Ở cữ là gì? Kinh nghiệm ở cữ đúng cách dành cho mẹ trẻ

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

“Ở cữ là gì? Kinh nghiệm ở cữ như thế?” Đây là câu 2 câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ, những người chưa và sắp lập gia đình thường rất quan tâm.

Đây là một khái niệm không còn xa lạ với những người lớn tuổi nhưng lại khá mơ hồ với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ thời hiện đại ngày nay. Bài viết này, Vua Nệm sẽ chia sẻ đầy đủ các kiến thức thức về việc ở cữ, mời các bạn cùng theo dõi để có thêm kinh nghiệm và kiến thức nhé.

1. Ở cữ là gì?

Ở cữ là gì? Là một thuật ngữ chỉ khoảng thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe thể chất và tinh thần của các bà mẹ sau khi sinh. Khi mới vượt cạn xong, cơ thể phụ nữ sẽ bị suy giảm đáng kể và phải trải qua những cơn đau về thể chất lẫn cả tinh thần.

phụ nữ ở cữ là gì
Tìm hiểu ở cữ là gì

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi phụ nữ sinh sản sẽ phải chịu những cơn đau lên đến 57 đơn vị đau. Để dễ tưởng tượng, thì 57 đơn vị đau sẽ tương đương với việc bạn bị gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc. Đây là một trải nghiệm rất gian nan, vất vả, tốn nhiều sức lực, nên phụ nữ cần một khoảng thời gian nhất định, bồi bổ cơ thể khoa học, để lấy lại thể trạng.

Bên cạnh đó, nhiều bà sau sinh còn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, đôi khi là trầm cảm, nên cũng cần một khoảng thời gian để lấy lại tinh thần, nặng thì điều trị tâm lý để tránh những điều không may xảy ra.

Không chỉ riêng mình Việt Nam, mà rất nhiều các quốc gia trên thế giới, phụ nữ đều phải có khoảng thời gian ở cữ, tuy nhiên, mỗi đất nước sẽ có một cách gọi khác nhau mà thôi.

2. Lợi ích của việc ở cữ mang lại

Lợi ích ở cữ bao gồm những gì cũng là vấn đề đáng quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa sau khái niệm Ở cữ là gì. Nhiều người không có kinh nghiệm luôn cho rằng, phụ nữ ở cữ sau sinh chỉ với mục đích hồi phục sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, ở cữ sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn thế. Cụ thể.

2.1. Ở cữ giúp bảo vệ con nhỏ

Theo kinh nghiệm của ông bà ngày xưa, trong khoảng thời gian ở cữ, các bà mẹ nên tuân thủ đầy đủ các quy tắc và hạn chế đi ra ngoài trời. Sở dĩ phải như vậy là vì, khi mẹ mới sinh xong cơ thể sẽ rất yếu ớt, sức đề kháng của cơ thể suy giảm đáng kể, nên không chống lại nhiều loại virus gây bệnh lơ lửng trong không khí.

thời gian ở cữ là gì
Ở cữ giúp bảo vệ con nhỏ

Nếu mẹ bị ốm, nhiễm virus thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bé sơ sinh, vì bé phải bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng nên hạn chế đưa bé ra ngoài, vì sức khỏe của bé cũng rất yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, nên sẽ rất nguy hiểm nếu không may gặp phải các tác nhân xấu.

2.2. Ở cữ giúp hạn chế các bệnh hậu sản

Các cụ thường nói, phụ nữ sau sinh được ví như “Cua Lột”, vì lúc này cơ thể rất yếu và chịu quá nhiều tổn thương. Đặc biệt, nếu không ở cữ để chăm sóc, bồi bổ sức khỏe đúng cách thì sẽ có nguy cơ rất cao mắc các bệnh hậu sản.

Một số bệnh hậu sản thường gặp sau sinh như: Băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn hậu sản, sản dịch, tiền sản giật sau sinh, nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh,…Đây là những vấn đề có thể sẽ gặp phải ngay sau khi sinh, nếu không kịp xử lý còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của sản phụ.

Bên cạnh đó, nếu phụ nữ không có khoảng thời gian để bồi bổ, chăm sóc sức khỏe đúng cách thì còn kéo theo rất nhiều hệ luỵ sau này. Bạn sẽ nhanh ốm hơn, dễ đau đầu, đau lưng, tái buốt, nhức mỏi xương khớp khi trái gió, trở trời.

>> XEM THÊM: Hướng dẫn lên thực đơn chuẩn theo tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh

3. Ở cữ bao nhiêu ngày là tốt nhất

Theo kinh nghiệm của ông bà ta ngày xưa, thời gian ở cữ tốt nhất, giúp bà mẹ sau sinh lấy lại sức khỏe và tinh thần là 3 tháng 10 ngày.

ở cữ là ở kiểu gì
Thời gian ở cữ tùy theo thể trạng sức khỏe của phụ sản

Tuy nhiên, với khoa học hiện đại thì khác, nếu bạn đã hiểu rõ về mục đích của việc ở cữ thì sẽ nhận ra rằng, thời gian ở cữ không nhất thiết cần phải đủ 3 tháng 10 ngày.

Thay vào đó, các bạn hãy dựa theo sức khoẻ của mình và bồi bổ đúng cách, khoa học thì cơ thể sẽ nhanh hồi phục hơn, từ đó rút ngắn thời gian ở cữ.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ, thời gian phù hợp với cư dân hiện đại là khoảng 1 tháng nếu cảm thấy sức khỏe ổn định. Trong trường hợp sức khoẻ yếu, tốt nhất các bạn hãy ở cữ lâu hơn, đến khi nào cảm thấy ổn, sẵn sàng hoà nhập với cuộc sống thì hãy trở lại.

4. Kinh nghiệm ở cữ đúng cách dành cho mẹ trẻ

Việc ở cữ sau khi sinh là điều mà đa số mọi người đều biết. Tuy nhiên, ở cữ như thế nào là đúng cách, chăm sóc, bồi bổ như thế nào để lấy lại thể trạng và hạn chế các bệnh hậu sản thì không phải ai cũng biết.

4.1. Ở cữ cần vệ sinh cá nhân đúng cách, sạch sẽ

Theo các cụ ngày xưa, trong khoảng thời gian ở cữ thì bà mẹ không nên tắm gội thường xuyên để không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Tuy nhiên, đây không hẳn là kinh nghiệm chính xác.

Trên thực tế, trong khoảng thời gian ở cữ, các bà mẹ cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm gội theo định kỳ để cơ thể cảm thấy thoải mái và sạch sẽ.

ở cữ nghĩa là gì
Ở cữ vẫn có thể tắm gội theo định kỳ

Các bà mẹ cần vệ sinh răng miệng hàng ngày và chăm sóc các vị trí đặc biệt như vết rạch của tầng sinh môn cẩn thận, để vi khuẩn không thể sinh sôi, phát triển.

Bên cạnh đó, các bạn cũng phải vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước trầu không, để tránh nấm mốc và viêm nhiễm phụ khoa.

Cách vệ sinh đúng cách khi ở cữ là:

  • Nếu sinh thường thì các bạn có thể tắm sau 3 đến 4 ngày sinh, nếu sinh mổ thì phải tắm sau 6 đến 7 ngày mới an toàn.
  • Mỗi lần tắm chỉ từ 5 đến 10 phút và phải tắm bằng nước ấm có nhiệt độ từ 37 đến 40 độ C. 
  • Các bạn nên tìm các loại lá thảo dược để gội đầu kể cả tắm rửa
  • Để cơ thể không bị nhiễm lạnh thì các bạn không nên tắm gội cùng lúc
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày, nên rửa 3 lần/1 ngày và tránh thụt rửa sâu, nhớ lau khô sau khi vệ sinh.

4.2. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là điều quan trọng nhất, giúp bà mẹ sau sinh có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian ở cữ.

Một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bà mẹ sau sinh như: Protein, Vitamin, Canxi, sắt, photpho, Magie, Omega, DHA, chất xơ,…

Các dưỡng chất này đều có trong các loại thực phẩm hàng ngày, các bạn hãy tìm hiểu và ăn uống đầy đủ nhé.

bổ sung dưỡng chất giai đoạn ở cữ
Cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất sau sinh

Bên cạnh đó, các bạn không nên sử dụng các loại đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua lên men, đồ uống có chứa chất kích thích, vì những thực phẩm này chỉ làm tổn hại đến sức khoẻ và có thể ảnh hưởng đến con nhỏ.

XEM THÊM: Gợi ý 20 loại thực phẩm lợi sữa dễ tìm, an toàn với bà mẹ sau sinh

4.3. Bổ sung đủ nước

Nước là thành phần rất quan trọng, giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt hơn. Vì vậy, các bà mẹ sau sinh cần chú ý uống đầy đủ số lượng nước cần thiết, để hoạt động trao đổi chất diễn ra suôn sẻ, giúp hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể.

Theo các chuyên giá, bà mẹ cần nạp đủ đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên không nên uống nước lạnh, nước đá, nước có cồn, nước có ga.

4.4. Ở cữ cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, vận động nhẹ nhàng

vận động nhẹ nhàng sau sinh
Mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng sau sinh

Bên cạnh những việc ở trên, trong quá trình ở cữ các bà mẹ không nên vận động quá nhiều, cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học, như vậy cơ thể sẽ hồi phục nhanh hơn. Theo bác sĩ, các bạn cần phải ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi ngày thì mới đủ giấc.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, ví dụ như dành ra khoảng 30 phút để tập yoga, đi bộ, bơi,…như vậy sức khỏe nhanh hồi phục hơn.

Chú ý, các bạn không nên vội vàng giảm cân, giảm mỡ bằng cách tập luyện với cường độ cao, như vậy sẽ tổn hại cho sức khỏe.

Ngoài những kinh nghiệm ở cữ ở trên đây, thì các bà mẹ cũng nên lưu ý đến những quan niệm sai lầm của người xưa trong việc ở cữ, ví dụ như: Nằm than để sưởi ấm, Kiêng tắm gội, Kiêng gió tuyệt đối.

Đây là những quan niệm rất sai lầm mà các bạn không nên làm theo để hạn chế những điều không hay, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân sau này nhé.

XEM THÊM: 

Trên đây là tất cả các kiến thức cơ bản nhất về việc ở cữ. Bên cạnh đó là những kinh nghiệm quan trọng, giúp bạn ở cữ đúng cách, từ đó cơ thể sẽ nhanh hồi phục hơn. Hy vọng các thông tin trong bài viết này sẽ có ích với bạn đọc.

Đánh giá post
Không có bài viết liên quan.