Chuyên gia nệm

Các tiêu chí đánh giá nệm chất lượng, đáng mua

CẬP NHẬT 12/04/2024 | BỞI Minh Anh

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các sản phẩm nệm với độ dày, kích thước, chất liệu khác nhau đến từ thương hiệu trong nước và quốc tế. Vậy làm sao để biết đâu là loại nệm chất lượng, đáng mua nhất? Bạn có thể dựa vào các tiêu chí đánh giá nệm dưới đây để chọn được chiếc nệm ưng ý!

Chia sẻ các tiêu chí đánh giá nệm chất lượng
Chia sẻ các tiêu chí đánh giá nệm chất lượng

1. Sự hỗ trợ, nâng đỡ của nệm với cơ thể

Một trong những tiêu chí đánh giá nệm quan trọng nhất đó là sự hỗ trợ nó mang lại cho cơ thể. Sự hỗ trợ của nệm thường tới từ lớp lõi nằm bên trong áo nệm. Lớp này có chức năng:

  • Đảm bảo sự liên kết giữa cột sống với cơ thể 
  • Nâng đỡ cơ thể để giảm áp lực trên một số bộ phận 

Tuy nhiên, cần lưu ý, sự hỗ trợ nệm không phải là độ cứng của nệm. Một chiếc nệm cứng, giá rẻ chưa chắc sẽ hỗ trợ cơ thể tốt. Nhưng một chiếc nệm cao su chất lượng, êm ái chắc chắn sẽ hỗ trợ tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, mỗi loại nệm sẽ có sự hỗ trợ khác nhau.

1.1. Hệ thống lò xo hỗ trợ 

Các mẫu nệm lò xo hoặc nệm đa tầng sẽ được tích hợp hệ thống lò xo hỗ trợ. Các loại lò xo khác nhau sẽ có sự hỗ trợ khác nhau, phù hợp với từng đối tượng người dùng. Để đảm bảo mang lại sự thoải mái, êm ái khi sử dụng, hạn chế áp lực tác động lên cơ thể và cách ly chuyển động, các mẫu nệm này thường được phủ thêm lớp PU foam, cao su thiên nhiên, Memory foam hoặc sợi thiên nhiên,… 

1.1.1. Cấu tạo của lớp hỗ trợ lò xo

Hiện nay, lớp hỗ trợ nệm lò xo có tổng cộng 4 loại cơ bản với những đặc tính khác nhau như sau:

  • Lò xo Bonnell

Còn gọi là lò xò cối, lò xo dàn, lò xo liên kết. Đây là lớp hỗ trợ lò xo có cấu trúc lâu đời nhất. Để tạo nên lò xo Bonnell người ta dùng các thanh thép cuộn lại rồi nối lại với nhau bằng dây xoắn. Bên trên có khung thép để cố định hình dáng lò xo. Ưu điểm của Bonnel là rất bền và cứng.

  • Lò xo Offset

Tương tự như lò xo cối nhưng Offset không được sử dụng phổ biến tại nước ta. Lò xo Offset khác với lò xo cối ở điểm phần bản lề làm vuông góc với đầu cuộn dây để liên kết các lò xo với nhau dễ hơn.

  • Lò xo Continuous

Continuous được tạo nên từ 1 sợi dây thép duy nhất và có độ bền cao, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, nệm làm từ lò xo Continuous khá ồn và kiểm soát chuyển động hạn chế.

  • Lò xo túi

Là loại lò xo hỗ trợ hiện đại nhất hiện nay. Các cuộn lò xo được đặt trong túi liên kết hoặc túi độc lập. Với lò xo túi liên kết sẽ có kết cấu khá giống lò xo cối nhưng có thêm túi vải đóng vào từng hàng lò xo. Còn lò xo túi độc lập được đóng trong túi vải riêng biệt nên kiểm soát chuyển động tốt hơn và không gây ồn ào.

tiêu chí đánh giá nệm lò xo
Nệm lò xo túi độc lập hiện đại

1.1.2. Tiêu chí đánh giá nệm lò xo

Số cuộn lò xo

Nệm lò xo tốt là nệm có cấu tạo và chất lượng thép tốt. Số lò xo nhiều hay ít không quá ảnh hưởng tới chất lượng nệm lò xo. Thông thường, nệm lò xo tiêu chuẩn sẽ có khoảng 250 – 1000 cuộn dây. Nếu lượng dây thấp hơn có thể bù đắp bằng cách khác. Nhưng quy tắc chung thì nệm size 120cm có 300 lò xo, 160cm có 375 lò xo, 180cm có 450 lò xo.

Độ dày thép lò xo

Thanh lò xo có độ dày càng thấp nệm sẽ càng cứng và càng bền. Theo thời gian, thanh lò xo có thể bị ăn mòn dần. Tuy nhiên, phần lớn người dùng sẽ thay nệm trước khi chúng bị mòn. Chính vì vậy, yếu tố này không quá quan trọng khi chọn nệm lò xo.

Số vòng lò xo

Những thanh thép được dát mỏng khi uốn thành vòng sẽ dễ hơn, khả năng phân tán lực tốt hơn. Đây cũng là yếu tố giúp nệm lò xo trở nên êm ái và bền chắc.

Các yếu tố khác

Bên cạnh đó, chất liệu thép, quá trình tôi luyện và các lớp cách nhiệt bao quanh cuộn lò xo cũng là những yếu tố nên cân nhắc khi chọn mua nệm lò xo.

1.2. Lớp cao su hỗ trợ

Có 3 chất liệu chính thường được dùng làm lớp cao su hỗ trợ. Lớp này có độ bền và độ đàn hồi cao cùng khả năng phản ứng linh hoạt. Bề mặt nệm khá mềm mại và hỗ trợ tốt cho cơ thể khi nằm. Tùy từng loại nệm mà lớp cao su có thể được tạo nên từ 1 hoặc nhiều loại cao su khác nhau.

1.2.1. Cấu tạo lớp hỗ trợ cao su

Phân theo nguồn gốc

  • Cao su thiên nhiên: Tức nhựa của cây cao su. Ưu điểm của cao su thiên nhiên là an toàn, độ đàn hồi tốt, bền chắc và rất thoáng khí. Tuy nhiên, nhược điểm là nó dễ thoái hóa và dị ứng nhưng thực tế ít ai nằm trực tiếp lên nệm nên đây không phải là vấn đề 
  • Cao su nhân tạo: Được tạo ra bằng cách hóa dầu để mô phỏng lại cao su tự nhiên. Loại cao su này còn được pha thêm cả PU foam, Memory foam, chất liệu từ dầu mỏ, chất độn và có thể có mủ latex. Loại cao su này rất mềm, chịu nhiệt tốt, chất lượng nhất quán nhưng có mùi khó ngửi, kém bền và khá bí
tiêu chí đánh giá nệm cao su
Cao su thiên nhiên được làm từ mủ cao su

Phân loại theo cách sản xuất

  • Cao su Talalay: Được sản xuất dựa trên phương pháp đông lạnh kết hợp lưu hóa. Ưu điểm của loại cao su này là độ mềm đồng đều, nhẹ, bề mặt mịn, ít lỗ nhưng kém bền hơn so với Dunlop 
  • Cao su Dunlop: Sản xuất theo phương pháp lưu hóa, tức nhựa được cho vào khuôn rồi nướng bằng hơi nước. Loại cao su này có độ cứng tăng dần dưới đáy, nặng, bề mặt nhiều lỗ nhưng độ bền cao

1.2.2. Tiêu chí đánh giá sự hỗ trợ

Độ lệch tải ILD

ILD được dùng để đo mức độ vững chắc của nệm cao su. Để xác định chỉ số này chúng ta sẽ phải đo áp lực cần trọng lượng bao nhiêu để khiến cho một miếng cao su lún xuống 25%. Với nệm cao su siêu mềm 14 đến siêu cứng 44ILD. Chỉ số ILD có thể cao hơn nếu nệm có kết cấu nhiều tầng.

Các yếu tố khác

Một số yếu tố khác cũng được đưa vào làm tiêu chí đánh giá nệm cao su là: Mật độ cao su nâng đỡ cơ thể để tránh làm cơ thể bị chìm sâu và vật liệu làm nệm có mang tới sự thoải mái cho người dùng không.

1.3. Lớp PU Foam hỗ trợ 

Lớp PU foam hỗ trợ được sử dụng cực kỳ phổ biến. PU Foam khác Memory foam ở khả năng giữ cơ thể thắng hàng và độ nén dưới áp lực. 

Chất liệu này được tạo nên nhờ phương pháp hóa học từ polyurethane cùng với các chất hóa học khác. Giá thành của PU Foam không cao và có thể thay đổi độ cứng mềm dễ dàng. Bên cạnh đó, PU Foam còn có độ cứng nhất quán, độ đàn hồi cao. Ngoài ra, nó cũng có thể chứa thêm các chất liệu để làm mát khác như: Gel, vật liệu truyền, đồng.

1.3.1. Các loại foam hỗ trợ

  • PU Foam phổ biến: Thường sử dụng như lớp thoải mái và có giá thành rất rẻ. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng đủ cao cấp để hỗ trợ
  • PU Foam mật độ cao (HD): HD PU Foam bản cứng có khả năng hỗ trợ rất hiệu quả. Nếu kết hợp cùng PU Foam mềm, Memory Foam hay cao su thì lại càng phát huy tốt hơn
  • PU Foam đàn hồi cao (HR): Có ưu điểm là độ bền cao, nhiều phiên bản từ siêu mềm tới siêu cứng nhưng giá cả khá cao
tiêu chí đánh giá nệm foam
PU Foam đàn hồi cao (HR) rất bền

1.3.2. Độ võng lực tải thụt (IFD)

IFD – độ võng lực tải thụt được dùng để đo độ cứng mềm của nệm foam với đơn vị đo là trọng lượng cần thiết để tạo nên vết lõm trên một diện tích nệm. Chỉ số này sẽ thay đổi theo độ dày của nệm. Chỉ số IFD càng cao cho thấy nệm càng chắc. Tuy nhiên IFD chưa hẳn là chỉ số tốt nhất để đánh giá nệm foam mà mật độ nệm foam mới là quan trọng nhất.

1.4. Sự tiện nghi

Lớp tiện nghi – lớp nằm gần cơ thể nhất tạo ra sự tiện nghi của nệm. Thường lớp này dày khoảng vài cm và có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: Sợi tự nhiên, cao su, PU Foam, Microcoils/ nanocoils, Memory Foam.

2. Hỗ trợ cạnh viền

Với nhiều mẫu nệm hỗ trợ cạnh viền cực kỳ quan trọng bởi nó có thể ảnh hưởng tới độ bền và trải nghiệm người dùng.

Hỗ trợ cạnh viền rất cần thiết với một số loại nệm
Hỗ trợ cạnh viền rất cần thiết với một số loại nệm

2.1. Không phải tất cả nệm hỗ trợ cạnh viền

Thường hỗ trợ cạnh viền chỉ được thêm vào các mẫu nệm lò xo để bảo vệ các cuộn lò xo bên trong, tránh hiện tượng chảy xệ, xô lệch. Tuy nhiên, với nệm foam hay cao su thì không cần thiết. 

2.2. Cấu tạo hỗ trợ cạnh viền

  • PU Foam: Độ mềm và độ bền chắc cao, giúp phần viền chắc chắn và mang tới cảm giác thoải mái khi sử dụng
  • Khung viền thép: Tiết kiệm chi phí nhưng có thể gây ảnh hưởng trải nghiệm khi sử dụng và lâu dài có thể bị cong vênh
  • Lò xo cường lực: Được thêm vào quanh phần cạnh nệm để giúp hỗ trợ nệm tốt hơn

2.3. Hạn chế của hỗ trợ cạnh viền

  • Khả năng tái chế thấp, gây ảnh hưởng tới môi trường vì khung cạnh nệm lò xo thường làm từ chất làm cứng nhân tạo
  • Có thể bị mòn và hỏng theo thời gian gây ảnh hưởng chất lượng nệm
  • Có thể gây khó chịu cho người dùng ngay cả khi nệm còn mới 

2.4. Đối tượng ưu tiên

  • Trẻ nhỏ: Nệm có hỗ trợ cạnh viền rất phù hợp với trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ chuyển từ nằm cũi sang giường vì có thể giúp hạn chế khả năng trẻ bị ngã ra khỏi giường
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi nên nằm giường có hỗ trợ cạnh viền để tránh khi trở mình bị ngã hoặc khi muốn dậy để di chuyển khỏi giường cũng có chỗ để vịn tay lấy lực
  • Kích cỡ Queen Size trở lên: Rất nhiều người có thói quen nằm ở mép giường lớn. Vậy thì hãy chọn chiếc giường Queen Size có cạnh viền để yên tâm đi vào giấc ngủ hơn
  • Người nặng cân/ cao lớn: Do trọng lượng nặng nên người dùng có thể làm nệm bị lún phần mép. Tuy nhiên, nếu nệm có cạnh viền sẽ khắc phục được tình trạng này
  • Sở thích cá nhân: Nếu có tần suất sử dụng nệm cao, yêu thích nệm có cạnh viền thì bạn cũng có thể mua loại nệm này để sử dụng

3. Cách ly chuyển động

Tiêu chí đánh giá nệm tiếp theo đó là cách ly chuyển động. Chẳng ai khi ngủ lại muốn bị người bên cạnh làm phiền. Vì vậy, một chiếc nệm có khả năng cách ly chuyển động tốt, tức là hấp thụ lan truyền rung động tốt, hạn chế tối đa những ảnh hưởng do người bên cạnh trở mình sẽ được yêu thích hơn.

3.1. Nệm cách ly chuyển động tốt nhất

Loại nệm cách ly chuyển động tốt nhất là nệm Memory Foam. Sở dĩ như vậy là bởi nó hấp thụ trọng lượng, chuyển động rất tốt nhưng so với nệm cao su, lò xo lại phản ứng chậm hơn. Thế nên khi sử dụng nệm Memory Foam bạn hoàn toàn không cảm nhận được chuyển động phía bên kia giường.

Nệm Memory Foam có khả năng cách ly chuyển động tốt
Nệm Memory Foam có khả năng cách ly chuyển động tốt

3.2. Nệm cách ly chuyển động tệ nhất

Nệm cách ly chuyển động tệ nhất là nệm lò xo cối hoặc Continuous. Do đó, bạn cần cân nhắc khi mua 2 loại nệm này.

4. Khả năng thoáng khí

Khả năng thoáng khí cũng là tiêu chí đánh giá nệm quan trọng. Chẳng ai muốn đang ngủ lại phải thức dậy vì cảm giác bí bách mà nệm mang lại. Dưới đây là một số vật liệu làm mát lý tưởng:

  • Foam gel: Một số nhà sản xuất đã cho thêm gel vào Memory Foam để làm mát. Tuy nhiên, điều này vẫn còn một số tranh cãi về tính hiệu quả
  • Lò xo: Vì bên trong nệm lò xo là không gian mở, giúp không khí lưu thông tốt hơn nên khi nằm không cảm thấy bí bách
  • Cao su tự nhiên: Mát hơn so với Memory Foam. Tất cả nệm cao su đều được đục lỗ để tăng khả năng thông khí
  • PU Foam kết cấu mở: Là loại cải tiến từ Foam cơ bản và có các ô nhỏ để tăng khả năng thoáng khí

5. Thiết kế phân vùng

Cuối cùng là tiêu chí thiết kế phân vùng, tức là nệm có chứa nhiều vùng căng, mật độ chất liệu, độ cứng, độ sâu.

  • Lò xo túi: Loại nệm này có chứa các lớp bảo vệ kép hoặc phân vùng nệm để giảm áp lực cho người nằm
  • Cao su: Vùng thoải mái có tác dụng cung cấp lực căng khác nhau trên những vị trí khác nhau khi sử dụng

Trên đây là các tiêu chí đánh giá nệm mà bạn có thể tham khảo khi muốn tìm chiếc nệm như ý. Nếu cần được tư vấn hay có nhu cầu mua nệm chính hãng hãy đến với Vua Nệm. Hiện chúng tôi đang cung cấp rất nhiều mẫu nệm chất lượng.

>>>Đọc thêm:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh