Sức khỏe giấc ngủ

Tìm hiểu gì khi áp dụng tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi?

CẬP NHẬT 26/07/2022 | BỞI Tôn Vân

Càng lớn tuổi, chức năng cơ thể như hệ tiêu hóa, xương khớp,… đều lão hóa và suy giảm dần. Để nâng cao chất lượng sống cho người già, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là một việc vô cùng quan trọng. Dưới đây là tất cả các thông tin về việc xây dựng thực đơn dựa trên tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi đã được Vua Nệm tổng hợp từ các nguồn uy tín nhất. Cùng tìm hiểu nhé! 

1.Tại sao nên áp dụng tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi?

1.1 Người già có nguy cơ mắc bệnh lý cao

Tuổi tác càng cao, các chức năng cơ thể của người cao tuổi càng suy giảm rõ rệt. Khi sức đề kháng ngày càng kém đi sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Bên cạnh đó, các hoạt động tim, gan, phổi,…  cùng khả năng trao đổi, chuyển hoá các chất đều suy yếu dần, đặc biệt là chức năng tim.

Điều này dẫn đến nguy cơ cao về tiêu đường, cao huyết và thừa cân. Chính vì vậy, yếu tố dinh dưỡng là một lưu ý rất quan trọng khi chăm sóc người cao tuổi để gíup họ có được một chất lượng cuộc sống tốt hơn.

tháp dinh dưỡng cho người già
Yếu tố dinh dưỡng là một lưu ý rất quan trọng khi chăm sóc người cao tuổi

1.2 Người già dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng do vị giác suy giảm

Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng người già sẽ có chế độ ăn đầy đủ do nhận được sự quan tâm và chăm sóc của tất cả các thành viên trong gia đình, trên thị thực tế, người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao thiếu hụt dinh dưỡng do nhiều lý do khác nhau. Phổ biến nhất là khẩu vị thay đổi, ăn không ngon miệng nên không có nhu cầu ăn nhiều, ăn đủ bữa.

Ngoài ra, do quá trình tiêu hoá, trao đổi dinh dưỡng ở cơ thể người cao tuổi đã chậm lại nên việc chuyển hoá thức ăn thành dinh dưỡng cũng gặp nhiều khó, dẫn tới cơ thể thiêú hụt dinh dưỡng.  

Điều này sẽ dẫn tới những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng đối với họ chẳng hạn như suy giảm hệ thống miễn dịch, suy đa tạng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương,…. 

1.3 Hệ tiêu hóa hoạt động kém, quá trình trao đổi chất chậm

rối loạn tiêu hóa ở người già
Một chế độ ăn uống hợp lý dựa trên tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi còn giúp giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Một chế độ ăn uống hợp lý dựa trên tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi còn giúp giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa cùng các vấn đề liên quan khác như đầy bụng, ợ chua, táo bón, tiêu chảy,… Bên cạnh chú ý tới hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn, người già cũng nên lựa chọn các thức ăn mềm, dễ nhai do ở tuổi này, lực cơ nhai giảm, răng cũng bắt đầu yếu dẫn đến việc nghiền nát thức ăn cũng kém hơn. 

2. Chi tiết tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi

2.1 Nhóm 1: Nhóm tinh bột

Nhóm tinh bột là nhóm đầu tiên trong tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi nên bổ sung đủ hằng ngày. 

Mặc dù ở tuổi này, thời gian dành cho vận động đã giảm dần, tương đương với nhu cầu năng lượng giảm nhưng việc nạp đầy đủ tinh bột vẫn giữ vai trò quan trọng. Mỗi ngày người lớn tuổi chỉ cần nạp khoảng 1600calo là đủ, tức khoảng 1-2 lưng bát cơm cho 1 bữa ăn. 

Bên cạnh cơm trắng, người cao tuổi có thể chuyển sang ăn bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt như là bánh mì đen, yến mạch, gạo lứt,… Các loại tinh bột này chứa nhiều carborhydrate đa phức cung cấp nhiều năng lượng cho hoạt động mỗi ngày đồng thời đem lại cảm giác no lâu hơn.

tháp dinh dưỡng dành cho người cao tuổi
Ngũ cốc cũng chứa ít đường nên không ảnh hưởng đến hệ đường huyết của người già.

Bên cạnh đó, ngũ cốc cũng chứa ít đường nên không ảnh hưởng đến hệ đường huyết của người già. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch. 

2.2 Nhóm 2: Nhóm rau củ, chất xơ

Đây nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích tiêu thụ nhiều. Chưa kể, nhóm này đánh giá tổng quan cũng thật sự cần thiết cho tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi. Vì cơ bản chúng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi dinh dưỡng diễn ra thuận lợi, đồng thời tránh táo bón. Bên cạnh đó, rau củ quả còn không gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

nhóm chất xơ trong tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi
Trong rau củ quả chứa cực kỳ nhiều loại vitamin và khoáng cần thiết

Trong rau củ quả chứa cực kỳ nhiều loại vitamin và khoáng cần thiết cho sức đề kháng của người cao tuổi. 

2.3 Nhóm 3 trong tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi: Đạm

Nhóm đạm bao gồm các loại thực phẩm từ thịt động vật, cá, trứng, sữa và các loại đậu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người già chỉ nên ăn vừa phải những thực phẩm giàu đạm. Tuy vậy, cũng không nên quá ít vì thiếu hụt đạm protein có thể khiến suy giảm hệ thống miễn dịch và suy dinh dưỡng. 

Ở tuổi này, người già nên bổ sung thêm sữa trong khẩu phần ăn mỗi ngày để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng do quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn nấu chín có thể bị giảm do cơ quan nội tạng đã yếu dần. Người cao tuổi mỗi ngày nên uống ít nhất 1 cốc sữa ít béo, ít đường. Trong 1 tháng, người cao tuổi nên ăn 1,5kg thịt, 2,5kg cá, 2kg đậu và các sản phẩm làm từ đậu.

2.4 Nhóm 4: Nhóm chất béo

Người già nên hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này và chỉ lựa chọn sử dụng các loại chất béo tốt cho sức khỏe, không chứa cholesterol như quả bơ, dầu oliu, dầu đậu nành, các loại hạt,… Hạn chế dùng dầu ăn từ mỡ động vật, đồ chiên xào hoặc ăn nội tạng động vật. Chỉ nên tiêu thụ khoảng 600g chất béo 1 ngày.

2.5 Nhóm 5: Nhóm đường và muối

Người nên ăn ít 2 loại gia vị này, cụ thể dưới 500g đường 1 tháng và 300g muối tháng. 

Nên ăn ít. Theo khuyến cáo, người cao tuổi chỉ nên ăn dưới 500g 1 tháng

3. Một số lưu ý về tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi

chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
Người cao tuổi nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh ăn quá no
  • Người cao tuổi nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh ăn quá no, đầy bụng, hơn nữa, nó còn tạo cảm giác ngon miệng và vui vẻ thoải mái hơn khi đến bữa. 
  • Nên bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại, vừng, lạc, đậu, rau xanh và hoa quả chín. Giảm lượng thịt tiêu thụ, đặc biệt là thịt mỡ, thay bằng các loại hải sản như cá, tôm. Khi chế biến món ăn, nên ưu tiên hấp, luộc thay vì chiên rán nhiều dầu mỡ. 
  • Thực đơn nên được thay đổi thường xuyên để tránh cảm giác nhàm chán 
  • Món ăn nên được chế mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để phù hợp với hàm răng và cơ hàm đã yếu của người già. Bên cạnh đó, nó còn dễ tiêu hóa hơn. 
  • Không nên ăn no, đặc biệt là vào buổi tối 
  • Giảm chất béo và muối, đường 
  • Bổ sung các thực phẩm nhiều can xi như cá, tôm, cua để giảm tình trạng loãng xương
  • Nạp nhiều chất xơ để thải lượng cholesterol đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa. 
Nạp nhiều chất xơ trong tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi
Nạp nhiều chất xơ để thải lượng cholesterol đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Người già nên bổ sung thêm sữa chua vào thực đơn để dễ tiêu và có lợi cho hệ tiêu hóa. 
  • Người già nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật nhưng dầu thực vật vẫn là sự lựa chọn tốt nhất giúp giảm huyết áp và không có cholesterol. 
  • Hạn chế ăn các đồ ăn thức uống gây mất ngủ như chè, cà phê. 
  • Ăn nhiều rau tươi quả chín để bổ sung thêm chất xơ, kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Chất xơ trong rau quả còn giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạch và cung cấp nhiều loại vitamin, chất khoáng khác.
  • Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Người cao tuổi nên uống từ 1,5-2 lít nước/một ngày, cần chủ động uống nước không chờ khát mới uống.  
người cao tuổi nên bổ sung nước
Người cao tuổi nên uống từ 1,5-2 lít nước/một ngày
  • Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thể thao vận động hợp lý, người cao tuổi cũng cần thường xuyên đến bệnh viện thăm khám sức khỏe định kỳ, uống thuốc đúng giờ đúng bữa và tuân thủ các chỉ định khác của bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần của người cao tuổi cũng cần được quan tâm hơn. Đây là yếu tố quan trọng để người già có thể sống vui, sống khỏe, tận hưởng tuổi già một cách trọn vẹn. 

> XEM THÊM: 

Trên đây là chi tiết về tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được nhiều ý tưởng để xây dựng thực đơn ăn uống cho ông, bà, người cao tuổi trong gia đình rồi nhé!

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân