Nhà tiền chế là gì? Cấu tạo và ứng dụng của nhà thép tiền chế

CẬP NHẬT 14/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Trong cuộc sống hiện đại, nhà tiền chế đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cuộc sống từ làm nhà xưởng, kho, nhà trưng bày, siêu thị… Dù vậy không phải ai cũng hiểu rõ nhà tiền chế là gì? Chúng có cấu tạo ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị và hữu ích về loại hình công trình độc đáo này ở ngay dưới nhé!

1. Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế hay còn được gọi là nhà thép tiền chế đơn giản là những công trình được lắp dựng đồng bộ dựa vào những kết cấu thép đã được thiết kế, tổ hợp, gia công theo bản thiết kế được chỉ định sẵn. Hiện nay, đây là giải pháp tối ưu cho những công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng như làm nhà xưởng, kho bãi, trung tâm thương mại, quán cà phê…

Kết cấu thép là cấu trúc kim loại hình thành từ những cấu kiện thép liên kết với nhau nhằm mục đích là truyền tải và chịu lực. Với ưu điểm là cường độ chịu lực cao, kết cấu này rất chắc chắn nên đòi hỏi ít nguyên vật liệu hơn so với những loại kết cấu gỗ hay kết cấu bê tông.

nhà tiền chế là gì
Tìm hiểu nhà tiền chế là gì?

Cấu kiện thép là vật liệu xây dựng chế tạo với hình dạng cùng những thành phần hoá học cụ thể, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật riêng của từng công trình, cấu kiện thép có nhiều dạng khác nhau, một số dạng điển hình là ống tròn, hình hộp, hình H, hình L… 

Ngày nay, những kiến trúc sư đã kết hợp nhiều dạng hình học khác nhằm thể hiện nhiều ý tưởng độc đáo, làm cho tính ứng dụng của kết cấu thép ngày càng rộng rãi ở trong cuộc sống. 

2. Nhà thép tiền chế được ra đời khi nào?

Có bề dày lịch sử gần 200 năm song tốc độ phát triển của nhà thép tiền chế có thể khiến người ta kinh ngạc và đặt ra dấu ấn kiến trúc to lớn của con người. Ứng dụng đầu tiên của loại hình kiến trúc này được ghi nhận ở cuối thế kỷ 19 bởi các nhà xây dựng hàng đầu tại Chicago, Paris và London.

Theo đó, các kiến trúc sư đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho sự nứt vỡ nghiêm trọng của các công trình xây dựng bằng gạch đá. Lúc này, nhà thép là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho phương thức xây dựng truyền thống rất tốn kém và gây gián đoạn này.

nguồn gốc của nhà tiền chế
Nhà tiền chế được ra đời vào cuối thế kỷ 19 và ứng dụng cho đến ngày nay

Nhà tiền chế có bước chuyển mình thật sự vào đầu thế kỷ 20 khi công nghiệp luyện kim phát triển trên thế giới vượt bậc, dẫn đến sản lượng thép dồi dào cung cấp ra ngoài thị trường. Từ đây, những công trình làm từ thép được xây dựng phổ biến ở trên thế giới và nước ta cũng không ngoại lệ. Vào giai đoạn này, Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, Pháp đã cho xây dựng các công trình kết cấu thép ở nước ta như nhà máy xe lửa, nhà máy đóng tàu, nhà hát lớp, rạp chiếu phim..,

Những mẫu nhà thép tiền chế ứng dụng rộng rãi ở khắp thế giới từ giữa thế kỷ 20. Ngày nay, nước ta cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng và những mẫu nhà tiền chế đẹp nhất, hiện đại nhất được ra đời ngày càng nhiều.

3. Cấu tạo nhà tiếp chế

Khác với những công trình khác, làm nhà tiền chế công nghiệp hoặc làm nhà tiền chế dân dụng được làm hoàn toàn từ thép chịu lực cùng những thành phần khác. Vậy nên kết cấu của công trình gồm các loại cấu kiện chính, cấu kiện phụ, kết cấu bao che cùng tạo hình cho nhà tiền chế.

3.1. Cấu kiện chính nhà tiền chế

Cấu kiện chính của nhà tiền chế cũng cần bộ phận chân móng để chịu lực cho toàn bộ công trình. Việc chọn móng nông hoặc sâu còn phụ thuộc vào nhu cầu chủ đầu tư, nhưng thường thì công trình lớn cần làm móng sâu để chống lật.

Ngoài phần móng, kết cấu chính của công trình này còn có thêm khung chính như cột, kèo, dầm, kết cấu mang lực mái, dầm cầu chạy…

3.2. Cấu kiện phụ

Cấu kiện phụ của nhà tiền chế gồm xà gồ, giằng, vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, cầu thang, xà gồ tường hình, xà gồ mái, hệ sàn công tác… Kết cấu phụ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng, hoàn thiện công trình.

3.3. Kết cấu bao che, tạo hình cho công trình nhà tiền chế

Đây là một phần không thể thiếu trong một công trình nhà thép dân dụng hay nhà xưởng công nghiệp. Để có công trình hoàn thiệu cần có phần bao che, tạo hình từ tấm vật liệu sẵn như tôn lợp mái, tấm lót sàn, tấm thép… góp phần tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

cấu tạo nhà thép tiền chế
Tìm hiểu cấu tạo nhà thép tiền chế

4. Những thông số kỹ thuật của nhà tiến chế

Dưới đây là một số thông số kỹ thuật của nhà tiền chế mà người đọc nên nắm được, đó là:

  • Chiều cao: Chiều cao công trình được tính bằng khoảng cách từ chân nhà đến điểm giao giữa mái tôn, tường. 
  • Chiều dài: Chiều dài tính từ khoảng giữa 2 mép tường đối diện với nhau.
  • Chiều rộng: Được tính từ độ dài mép tường bên này đến độ dài mép tường ở phía bên kia.
  • Độ dốc máu: Đây là yếu tố quan trọng từ nhà tiền chế bởi phần mái là nơi trực tiếp nhận áp lực từ mưa. Vậy nên chủ đầu tư cùng đơn vị thi công nên chọn tỷ lệ hợp lý nhằm đảm bảo nước mưa không đọng ở trên mái.

5. Ưu điểm, nhược điểm của nhà tiền chế

5.1. Ưu điểm nhà tiền chế 

Nhà tiền chế ngày càng có xu hướng sử dụng rộng rãi bởi nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Công trình mang tính công nghiệp hoá cao
  • Được làm từ thép có khả năng chịu lực lớn, ít bị biến dạng.
  • Quá trình thi công nhanh, các kết cấu thép sẽ được gia công sẵn trong nhà máy, sau đó vận chuyển đến công trường để tiến hành lắp dựng.
  • Có tính kín và không bị thấm nước
  • Tiết kiệm nguồn nhân công xây dựng, góp phần tiết kiệm chi phí
  • Dễ dàng mở rộng quy mô 

Nhờ những ưu điểm này mà nhà tiền chế có tính ứng dụng rất lớn ở trong thực tế, rất thích hợp đối với công trình quy mô lớn, độ bền cao như nhà xưởng, bệnh viện, trường học… Có thể nói, nhà tiền chế là hệ thống công trình rất linh hoạt trong quá trình lắp dựng, đáp ứng được mọi công năng. Đó cũng là lý do vì sao công trình này ngày càng được ưa chuộng.

Nhà thép tiền chế có vô vàn ưu điểm nổi bật
Nhà thép tiền chế có vô vàn ưu điểm nổi bật

5.2. Hạn chế của nhà tiền chế

Dù vậy, nhà thép tiền chế vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định, cụ thể là:

Nhà tiền chế có khả năng kháng lửa khá thấp, khi nhiệt độ lên tới 500 đến 600 độ C, thép sẽ chảy ra và biến thành nhựa, từ đó làm giảm độ bền khiến công trình dễ bị sụp đổ. Do đó, hiện nay các nhà sản xuất đã ưu tiên phát triển vật liệu có khả năng kháng cháy hiệu quả.

Hơn nữa, các công trình nhà tiền chế cũng phải đối mặt với tình trạng ăn mòn, han gỉ khung thép sau thời gian dài sử dụng. Vậy nên để bảo vệ công trình thì các khung thép cần được đúc sẵn và phủ sơn ở bên ngoại, vừa tăng khả năng bảo vệ và tính thẩm mỹ cho công trình.

6. Có loại nhà tiền chế nào?

Hiện nay có bốn loại công trình nhà tiền chế phổ biến, bao gồm:

  • Nhà tiền chế dân dụng được sử dụng để làm nhà ở, có thiết kế đa dạng cùng chi phí rẻ. Hơn nữa, do rút ngắn quá trình thi công nên loại công trình được xây dựng một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
  • Nhà tiền chế công nghiệp như nhà kho, phân xưởng sản xuất…
  • Nhà tiền chế thương mại là cửa hàng tạp hoá, quán cà phê, siêu thị và trung tâm thương mại…
  • Nhà tiền chế quân sự: Mục đích của công trình nhằm phục vụ cho quân sự như doanh trại, khu tập huấn… 
nhà tiền chế dân dụng
Nhà thép tiền chế dân dụng đang ngày càng phổ biến

Trên đây là những thông tin hữu ích về nhà tiền chế là gì cùng các loại hình nhà tiền chế mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại công trình hiện đại này. Chúc bạn có giây phút thư giãn tuyệt vời. 

>>>Đọc thêm:

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM