Sau quá trình sinh nở, người mẹ thường rơi vào tình trạng kiệt sức cũng như thiếu dinh dưỡng do cơ thể ưu tiên sử dụng chất dinh dưỡng để sản xuất sữa cho bé bú trước, rồi mới đến chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể mẹ. Do đó, họ cần có một chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học dựa trên tháp dinh dưỡng cân đối cho người sau sinh.
Trong bài viết này, Vua Nệm hướng dẫn cách lên thực đơn chuẩn theo tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh giúp mẹ khỏe mạnh, con mau lớn thông minh. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
1. Tầm quan trọng của tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh
Tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là một kim tự tháp dinh dưỡng thể hiện các nhóm thực phẩm cần có trong thực đơn ăn uống để đảm bảo mẹ có đủ dinh dưỡng cần để nuôi con, khỏe mẹ. Bên cạnh việc xây dựng chế độ thực đơn hợp lý, mẹ cũng cần điều chỉnh lịch sinh hoạt sao cho cân đối giữa thời gian nghỉ ngơi và lao động, đồng thời giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
Trong quá trình sinh nở, hầu hết các bà mẹ đều bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt là chất sắt, do lượng máu mất đi quá nhiều trong quá trình chuyển dạ cũng như việc huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non cho con bú. Chính vì thế, mẹ cần điều chỉnh một chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý hơn để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như đảm bảo đủ sữa cho bé bú.
Mẹ nên cho bé bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt và ưu tiên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Nếu có thể duy trì cho con bú bằng sữa mẹ đến khi trẻ lên 2 thì càng tốt. Bởi vì sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng nuôi trẻ mà còn chứa nhiều kháng thế giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con.
Nhìn chung, mẹ có thể dựa vào tháp dinh dưỡng để lên chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo dinh dưỡng hơn, phòng nguy cơ thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt, sau quá trình sinh nở.
2. Chi tiết các tầng trong tháp dinh dưỡng cân đối cho bà mẹ sau sinh
Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh được chia thành 8 nhóm thực phẩm cần bổ sung trong bữa ăn của bà mẹ sau sinh. Riêng trong tháng đầu tiên, mẹ cần bổ sung nhiều các loại thực phẩm chứa nguồn vitamin A dồi dào cùng đa dạng các loại khoáng chất. Đây là những chất hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng uống bổ sung nhiều nước hơn bình thường vì nước sẽ giúp tăng cường lượng sữa tiết ra để cho con bú.
Tháp dinh dưỡng cho mẹ sinh sinh gồm các nhóm thực phẩm:
- Nhóm 1: Nhóm lương thực
- Nhóm 2: Nhóm ngũ cốc dinh dưỡng và các loại hạt
- Nhóm 3: Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa
- Nhóm 4: Nhóm thịt các loại, cá và hải sản
- Nhóm 5: Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng
- Nhóm 6: Nhóm rau, củ, quả
- Nhóm 7: Nhóm dầu ăn, mỡ các loại
- Nhóm 8: Nhóm đường và muối
Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh và đang cho con bú như sau:
- Nhóm tinh bột: Đây là nhóm cung cấp phần lớn năng lượng cho mẹ, chiếm khoảng 60-70% nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động mỗi ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng của mẹ sau sinh cao 500kcal so với phụ nữ chưa qua sinh nở.
Tuy vậy, nhu cầu nạp tinh bột còn phụ thuộc mỗi cá nhân, chiều cao, cân nặng cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày của từng mẹ. Nếu lượng tinh bột nạp vô quá nhiều thì mẹ có thể khó lấy lại vóc dáng gọn gàng. Trong quá trình mang thai, mẹ chỉ nên tăng từ 10-12 kg là vừa đủ.
Nếu nhỏ hơn mức này, mẹ có thể được đánh giá là thiếu dinh dưỡng, cần ăn nhiều hơn và đa dạng hơn để đảm bảo đủ dưỡng chất để nuôi con cũng như đảm bảo sức khỏe. Khẩu phần tinh bột mẹ cần ăn đủ mỗi ngày là 14,5 đơn vị.
- Khẩu phần tinh bột mẹ cần ăn đủ mỗi ngày là 14,5 đơn vị.
- Chất đạm: Lượng chất đạm mẹ cần sau quá trình nở và cho con bú 6 tháng đầu khoảng 79g/ngày. Ở 6 tháng kế tiếp, tổng lượng protein cần thiết để mẹ có thể đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn con là 73g, giảm đi 6g so với lúc vừa sinh.
Lượng chất đạm mẹ cần nạp tốt nhất là từ động vật, ít nhất phải trên 30% tổng số protein nạp vào. Ngoài ra, protein từ thực vật cũng là nguồn cung cấp tốt cho mẹ bầu nhưng không gây tăng cân. Một số loại thực phẩm có hàm lượng chất đạm cao là trứng, cá, thịt đỏ, sữa,…
- Chất béo: Lượng chất béo cần thiết mẹ sau sinh cần nạp chiếm khoảng 20% – 30% năng khẩu phần. Bạn nên sử dụng chất béo có các acid béo không no nhiều nối đôi chẳng hạn như EPA, N3,N6, EPA. Các loại chất béo này có nhiều trong dầu cá, mỡ cá, dầu oliu,… Các loại chất béo này rất tốt cho thị giác và trí não của trẻ. Về năng lượng, cứ 1g chất béo sẽ cung cấp khoảng 9kcal.
- Vitamin và khoáng chất: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình cho con bé, giúp sữa có thêm nhiều dưỡng chất để bé lớn nhanh, khỏe mạnh. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả.
- Nước: Việc bổ sung đủ nước giúp quá trình sản xuất sữa được thúc đẩy, mẹ có đủ và nhiều sữa cho con bú. Mỗi ngày mẹ sau sinh cần uống ít nhất từ 2-2,5 lót nước tương đương với 12-15 cốc nước.
- Ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý các bà mẹ cần phải kết hợp một lối sống lành mạnh như tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, ngủ đủ giấc và luôn giữ một tinh thần thoải mái.
3. Một số quan niệm sai về chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh
3.1 Chỉ ăn cơm trắng với muối
Đây là quan niệm phổ biến ở các vùng nông thôn dựa trên niềm tin rằng phụ nữ vừa sinh ăn đồ mặn như thịt, cá sẽ tiết sữa tanh hôi, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Đây là quan niệm phản khoa học vì ở giai đoạn vừa sinh, mẹ cần bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều protein, canxi cùng các loại vitamin khác để có thể tiết ra đủ sữa cũng như sữa chứa đa dạng chất dinh dưỡng.
Nếu kiêng cữ thịt cá thì mẹ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, khó hồi phục sức mà sữa tiết ra cũng ít và nghèo nàn dinh dưỡng. Như vậy, không chỉ ảnh hưởng cho sức khỏe người mẹ, mà em bé cũng dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc.
3.2 Ăn đu đủ hầm giò heo
Dường như đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ Việt sau sinh. Giò heo đu đủ thực sự tốt cho sức khỏe phụ nữ đang cho con bú vì giàu chất dinh dưỡng tốt cho sữa mẹ. Nhưng ăn với tần suất quá cao thì thiệt nhiều hơn lợi. Lý do là phụ nữ mới sinh cần bổ sung đa dạng thực phẩm hơn để có nhiều dưỡng chất.
Nếu ăn mãi một món thì sẽ có những chất thừa, đồng thời thiết hụt nhiều dinh dưỡng quan trọng khác. Thực tế, việc thừa chất đôi khi để lại hậu quả còn nặng nề hơn việc thiết. Chẳng hạn phụ nữ mới sinh ăn quá nhiều giò heo hầm đu đủ để sẽ bị thừa vitamin A và beta-carotene, dẫn đến vàng da.
3.3 Ăn ít để giảm cân
Có không ít mẹ bỉm lên kế hoạch giảm cân ngay lập tức sau khi sinh và thực hiện điều này bằng việc ăn ít lại do không phải ai cũng đủ sức tập thể dục, đặc biệt là các mẹ đẻ mổ. Mặc dù mẹ đã cho bé bú bằng sữa công thức để bù lại lượng dinh dưỡng thiếu do ít sữa mẹ nhưng đây cũng là việc không nên.
Việc ăn ít đồng nghĩa với thiếu hụt dinh dưỡng, khiến mẹ khó hồi phục nhanh sau sinh và mau xuống khi sức khi tuổi trung niên. Bên cạnh đó, nếu cho trẻ uống sữa công thức quá sớm thì con sẽ không có sức đề kháng tốt bằng trẻ uống 100% sữa mẹ.
Để có được kế hoạch giảm cân hợp lý, bạn nên tham khảo về tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cùng ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng thay vì tự ý thực hiện bằng việc giảm lượng thực phẩm nạp vào.
Việc ăn ít đồng nghĩa với thiếu hụt dinh dưỡng, khiến mẹ khó hồi phục nhanh sau sinh và mau xuống khi sức khi tuổi trung niên
XEM THÊM:
- Chi tiết về tháp dinh dưỡng cho bà bầu giúp mẹ khoẻ con khôn
- Xây dựng thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi
Trên đây là thông tin chi tiết về tháo dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh. Chúc bạn áp dụng thành công để vừa hồi phục nhanh chóng vừa đảm bảo bé nhà lớn nhanh, khỏe mạnh nhé!