Cotton TC có tỷ lệ cotton bên trong cao hơn, nên sẽ thoáng mát hơn so với Cotton poly.
- Mềm mại: Cotton poly khi sở vào sẽ có cảm giác sột soạt chứ không được mềm mịn giống như Cotton TC.
- Giá: Cotton TC có nhiều ưu điểm và chất lượng tốt hơn so với Cotton poly nên giá thành cũng sẽ đắt hơn.
5. Ứng dụng của vải Cotton TC
5.1. Sản xuất quần áo
Vải Cotton 35/65 vì mang lại nhiều ưu điểm nên được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thời trang. Cụ thể, nó được ứng dụng để may áo thun cho những người thường xuyên vận động hay may đồng phục công ty.
5.2. Sản xuất chăn ga gối đệm
Ngoài quần áo thì Cotton TC còn được ứng dụng để sản xuất chăn ga gối đệm. Giá thành hợp lý, độ bền bỉ và tính thẩm mỹ cao khiến chất liệu này được ưa chuộng hơn so với những loại vải khác.
6. Làm thế nào để nhận biết chất liệu Cotton TICI
Để nhận biết chuẩn xác nhất chất liệu Cotton TICI, bạn chỉ cần áp dụng phương pháp đốt. Khi đốt một vài mẫu nhỏ của vải TC, bạn sẽ nhận thấy ngọn lửa cháy chậm, yếu ớt và phần tro vón thành cục lớn.
7. Cách vệ sinh và bảo quản vải TC
Để vải Cotton TC luôn được bền đẹp như mới thì bạn cần nắm vững những nguyên tắc sau:
7.1. Ngâm 30 phút trước khi đem giặt
Ngâm vải TICI khoảng 30 phút rồi mới bắt đầu giặt bằng nước lạnh hòa với xà phòng. Bạn cũng có thể ngâm qua đêm với nước xả vải để vải luôn đảm bảo độ bóng, độ mềm mại nhất định.
Lưu ý: Không sử dụng nước tẩy quá mạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc của vải. Khi giặt bạn chỉ nên vò nhẹ nhàng để bề mặt vải không bị xù lông.
7.2. Phân loại trước khi giặt
Để những sản phẩm làm từ vải Cotton TICI giữ được độ bền đẹp thì bạn cần biết cách phân loại chúng trước khi giặt. Cụ thể, hãy giặt riêng những loại chăn ga, quần áo,… vải TC với những loại vải khác.
7.3. Khi phơi hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp
Một khâu quan trọng để bảo quản vải Cotton TC lâu hơn đó chính là phơi quần áo. Tuy nhiên, bạn nên chọn phơi ở những chỗ bóng râm thay vì phơi trực tiếp ngoài nắng để giữ cho vải được bền.
Ngoài ra, trong điều kiện trời mưa không phơi được, bạn có thể dùng quạt để làm khô quần áo, hạn chế dùng máy sấy.
8. Những lưu ý khi chọn mua vải Cotton TC
Ngày nay, nhiều biến thể của vải Cotton TC đã xuất hiện trên thị trường thông qua việc thay đổi tỷ lệ cotton và polyester. Do đó, bạn cần phải xem xét kỹ càng trong quá trình chọn vải. Vải có thành phần cotton càng nhiều thì độ mềm sẽ càng cao, giá thành theo đó cũng sẽ “nhỉnh” hơn một chút.
Mặt khác, bạn cũng nên cân nhắc về độ co giãn của vải. Đa phần các nhà sản xuất đều đã thêm vào sợi spandex nhằm tăng độ co giãn, đem lại sự thoải mái cho người mặc.
>> Xem thêm:
- Vải Cotton Spandex là loại vải gì? Đâu là đặc điểm nổi bật của loại vải này?
- Supima Cotton là loại vải gì? Mẹo bảo vệ quần áo từ vải Supima Cotton hiệu quả
- Heavy Cotton là loại vải gì? Đâu là những ưu điểm vượt trội của loại vải này?
Trên đây là thông tin chi tiết về chất liệu vải Cotton TC xuất hiện phổ biến trong đời sống hằng ngày. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn đọc sẽ có sự lựa chọn chất liệu vải đúng đắn, phù hợp nhất nhé!