Nhà hay

5 thông tin quan trọng cần nắm khi sử dụng tinh dầu tràm

CẬP NHẬT 28/07/2021 | BỞI Tôn Vân

Tinh dầu tràm là gì? Hiệu quả và tác dụng của tinh dầu này là gì? Bạn đã bao giờ thử tìm hiểu qua những công dụng của loại tinh dầu này chưa? Để có thể an tâm và sử dụng tinh dầu tràm đúng cách, hãy nhanh chóng tham khảo qua bài viết sau. 

1/ Tinh dầu tràm là gì?

Hiểu một cách đơn giản, sản phẩm được tạo ra bởi quá trình chưng cất từ lá và cành non của cây tràm và tràm gió chính là tinh dầu tràm. Chúng được tạo ra bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước hoặc ép. Trong đó có chứa 2 thành phần kháng viêm cực cao chính là Cineol và Terpineol. Đặc trưng cơ bản của tinh dầu tràm chính là mùi hương thoang thoảng, nhẹ hơn nước, dễ bay hơi và mang lại rất nhiều công dụng. 

Thông thường mọi người sẽ sử dụng chúng để xông hoặc thoa. Nhìn chung, loại tinh dầu thiên nhiên này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt sử dụng tốt đối với trẻ sơ sinh. Phụ huynh thường sử dụng tinh dầu tràm để tắm và thoa cho trẻ sơ sinh nhằm giúp bé luôn khỏe mạnh và chống gió. Ngoài ra, tinh chất này còn mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời khác. 

Tinh dầu tràm
Cây tràm

2/ Có các loại tinh dầu tràm nào?

Tinh dầu tràm được chia thành 2 loại chính, bao gồm: tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió. Mỗi kiểu loại đều sở hữu những đặc điểm và thành phần riêng biệt. Vậy nên chúng sẽ được ứng dụng trong những trường hợp khác nhau. 

2.1/ Tinh dầu tràm trà

  • Tinh dầu tràm trà được chiết từ giống tràm Melaleuca alternifolia thuộc họ Sim – họ đào kim nương (Tên khoa học: Myrtaceae). 
  • Đây là giống được trồng rất nhiều ở Úc và được người dân bản địa sử dụng rất phổ biến vì mang đến nhiều công dụng vượt trội. 
  • Về sau các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong cây có chứa các thành phần như: Gamma-terpinen và Terpinen-4-ol, có tác dụng nổi bật trong việc chăm sóc da, làm đẹp, đặc trị mụn.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà

2.2/ Tinh dầu tràm gió

  • Tinh dầu tràm gió được chiết xuất từ cành và lá cây tràm gió.
  • Đây là loại tràm khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. 
  • Thành phần chính trong tinh dầu tràm gió chính là hàm lượng cao các cấu tử Cineol (Eucalyptol), Limonene và α-Terpineol.
  • Vì Cineol có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên chúng không gây kích ứng. Hiện nay, loại tinh dầu này được sử dụng nhiều cho trẻ sơ sinh và cả người lớn. 
Tinh dầu tràm gió
Tinh dầu tràm gió

3/ Những hiệu quả của tinh dầu tràm

Hiện nay, tinh dầu tràm được nhắc đến nhiều với việc mang đến hiệu quả kháng khuẩn và phòng ngừa các bệnh lý. Có thể nói đây chính là “người bạn đồng hành” đắc lực đối với sức khỏe của mỗi người chúng ta. Một số công dụng của bật của tinh dầu tràm như: trị đau răng, cảm lạnh, giảm đau đầu, phòng u bướu, giảm đau khớp, nấm da,…

3.1/ Công dụng trị ho

Khi hệ hô hấp bị các tác nhân gây hại như virus hay vi khuẩn xâm nhập chúng ta sẽ bị ho. Mặc dù tình trạng này tuy không quá đáng ngại nhưng nếu không điều trị về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hiện nay, bên cạnh tinh dầu bạc hà, với tinh dầu tràm bạn cũng có thể trị ho hiệu quả. Loại tinh chất này mang đến các công dụng nổi bật như: tiêu đờm, kháng khuẩn, đánh bay cảm lạnh, cảm cúm cũng như viêm hô hấp mùa lạnh.

Tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn – kháng viêm cao là nhờ có chứa các thành phần Cineol và Terpineol. Vì có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn nên khi sử dụng chúng sẽ giúp nhanh làm lành và bảo vệ lớp niêm mạc bị tổn thương. Qua đó sẽ làm giảm nhanh tình trạng đàm ứ gây ngứa cũng như rát cổ họng.

Lưu ý: Tinh dầu tràm không dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp nặng

Góp phần trị ho
Tinh dầu tràm góp phần trị ho

3.2/ Hỗ trợ điều trị viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng ứ đọng chất nhầy trong các xoang mũi có thể do vi khuẩn, nấm, dị dạng hoặc tổn thương lớp niêm mạc hô hấp gây nên. Tình trạng chung của viêm xoang chính là gây ra cảm giác đau nhức khu vực sống mũi và quanh hốc mắt. Kèm theo đó là rất nhiều triệu chứng như: đau đầu, khó thở, ngứa rát cổ họng, mũi tiết dịch cả ngày.

Hiện nay, sử dụng tinh dầu tràm là một trong những phương án hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang rất tốt. Chính thành phần Eucalyptol có tác dụng gây tê và làm loãng đờm đã giúp giảm nhanh các tình trạng sưng viêm, phù nề khu vực xoang mũi. Đồng thời còn góp phần giảm chất tiết khiến người mắc bệnh này dễ thở hơn.

Điều trị viêm xoang hiệu quả
Điều trị viêm xoang hiệu quả

3.3/ Phòng tránh cảm lạnh

Tinh dầu tràm còn mang đến công dụng tránh gió, chống cảm lạnh cực kỳ hiệu quả. Đây là bí quyết rất nhiều mẹ bỉm áp dụng mỗi khi thời tiết thay đổi. Để có thể bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh tốt nhất, khi tắm hãy tiến hành pha thêm vài giọt dầu tràm vào nước. 

Loại tinh dầu thảo dược này sẽ nhanh chóng bay hơi và mang lại công dụng vô cùng nổi bật. Góp phần sát khuẩn đường hô hấp, ngăn bé bị cảm lạnh, đồng thời còn góp phần chăm sóc làn da của bé tốt hơn. Mùi tinh dầu lưu giữ trên da bé còn góp phần đuỗi muỗi cũng như các côn trùng gây hại khác.

tránh cảm lạnh
Góp phần phòng tránh cảm lạnh

3.4/ Giảm đau xương khớp

Đối với những người lớn tuổi, phụ nữ giai đoạn mãn kinh hay những người vận động quá mức thường bị lão hóa xương khớp, dẫn đến đau nhức. Mặc dù không phải là bệnh lý cấp tính nhưng tình trạng này lại gây ra rất nhiều bất tiện đối với cuộc sống người bệnh. Thông thường mọi người thường tìm đến thuốc giảm đau để khắc phục, tuy nhiên điều này lại không hề tốt, dễ sinh ra nhiều tác dụng phụ về sau. 

Phương án an toàn hơn dành cho bạn chính là sử dụng tinh dầu tràm. Lúc này bạn chỉ cần sử dụng và mát xa tại vùng cơ khớp bị đau sẽ đạt được hiệu quả. Không chỉ có tác dụng làm ấm giúp máu huyết lưu thông, tinh dầu tràm còn giúp giảm đau tức thời cũng như kháng viêm lâu dài.

Giảm đau xương khớp
Giảm đau xương khớp hiệu quả

3.5/ Chăm sóc răng miệng hiệu quả

Với tinh dầu tràm bạn có thể khắc phục các vấn đề răng miệng hiệu quả. Với khả năng sát khuẩn khu vực răng miệng rất tốt, tinh chất này giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trên răng cực kỳ ấn tượng. Qua đó sẽ giúp hàm răng của bạn trở nên trắng sáng, không bị ố vàng và sâu răng. Ngoài ra còn có khả năng khắc phục tình trạng viêm nướu, viêm chân răng.

Cách sử dụng tinh dầu tràm cực kỳ đơn giản. Bạn có thể tiến hành súc miệng trực tiếp bằng cách pha loãng tạo thành dung dịch. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên pha thêm chút muối để tăng độ sát khuẩn. Chỉ cần thực hiện súc miệng đều đặn, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến hành xông tinh dầu để giúp không gian sống trở nên trong lành hơn. Hiện nay, nhiều người còn sử dụng chúng tôi để trị gàu, ngăn rụng tóc cũng như làm đẹp da,… Hiệu quả mà tinh dầu mang lại vô cùng cao, đặc biệt không gây bất kỳ ảnh hưởng nào xấu đến sức khỏe. 

Xem thêm: Đặt máy xông tinh dầu trong phòng ngủ liệu có tốt?

Chăm sóc răng miệng
Chăm sóc răng miệng hiệu quả

4/ Sử dụng tinh dầu tràm như thế nào an toàn? 

Mặc dù tinh dầu rất có lợi cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng. Trong trường hợp sử dụng làm hương liệu chỉ nên dùng một lượng rất nhỏ khi cho kèm với thức ăn, như vậy sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối. Lưu ý không nên uống với liều lượng lớn vì có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường. 

Dầu tràm liệu có phù hợp với 100%  người dùng? Thật vậy, ai cũng có thể sử dụng tinh dầu này mà không gặp bất kỳ phản ứng nào, nhưng vẫn sẽ xuất hiện rất nhiều trường hợp sử dụng tràm trà không đúng cách hoặc không đúng đối tượng gây phản tác dụng. Đó chính là lý do vì sao bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định có nên sử dụng hay không. 

sử dụng đúng liều lượng tinh dầu
Nên sử dụng đúng liều lượng tinh dầu

5/ Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm

Làm thế nào để phát huy được công dụng của tinh dầu tràm mà không gây hại đến sức khỏe? Dưới đây là những thông tin bạn cần chú ý:

  • Vì chưa có bất kỳ thông tin nào kiểm chứng về mức độ đáng tin cậy cũng như an toàn khi sử dụng dầu tràm nên phụ nữ mang thai, cho con bú không nên dùng. 
  • Mỗi người đều nên tránh sử dụng nếu không thực sự cần thiết.
  • Nên để dầu tràm tránh xa tầm tay trẻ em. Vốn dĩ dầu có thể không an toàn khi trẻ hít phải hay bôi lên da mặt, như vậy rất dễ gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, người có tiền căn hen suyễn cũng không nên sử dụng.

Xem thêm: Top 5 loại tinh dầu tốt cho giấc ngủ giúp bạn thư giãn thoải mái

Hy vọng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tinh dầu tràm. Nắm vững những thông tin này bạn sẽ an tâm hơn khi sử dụng. Tìm đến những cửa hàng uy tín để chọn mua được tinh dầu tràm chất lượng nhé. 

Nguồn: Helo Bacsi

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân