Chỉ số ILD trong nệm là gì? Cách kiểm tra chỉ số ILD, bao nhiêu là tốt? 

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Giấc ngủ chất lượng là 1 phần không thể thiếu để có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt, đồng thời nó góp phần tạo nên một ngày làm việc hiệu quả, vui vẻ. Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng đêm, nệm là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nệm cần có độ cứng phù hợp để hỗ trợ tư thế cơ thể ở vị trí trung tính, giữ cho cột sống ở đường cong tự nhiên khỏe mạnh. 

Đánh giá độ cứng nệm thông qua chỉ số chịu lực ILD
Đánh giá độ cứng nệm thông qua chỉ số chịu lực ILD

Từ chỉ số chịu lực của nệm (ILD), bạn có thể đánh giá độ cứng của nệm mà không cần tự mình nằm lên. Bài viết này sẽ phân tích chỉ số ILD trong nệm là gì và cách đọc chỉ số này để giúp bạn đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt nhất!

1. Chỉ số ILD trong nệm là gì?

Chỉ số chịu lực của nệm (ILD) đo lực cần thiết để nén chất polyurethane, latex hoặc một loại chất liệu nệm khác theo đơn vị pound. Xếp hạng ILD càng cao, chất liệu càng cứng.

2. Cách kiểm tra chỉ số ILD

Thử nghiệm ILD là 1 phương pháp sử dụng máy đo chỉ số ILD. Chiếc máy này hoạt động theo cách tương tự như máy ép.

Có 1 số tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình thử nghiệm ILD để đảm bảo tất cả các xếp hạng ILD cho chất liệu đều mang tính chuẩn xác. Mỗi mẫu foam trải qua thử nghiệm có độ dày 4 inch với diện tích bề mặt là 15 inch x 15 inch. Máy đo xuyên nén mẫu foam cũng phải có khớp nối hình tròn với diện tích bề mặt 50 inch vuông.

Trước khi thử nghiệm, mẫu foam được đặt phẳng trên đế đục lỗ của máy thử nghiệm ILD. Các lỗ thủng cho phép khí có thể thoát trong khi mũi khoan nén mẫu foam lại.

Tiếp theo, người kiểm tra khả năng chịu lực của mẫu foam bằng cách nén đến 25 phần trăm độ dày tự nhiên của nó và sau đó ghi lại lực cần thiết để thực hiện quá trình nén. Trong giai đoạn này, quá trình nén diễn ra với tốc độ bốn milimet trên giây.

 xếp hạng ILD của nệm
Các nhà sản xuất foam thường chỉ tiết lộ xếp hạng ILD của thử nghiệm 25 phần trăm đầu tiên

Bài kiểm tra cuối cùng bắt đầu 6 phút sau giai đoạn khởi động. Máy thử nghiệm nén lớp foam từ 25% đến 75% độ dày ban đầu của nó với tốc độ 0.83 mm mỗi giây. Người kiểm tra ghi lại xếp hạng độ cứng ILD (25% ILD) sau 1 phút nén.

Bước cuối cùng của quy trình thử nghiệm bao gồm việc nén mẫu xuống 65% độ dày ban đầu và ghi lại giá trị sau 1 phút nén.

Các giá trị ILD nằm trong khoảng từ 14 pound (mềm) đến 44 pound (chắc) và kết quả từ mỗi lần kiểm tra sẽ khác nhau. Ví dụ: foam polyurethane có thể có xếp hạng độ cứng ILD là 20 pound ở mức nén 75 phần trăm và 50 pound ở mức nén 65 phần trăm. Các nhà sản xuất foam thường chỉ tiết lộ xếp hạng ILD của thử nghiệm 25 phần trăm đầu tiên.

3. Những yếu tố nào được xem xét trong quá trình đo lường chỉ số ILD?

Trong quá trình thử nghiệm ILD để tính xếp hạng nệm, nhiều tiêu chuẩn khác nhau được áp dụng để đảm bảo tính đồng nhất trên nhiều thông số kỹ thuật của sản phẩm.

Các tiêu chuẩn này liên quan đến tải trọng nén, kích thước vật liệu và điều kiện môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất và hướng dẫn sử dụng, các điều kiện và chất liệu nệm hiếm khi phù hợp với các tiêu chuẩn thử nghiệm.

Dưới đây, hãy cùng thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến độ võng và độ cứng của nệm nhé!

3.1. Độ dày vật liệu

độ dày của foam ảnh hưởng đến ILD
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến ILD là độ dày của foam.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến ILD là độ dày của foam. Cụ thể hơn, vật liệu foam càng dày thì giá trị ILD của nó càng cao. Ví dụ: điểm ILD của lớp foam 5 inch có thể cao hơn 3 pound so với lớp 4 inch của cùng loại vật liệu hoặc xếp hạng ILD của lớp 6 inch có thể cao hơn 4 pound so với lớp 5 inch.

3.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ tăng có thể làm giảm giá trị ILD của đệm. Do đó, hầu hết các nhà sản xuất thử nghiệm vật liệu của họ ở các nhiệt độ khác nhau để cung cấp phạm vi ILD chính xác nhằm phản ánh độ cứng trong các mùa/thời tiết khác nhau.

Biến thiên nhiệt độ cũng áp dụng cho thân nhiệt của bạn khi nằm nệm. Ngay cả những chiếc nệm ở cuối dải của độ cứng cũng bắt đầu mềm ra để đáp ứng với sự tích tụ nhiệt của cơ thể. Hầu hết mọi người thích phản ứng này vì nó cho phép foam ôm sát theo các đường cong của cơ thể, làm giảm các điểm áp lực và hỗ trợ giữ đường cong tự nhiên của cột sống.

3.3. Chất liệu Foam

Loại chất liệu foam là một số biến quan trọng cần xem xét trong quá trình thử nghiệm. Ngay cả ở cùng một xếp hạng ILD, Foam được sản xuất từ chất polyurethane, memory foam và latex foam không có cùng độ cứng, đặc biệt là sau khi sử dụng trong thời gian dài.

độ cứng nệm ảnh hưởng đến ILD
Cùng xếp hạng ILD nhưng độ cứng nệm khác nhau

Ví dụ, nệm foam ứng dụng công nghệ cấu trúc open-cell có thể ngay lập tức trở lại dạng tự nhiên sau khi nén. Mặt khác, memory foam lại có tính nhớt và đặc, và cấu trúc của nó có khả năng response thấp, đó là lý do tại sao dấu tay của bạn dần biến mất sau 1 lúc bạn chạm vào mặt nệm.

3.4. Thương hiệu nệm

Hầu hết các hãng sản xuất nệm đều sử dụng cùng một biểu đồ xếp hạng ILD. Mặc dù mức độ tiêu chuẩn hóa cao trong ngành này, vẫn có một số khác biệt về độ cứng giữa các sản phẩm có cùng xếp hạng độ lệch ILD do sự khác biệt về vật liệu, quy trình và các yếu tố môi trường tại khu vực sản xuất nệm.

Các thương hiệu cũng có công thức và tính năng sản phẩm độc đáo để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Những khác biệt sản phẩm này ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của chất liệu foam, bao gồm khả năng chịu lực và độ cứng của nó.

4. Chỉ số ILD cho từng loại nệm

Dưới đây là chi tiết chỉ ILD cho từng loại nệm:

4.1. Nệm mềm

Nệm mềm có ILD từ 14 đến 21 và đây là độ cứng thấp nhất của nệm. Nhiều người cho rằng nệm mềm đem đến cảm giác sang trọng hơn cho phòng ngủ, nhưng chúng thường chỉ phù hợp với những người nhẹ cân có thói quen nằm nghiêng khi ngủ.

chỉ số ILD của nệm mềm
Nệm mềm có ILD từ 14 đến 21

Nệm mềm không lý tưởng cho việc ngủ chung, đặc biệt là khi có sự khác biệt đáng kể về trọng lượng giữa cả 2.

4.2. Nệm mềm vừa

Nệm mềm vừa phải có ILD là 22 hoặc 23. Nếu thích cảm giác như được “chìm” khi nằm nệm, bạn có thể cân nhắc loại nệm này. 

Tuy nhiên, nệm có chỉ ILD 22-23 sẽ không cung cấp đủ sự hỗ trợ cho lưng, đặc biệt là với những người có cân nặng trung bình đến nặng vì họ có nguy cơ bị lún quá sâu vào nệm. Do đó, chỉ nên xem xét chọn mua một sản phẩm nệm thuộc danh mục mềm vừa phải nếu bạn có dáng người mảnh khảnh, cân nặng vừa phải.

4.3. Nệm độ cứng trung bình

Nệm trung bình nằm giữa độ cứng và mềm với ILD là 24, 25 hoặc 26. Mức độ cứng này là phổ biến nhất vì nó mang lại sự kết hợp tối ưu giữa sự thoải mái và nâng đỡ, hỗ trợ. Nếu bạn không chắc mình phù hợp ngủ trên nệm cứng hay mềm, thì giá trị ILD trung bình có thể là lựa chọn tốt nhất.

4.4. Nệm độ cứng vừa phải

Nệm có điểm ILD cứng vừa phải từ 27 đến 31 là lựa chọn lý tưởng cho những người có cân nặng trung bình cần hỗ trợ nhiều hơn hoặc một số người có căn nặng trung bình thích nằm ngủ nghiêng. Một chiếc nệm có độ cứng trung bình sẽ tốt cho việc điều chỉnh cột sống tối ưu, và do đó, phù hợp với những người bị đau lưng mãn tính.

Nệm có điểm ILD cứng vừa phải
Nệm có điểm ILD cứng vừa phải từ 27 đến 31 là lựa chọn lý tưởng cho những người có cân nặng trung bình

4.5. Nệm độ cứng rất cao

Nệm cứng có điểm ILD từ 32 trở lên, những sản phẩm này sẽ phù hợp hơn cho người có cân nặng lớn. Người ngủ sấp cũng sẽ thích nệm có độ cứng cao hơn.

XEM THÊM: 

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan tới chỉ số ILD của nệm là gì (chỉ số về độ cứng vật liệu). Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn trong quá trình mua sắm nệm. 

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/indentation-load-deflection/

Đánh giá post
Không có bài viết liên quan.