Xây dựng thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi

CẬP NHẬT 13/08/2024 | Bài viết bởi: Ly Dương

Cha me cần nắm được kiến thức về tháp dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi từ 1-6 tuổi để từ đó có cơ sở xây dựng chế độ thực đơn cân bằng, không để con bị thiếu chất cũng như gặp tình trạng thừa cân, béo phi. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng cho trẻ còn giúp cha mẹ bổng sung dinh dưỡng đầy đủ và phủ hợp với tốc độ phát triển thể chất của con trong giai đoạn quan trọng này.

Dưới đây là những lưu ý về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi mà cha mẹ cần biết. 

1.Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi 

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi là kim tự tháp thể hiện các nhóm thực phẩm nên nạp, nên tránh cũng như số lượng như thế nào là vừa đủ. Cũng tương tự như các tháp dinh dưỡng cho những đối tượng khác. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi bao gồm các nhóm thực phẩm cơ bản sau:

  • Nhóm ngũ cốc, tinh bột: bánh mì, khoai tây, cơm, mì ống
  • Nhóm rau củ, trái cây
  • Nhóm sữa, chế phẩm từ sữa: phô mai, sữa, sữa chua
  • Nhóm đạm: thịt, cá, trứng, các loại đậu
  • Nhóm chất béo và dầu
  • Nhóm thực phẩm chứa đường và muối (Đỉnh tháp)
tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi là kim tự tháp thể hiện các nhóm thực phẩm nên nạp, nên tránh

1.1 Nhóm ngũ cốc, bột đường

Nhóm thực phẩm này nằm ở phần rộng nhất của tháp, cho thấy đây là nhóm cần nạp nhiều để trẻ có đủ năng lượng hoạt động cho ngày dài. Theo ước tính, cứ 1g carbs đem đến 9cal năng lượng. Nhóm ngũ cốc, bột đường chiếm đến 60% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn của bé, đóng vai trò thúc đẩy hoạt động xây dựng mô, tế bào, hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và trí não của trẻ nhỏ.

Nhóm này tập hợp nhiều loại thực phẩm: ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bánh mì, gạo, mì, nếp, ngô, bo no…Trong đó, gạo là thực phẩm quen thuộc chính trong các bữa ăn. Đối với bé dưới 1 tuổi, nhu cầu ăn gạo dao động khoảng 60-120g gạo/ngày, bé 1-6 tuổi cần 120-220g/ngày.

1.2 Nhóm rau, củ, quả

Nhóm rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Một chế độ dinh dưỡng với nguồn rau, củ, quả dồi dào còn giúp trẻ ngăn ngừa béo phì và phòng chống các bệnh về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,… 

tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 11 tuổi
Nhóm rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa

Bé cần nạp các loại rau có màu xanh đậm (súp lơ xanh, bông cải, rau bina, cải xoăn…) và đa dạng các loại củ cải, đặc biệt là hoa quả tươi (bơ, đu đủ, chuối, nho, kiwi, dâu tây…). Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1-6 tuổi nên nạp tối thiểu 300g nhóm thực phẩm này trong một ngày. 

Bên cạnh ăn rau xanh, ba mẹ có thể khéo léo chế biến các món như sinh tố rau củ, các món ăn kèm rau, yaourt trái cây,… để bé có thể chủ động ăn rau, quả mà không có cảm giác ép buộc. 

1.3 Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não và hệ xương khớp, đặc biệt là sữa mẹ. Sau thời gian cai sữa mẹ, sữa công thức, sữa bò thường trở thành lựa chọn chính của các gia đình khi xây dựng thực đơn cho trẻ.

Bên cạnh sữa thì các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa cũng là lựa chọn tuyệt vời dành cho những bữa ăn phụ. Đặc biệt, sữa chua có chứa hàng ngàn các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa như sữa Aptamil Sybiotic, sữa Nan HMO,…

Về chế độ ăn uống, đối với trẻ 6 tháng – 1 tuổi, mẹ nên cho con uống sữa từ 3-6 lần/ngày, mỗi lần từ 170ml-250ml. Với trẻ trên 1 tuổi, bên cạnh chế độ ăn chính hàng ngày, con vẫn cần uống 1 lượng sữa nhất định trong khoảng 400-500ml/ngày để có đủ các dưỡng chất cần thiết.

tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não và hệ xương khớp

1.4 Nhóm thực phẩm chứa đạm

Đạm cũng là nhóm thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng sự phát triển của trẻ, giúp con có được hệ miễn dịch khỏe mạnh, tránh khỏi sự xâm nhập gây bệnh của các loại virus, vi khuẩn. Trung bình, 1g chất đạm sẽ chứa 4kcal năng lượng.

Đạm chứa trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó có 2 nguồn cung cấp đạm dồi dào nhất là đạm thực vật (các loại đậu, đậu hũ) và đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa). Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6 – 12 thàng tuổi cần nạp ít nhất  12 – 25g đạm/ngày, khi bước sang tuổi lên 1, con cần 35-55g protein trong các bữa ăn hàng ngày.

1.5 Nhóm dầu, mỡ

Nhóm các chất béo này đóng vai trò như dung môi giúp hòa tan các vitamin trong dầu, chẳng hạn như vitamin A, D,E,K,…Chất béo tốt có trong nhiều trong các loại dầu oliu, dầu cải, lạc, vừng,… Trung bình trẻ từ 6-12 tháng cần hấp thụ 35g chất béo/tháng, trẻ từ 1-6 tuổi cần 40g-55g chất béo/tháng.

1.6 Nhóm đường, muối và đồ ăn vặt

Ba mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm nằm trong tầng tháp này để đề phòng những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ cũng như hình thành thói quen ăn ngọt hoặc ăn mặn quá mức. Trong một ngày, bé chỉ nên uống tối đa 1 cốc nước ép trái cây. Nếu thèm ngọt, con chỉ cần ăn 1-2 cái kẹo hoặc 1 cốc nước ngọt nhỏ là đủ. Ở độ tuổi 1-6, bé chỉ cần 0,5g muối mỗi ngày là đủ.

tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi
Ba mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm nằm trong tầng tháp này

2. Một số tháp dinh dưỡng mới nhất cho trẻ sơ sinh đến trẻ 6 tuổi

Dưới đây, Vua Nệm sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số mô hình hình tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi. 

2.1 Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi

Ở tháng thứ 6, hầu hết em bé đã có thể bắt đầu ăn dặm. Chính vì thế, việc lựa chọn thực đơn như thế nào để đảm bảo đủ dinh dưỡng để bé phát triển tốt về thể chất, trí não cũng như tạo hứng thú ăn cho con cũng khiến nhiều bà mẹ phải đau đầu. 

Nhóm thực phẩm chính trong tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi bao gồm:

Thực phẩm  Hàm lượng/ngày
Nước  trên 120ml 
Sữa mẹ hoặc sữa công thức và các chế phẩm từ sữa 470 – 920 ml sữa + 25g phô mai 
Rau củ quả  300g
Protein  18g
Nhóm chất béo  10ml
Tinh bột  60g – 120g
Muối – đường Không nên cho

2.2 Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1-2 tuổi

Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, mẹ vẫn nên cho bé bú đến 18-24 tháng tuổi để hỗ trợ con có thêm dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ. Tuy vậy, nếu có thể cho bú thì quá tốt, còn không thì từ 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể chuyển sang sữa công thức và chế độ ăn dặm. Khẩu phần dặm của con cần đảm bảo đầy đủ như chất xơ, chất đạm, vitamin để trẻ có thể phát triển nhanh và toàn diện. 

tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Từ 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể chuyển sang sữa công thức và chế độ ăn dặm

Nhóm thực phẩm chính trong tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi bao gồm:

Thực phẩm  Hàm lượng/ngày
Tinh bột 85 gram ngũ cốc/ ngày
Chất đạm  56g/ngày trong đó

34-44g chất đạm từ thịt, cá và khoảng 400-500 ml sữa/ ngày

Chất béo 20-49g/ngày
Nhóm rau củ quả Ăn rau xanh: 220gram/ ngày, trái cây khoảng 220 gram/ ngày

Nhu cầu Vitamin A: 400-450 mg/ngày, có nhiều trong các loại rau củ có màu đỏ, da cam như cà chua, cà rốt,…

Vitamin D: 400UI/ngày,

Vitamin C: 30mg/ngày, cha mẹ nên cho trẻ uống nước cam, bưởi, chanh,…

2.3 Tháp dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi – 3 tuổi

Dưới đây là hàm lượng tháp dinh dưỡng chính trong thực đơn ăn uống cho bé đi học mầm non từ 2 – 3 tuổi:

Thực phẩm  Hàm lượng/ngày
Sữa 400-500 ml sữa
Nước khoảng 120ml
Tinh bột  Khoảng 60 -120g/ngày. Bé từ 3 tuổi cần 113 – 140 gram ngũ cốc/ ngày.
Nhóm rau củ quả giàu vitamin, chất xơ 300g rau củ 1 ngày và 220gr trái cây 1 ngày
Khoáng chất 500 – 600mg/ngày. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi/ photpho = 1/1,5-1/1,8
Vitamin Vitamin A: 400-450 mcg/ngày, Vitamin D 400UI/ngày, Vitamin C: 30mg/ngày
Nhóm chất đạm 35-44g
Nhóm chất béo 20-40g
Muối & đường  Không nên cho

2.4 Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non 3 – 5 tuổi

Trẻ từ 3-5 tuổi có nhu cầu nạp thực phẩm cao hơn so với các lứa tuổi còn lại. Bữa ăn của trẻ chủ yếu tập trung vào bổ sung chất đạm và tinh bột để con thêm nhiều năng lượng để vui chơi, học tập. Dưới đây là chi tiết các nhóm thực phẩm chính trong tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm từ 3-5 tuổi:

Thực phẩm  Hàm lượng/ngày
Sữa 500 ml sữa/ngày 
Nước trên 1 lít 
Tinh bột 120g – 160g/ngày
Nhóm rau củ quả giàu vitamin, chất xơ 300g rau củ 1 ngày và 220g trái cây
Nhóm chất đạm Thịt 120g-160g

Cá tôm, cua 140g-160g

Trứng 2 – 3 quả/1 tuần

Nhóm chất béo 30-40g
Muối – đường không nhiều hơn 3g muối và 10g đường/ngày
Khoáng chất 500 – 600mg/ngày. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi/ photpho = 1/1,5-1/1,8.

Sắt :  7-8 mg/ngày

Kẽm : 8-10mg/ngày

Vitamin Vitamin A: 400-450 mcg/ngày, Vitamin D 400UI/ngày, Vitamin C: 30mg/ngày

>> XEM THÊM: Xây dựng chế độ thực đơn mỗi ngày theo tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành

Hy vọng thông qua bài viết về tháp dinh dưỡng dưỡng cho trẻ mà Vua Nệm đã chia sẻ, ba mẹ đã biết cách lựa chọn đúng và đa dạng các loại thực phẩm với số lượng phù hợp để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé yêu nhà mình.

Đánh giá post