Chuyên gia nệm

Bí quyết khắc phục khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

CẬP NHẬT 08/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

*Bài viết được đăng trên Sleep Advisor. Chuyển ngữ và biên tập bởi Vua Nệm

Một trong những câu hỏi mà tôi thường xuyên nhận được sau khi hạ sinh con trai, chính là “Cậu bé ngủ như thế nào?”. Tôi nghĩ rằng, mọi người đã hơi phóng đại về việc một đứa trẻ sơ sinh thì sẽ khó ở ra sao. Thực tế, em bé bắt đầu ngủ những giấc dài và không có vấn đề gì với việc ngủ lại sau khi thức giấc. 

Ồ, tôi đã quá ngây thơ rồi. Khi được tròn bốn tháng tuổi, cậu bé thiên thần của tôi – à, phải thú thực là bây giờ cậu bé không còn là thiên thần của những giấc ngủ nữa. Tôi bắt đầu hiểu được việc có một đứa trẻ “không bao giờ ngủ” là như thế nào. 

Những đêm thức trắng dần biến thành những ngày mê mệt, rồi thì những giấc ngủ ngắn dù chỉ trong khoảnh khắc thôi, cũng là những kí ức xa vời. Coca ăn kiêng giờ đã hoàn toàn phủ kín tĩnh mạch tôi.  

Cho bé nằm nghiêng một bên
Thiên thần của tôi ngủ như thế nào?

· Điều này có phải là lỗi của tôi không?

· Có phải con trai bé bỏng của tôi đột nhiên quên mất cảm giác có một giấc ngủ ngon là như thế nào?

· Có phải tất cả những bà mẹ với bé con của mình khi không ngủ ngon thì sẽ thực hiện một vài phép thuật nào đó để đưa bé về với những ngày hoàn hảo như khi mới sinh?

Sau khi giành hàng giờ đồng hồ tra cứu trên Google, đọc sách và nghiên cứu tài liệu, tôi phát hiện ra rằng bé con của mình hoàn toàn không có vấn đề gì hết.

1. Tại sao con tôi không ngủ?

Tại sao bé không ngủ?
Tại sao bé không ngủ?

Tôi cảm thấy thật thoải mái khi phải nói rằng, hầu hết những bậc phụ huynh đã từng tự hỏi bản thân mình câu hỏi này. Là bậc cha mẹ, có lẽ bạn đã rất chắc chắn rằng những điều mà em bé cần chỉ là khi: được cho ăn, nhiệt độ được điều chỉnh thích hợp với các nhóc, và tã thì luôn được thay đổi sạch sẽ. 

Về mặt thể chất thì mọi thứ dường như là ổn rồi đấy, thế nhưng bạn không biết rằng, có rất nhiều điều đang thay đổi trong bộ não của em bé, và đó là khi những biểu hiện về sự khủng hoảng giấc ngủ xuất hiện.

Hãy thử gõ cụm từ “sự khủng hoảng giấc ngủ” trên bất kì một công cụ tìm kiếm nào, và bạn sẽ nhận được cả tá kết quả. Thuật ngữ này được sử dụng giữa các bậc phụ huynh, bác sĩ, nhà khoa học, nhưng nó cũng đưa ra một vài điều hiểu lầm về những gì đang thực sự xảy ra với bé con nhà bạn.

“Sự khủng hoảng, thụt lùi” có nghĩa là “trở lại trạng thái cũ hoặc kém phát triển so với hiện tại”. Tuy nhiên, em bé của bạn thì không quên những gì đã được học hoặc là thụt lùi mãi. Một giấc ngủ có sự gián đoạn và rối loạn, thực chất lại chỉ điều ngược lại đang diễn ra trong não bộ của em bé. Những đứa trẻ ấy đang học hỏi và phát triển từng ngày.

Giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ của bé
Giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ của bé bắt đầu xuất hiện

Có rất nhiều thay đổi diễn ra trong hai năm đầu tiên của cuộc đời, bao gồm: mỉm cười, cười lớn, lăn lộn, phát triển chu kỳ ngủ, tự học cách ngồi, bò, đi đứng (trong vô vàn những điều khác).

Trong những cột mốc phát triển này, trẻ sơ sinh liên tục tập luyện những kỹ năng và cố gắng để biến những kỹ năng ấy trở nên hoàn hảo. Những nghiên cứu chỉ ra rằng, khi các em tập luyện để hoàn thiện những điều đó, thì việc hoàn thiện giấc ngủ lại mất nhiều thời gian hơn cả.

Rachel Gorton, một chuyên gia về giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã giải thích rằng: “Ngay cả khi những giai đoạn này thi thoảng xảy ra với những giấc ngủ ngắn hơn thì chúng vẫn rất quan trọng đối với sự phát triển cảm xúc và thể chất của em bé. Nói một cách khác, đây là điều thiết yếu cần phải xảy ra.”

Giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ của bé
Giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ của bé xảy ra là hết sức bình thường

Vì vậy, bạn hãy tự rót cho mình một tách cà phê và thư giãn đi. Không ai có thể giải quyết được vấn đề đó. Bạn hãy tự an ủi mình rằng, con bạn đang phát triển ngày qua ngày và càng trở nên thông minh hơn. Những sự khủng hoảng này, sớm thôi, sẽ đi vào dĩ vãng.

2. Tìm hiểu về nhu cầu giấc ngủ của trẻ  sơ sinh

Bây giờ, khi mà chúng ta đã hiểu được lý do tại sao mà sự khủng hoảng giấc ngủ lại xuất hiện, chúng ta có thể ước tính khoảng thời gian mà trẻ sơ sinh có thể sẽ lại trải qua chúng. Những giai đoạn này thường xảy ra khi bé sắp trải nghiệm những kỹ năng mới, tuy rằng mỗi đứa trẻ thì không giống nhau, và sẽ trải qua những giai đoạn phát triển ở những thời điểm khác nhau.

Macall Gordon, một giáo sư tâm lý chuyên về lĩnh vực nuôi dạy con cái ở Đại học Antioch đã nói rằng: “Biểu đồ của sự phát triển.. không hoàn toàn là một đường thẳng”

giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ
Mỗi bé khác nhau sẽ trải qua những giai đoạn phát triển ở những thời điểm khác nhau

Nếu như nhóc con nhà bạn trải qua những giai đoạn này sớm hơn hay muộn hơn, hoặc thậm chí là không có gì xảy ra (bạn thực sự rất may mắn), thì điều đó hoàn toàn bình thường. Trong trường hợp bạn gặp bất cứ vấn đề nào hoặc lo ngại về sự phát triển của con thì hãy trao đổi với bác sĩ Nhi khoa nhé.

2.1. 4 tháng tuổi

Đây là khoảng thời gian mà một em bé đã có thể bắt đầu tạo nên một chu kỳ ngủ giống như của chúng ta. À, thực ra thì có ngắn hơn một chút. Sau giai đoạn kể từ khi mới sinh ra, giấc ngủ của trẻ sơ sinh đã trở nên dễ dự đoán hơn, và lặp theo chu kỳ trong khoảng từ 50 tới 60 phút.

chu kỳ ngủ của bé
Đây là khoảng thời gian mà một em bé đã có thể bắt đầu tạo nên một chu kỳ ngủ giống như của chúng ta

Trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian cho giai đoạn giấc ngủ REM hơn chúng ta và có thể dễ dàng bị đánh thức trong khoảng thời gian ngủ nhẹ này. Khi những em bé quen với những điều đó thì có thể dẫn tới việc các bé sẽ thức dậy nhiều hơn vào ban đêm.

Não bộ phát triển rất mạnh mẽ, và vì vậy, con bạn sẽ cảm thấy đói nhiều hơn hoặc là cần được cho ăn nhiều hơn nữa. Thêm vào đó, khoảng thời gian này là giai đoạn mà em bé bắt đầu nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh mình. Điều này có thể khiến cho bé xao nhãng thời gian ăn uống ban ngày, dẫn đến sự đói bụng nhiều hơn vào ban đêm.

 2.2. 6 tháng tuổi

Đến lúc này, có thể bạn đã cảm thấy ổn định và quen dần với khoảng thời gian thức và nghỉ ngơi như bình thường, và bé nhà bạn rất có thể sẽ ngủ xuyên đêm. Và đến khi mà bạn nghĩ rằng mình đã khám phá hết mọi thứ với nhóc tì dễ chịu nhà mình, thì đây lại là lúc xuất hiện những vấn đề khác: em bé bắt đầu từ chối việc ngủ trưa, thức dậy sớm vào buổi sáng. Đúng không nào?

bé ngủ quá sức
Chỉ cần thiếu một giấc ngủ ngắn trong suốt cả ngày cũng có thể khiến cho bé bị quá sức

Cùng với việc nhận ra rằng tương tác xã hội sẽ vui như thế nào, những em bé bắt đầu nhấc người lên bằng việc chống cả chân và tay, có thể bé sẽ lăn lộn một lúc và bắt đầu cảm thấy lo lắng về việc tách khỏi mẹ. Khi bạn đặt bé xuống nôi để đi ngủ và đi tới đóng cánh cửa lại, bé sẽ không hiểu rằng bạn chỉ ở ngay phòng bên cạnh thôi và có thể tới bất cứ lúc nào.

Những giấc ngủ ngắn có thể sẽ bị từ chối vào thời điểm như thế này. Có thể một giấc ngủ ngắn sẽ xuất hiện khi đi trên xe ô tô, nhưng phần lớn thời gian, em bé sẽ cảm thấy rất thích thú về những điều diễn ra xung quanh và quên mất việc đi ngủ. 

Chỉ cần thiếu một giấc ngủ ngắn trong suốt cả ngày cũng có thể khiến cho bé bị quá sức, khiến cho việc đặt bé vào nôi đi ngủ khó khăn hơn nhiều, hoặc thậm chí dẫn tới những lần thức dậy lúc nửa đêm.

2.3. 8 tháng tuổi

bé bắt đầu thích chơi đồ chơi
Bé có thể tỏ ra thích thú với những món đồ chơi nhiều hơn bao giờ hết

Tám tháng tuổi là khoảng thời gian tuyệt vời để trở thành những vị phụ huynh mẫu mực. Công chúa bé bỏng (hoặc hoàng tử nhỏ) của bạn có lẽ đang ở giai đoạn đầu của việc bò vòng quanh, la hét, hoặc thậm chí là tự nhấc mình lên khỏi mặt đất. 

Bé có thể tỏ ra thích thú với những món đồ chơi nhiều hơn bao giờ hết và hoàn thiện các kĩ năng vận động của bản thân. Không có gì tuyệt vời hơn việc chứng kiến con kêu lên sung sướng khi đã hoàn thành được việc mà con chưa thể thực hiện trước đây.

Không may thay, tất cả những thứ hay ho ấy có thể dẫn tới vấn đề với một số việc. Ví dụ khi bạn đi vào phòng ngủ của con và bắt gặp cảnh tượng em bé đang cố gắng tự kéo mình lên để tập đứng, hoặc là tự nói chuyện với bản thân thay vì đi ngủ. Trong khi bé làm tất cả mọi thứ trong ngày thì việc đi ngủ vào ban đêm có thể là việc rất kích thích, như khi bạn xem một bộ phim kinh dị vậy.

Em bé của bạn có thể bỏ qua giấc ngủ thứ ba, điều này dẫn tới việc bé sẽ gặp vấn đề vì quá mệt mỏi vào giờ đi ngủ trong khi lũ nhóc đã quen dần với việc ấy. Sự khủng hoảng giấc ngủ này dễ thay đổi và có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu trong khoảng từ 8 tới 10 tháng.

2.4. 12 tháng tuổi

trẻ tập đi
Giai đoạn chập chững bước đi

Xin chúc mừng! Con bạn đã trải qua giai đoạn sơ sinh, phát triển thành một em bé, và bây giờ tới giai đoạn chập chững bước đi! Và nếu bé chưa đi được thì cũng đừng lo nhé, em bé sẽ sớm có những bước đi đầu tiên ở tương lai không xa, và sẽ bập bẹ gọi “ba ba” “mẹ mẹ” bất cứ lúc nào đấy.

Lũ nhóc càng ngày càng thích đọc và hiểu biết ngôn ngữ, ngay cả khi bé chưa nói chuyện được nhiều. Và chắc chắn rằng các bé đã nghe được từ “không” một tới hai lần khi ai đó nói chuyện.

Thú vị là ở giai đoạn này, cái cách mà các bé nhận thức được môi trường xung quanh sẽ khiến cho những giấc ngủ trở nên khá nhàm chán. Các em thà nằm ườn ra hoặc đẩy xe tập đi quanh nhà còn hơn là đi ngủ. Việc bỏ lỡ những sự kiện diễn ra ngoài căn phòng giống như là một hình phạt với các nhóc vậy.

Trẻ một tuổi đang phát triển nhanh chóng và có thể biểu hiện rằng bé đang đói nhiều hơn bình thường, từ chối những giấc ngủ thứ hai và phản đối việc lên giường đi ngủ. Hầu hết bọn trẻ không sẵn sàng lên giường đi ngủ vào giai đoạn này và phản đối rất kịch liệt. Giống như những giai đoạn khủng hoảng khác, khoảng thời gian này có thể kéo dài một vài tuần, vì vậy bạn hãy cố gắng lên nhé!

giai đoạn trẻ phản đối ngủ
Hầu hết bọn trẻ không sẵn sàng lên giường đi ngủ vào giai đoạn này và phản đối rất kịch liệt

2.5. 18 tháng tuổi

Bạn có nhớ thiên thần bé bỏng, những em bé xinh xắn đã ngủ quên trên tay bạn? vì lũ nhóc đó mà bạn đã phải rửa tay hàng triệu lần (bởi nước bọt dây ra tay, đương nhiên rồi). Chà, đứa bé đó đã biến thành một em bé mới biết đi, và chuẩn bị có những thay đổi rất lớn. 

Những cái âu yếm có thể ít dần đi và không lâu nữa, sự bùng nổ cảm xúc và tức giận sẽ tìm tới bạn thôi. Nhưng việc dạy những cô nhóc, cậu nhóc một vài từ mới, cho các bé ăn thử món mới, làm quen với những điều nhỏ nhặt hay lớn lao tới từ việc thay đổi tính cách của trẻ cũng là một trong những thú vui của việc trở thành cha mẹ.

Đúng thế, giống như những thú vui khác của việc trở thành phụ huynh, sẽ luôn luôn có những sự suy sụp. Giấc ngủ có thể chấm dứt ở độ tuổi này, trong khi những cột mốc phát triển khác vẫn tiếp tục diễn ra. Việc mong muốn con mình tự lập hơn có thể tạo ra một số vấn đề khi ba mẹ đặt trẻ đi ngủ. Lúc này, chiếc cũi đối với bé giống như một nhà tù hơn là một chiếc giường ấm áp.

trẻ bài xích cũi
Chiếc cũi đối với bé giống như một nhà tù hơn là một chiếc giường ấm áp.

Việc này là điều rất bình thường, trong khi giai đoạn này đối với bạn là giai đoạn khó khăn nhất. Dường như những em bé một tuổi rưỡi biết chính xác cách làm cho cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn.

Độ tuổi

Những thay đổi trong giai đoạn phát triển

Trung bình cho giấc ngủ ngày

Trung bình cho giấc ngủ đêm

 

4 tháng

– Lăn lộn

– Chu kỳ ngủ

– Tăng trưởng nhảy vọt

 

4-5 tiếng

 

9-10 tiếng

 

6 tháng

– Nhận thức xã hội

– Hội chứng lo lắng khi bị xa cách

– Không còn ngủ nhiều nữa

 

4 tiếng

 

10 tiếng

 

8 tháng

– Hoàn thiện kỹ năng vận động

– Hội chứng lo lắng khi bị xa cách

– Bò trườn

– Tự nhấc người lên

 

3-4 tiếng

 

11 tiếng

12 tháng

– Bắt đầu bước đi

– Phát triển về mặt ngôn ngữ

3 tiếng

11 tiếng

 

18 tháng

– Tự lập hơn

– Bước đi

– Phát triển về mặt ngôn ngữ

 

2.5 tiếng

 

11 tiếng

Nguồn: “Giấc ngủ của trẻ sơ sinh“, Stanford Childrens

3. Khủng hoảng giấc ngủ trẻ sơ sinh có nguy hiểm cho trẻ không? 

Câu trả lời ngắn gọn là Không. Khủng hoảng giấc ngủ chỉ là tạm thời, và một khi các bé đạt được những mốc phát triển quan trọng thì nếp sinh hoạt lại trở về bình thường hoặc được cải thiện hơn. Tuy nhiên, trong những giai đoạn này thì một số thói quen xấu hoặc cơ chế phòng vệ của bản thân có thể được hình thành, dẫn tới một vài tình huống nguy hiểm tiềm ẩn.

Việc nằm chung giường, ngủ thiếp đi khi bế em bé, sử dụng xích đu hoặc nôi rung cho khi không kiểm soát đều đi ngược lại với những hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) về một giấc ngủ an toàn và có thể gây nghẹt thở, đột tử ở trẻ nhỏ. Mặc dù thời gian ban đêm dường như là dài vô tận nhưng hãy nhớ rằng việc này sẽ kết thúc sớm thôi.

4. Trả lời thắc mắc bởi bác sĩ Nhi khoa

4.1. Việc huấn luyện nếp ngủ cho trẻ sơ sinh có thực sự hiệu quả không?

huấn luyện trẻ ngủ
Việc huấn luyện nếp ngủ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi bé được khoảng 5 tháng tuổi

Rất nhiều phụ huynh dường như đều đưa ra ý kiến cho chủ đề nóng này, nhưng Khoa Nhi đã đưa ra câu trả lời rằng, việc luyện ngủ là hiệu quả và an toàn. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và rất nhiều sách báo, blog nói về vấn đề đó.

Nhìn chung, việc huấn luyện nếp ngủ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi bé được khoảng 5 tháng tuổi. Hãy chắc chắn rằng bạn đã hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề này và điều gì là tốt nhất cho con của bạn.

4.2. Trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn vào ban đêm thì phải làm sao?

Phương pháp luyện nếp ngủ phổ biến nhất hiện nay chính là hãy-khóc-đi. Đúng rồi, chính xác là những gì bạn nghĩ đấy. Con bạn sẽ phải học cách tự ngủ mà không cần đến sự can thiệp, chính vì vậy, nhiều người sử dụng phương pháp này để cho em bé sẽ ngủ thiếp đi khi khóc đến kiệt sức. Đối với nhiều người, việc này là rất nhanh chóng và dễ dàng, nhưng lại không hiệu quả với một số người khác.

cho trẻ ngủ sau khi khóc kiệt sức
Hãy cho em bé sẽ ngủ thiếp đi khi khóc đến kiệt sức

Hãy trò chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn để hỏi thêm về những khuyến cáo của họ hoặc tìm ra một số phương pháp nhẹ nhàng hơn.

4.3. Còn những vấn đề nào khác không?

Sự khủng hoảng là hoàn toàn bình thường và là một dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển bình thường, tuy rằng đôi khi, có một số vấn đề khác lại phát sinh khó khăn hơn nhiều. Trào ngược, mọc răng, tăng trưởng nhảy vọt là một trong số ít những việc có ảnh hưởng đến một giấc ngủ tốt. Nếu em bé vẫn còn khó khăn khi đi ngủ sau một đến hai tuần, hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ nhé!

4.4. Làm thế nào để đối mặt với khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ sơ sinh?

Việc này như một giấc mơ vậy, khi đặt mọi trách nhiệm làm cha mẹ cho một người khác giải quyết trong giai đoạn khó khăn này. Mặc dù việc thuê một người giữ trẻ cho giai đoạn khủng hoảng này không phải là giải pháp tốt nhất, nhưng việc tranh thủ mọi sự giúp đỡ sẽ là chìa khóa để sống sót qua giai đoạn này. Bạn và vợ/chồng mình có thể chia ca trông ban đêm để việc mất ngủ một chút cũng không quá khó khăn.

nhờ người trong nhà chăm hộ trẻ
Hỏi một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè bạn xem họ có thể trông giúp đứa trẻ trong một vài giờ

Nếu bạn là cha/mẹ đơn thân, hãy hỏi một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè bạn xem họ có thể trông giúp đứa trẻ trong một vài giờ để bạn đi chợp mắt một chút hay không. Hầu hết những người thân thiết sẽ rất vui lòng giúp đỡ, và vài tiếng đồng hồ đó sẽ tạo nên sự khác biệt lớn.

4.4.1. Rèn luyện một thói quen đi ngủ tốt cho trẻ sơ sinh

Trẻ em, giống như là người lớn, cần phải phát triển thói quen sinh hoạt và tuân thủ giờ ngủ chính xác là một cách hoàn hảo để giúp việc đi ngủ dễ dàng hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, những thói quen đi ngủ sẽ dẫn tới việc ít thức dậy vào ban đêm hơn ở cả trẻ sơ sinh và trẻ vài tháng tuổi chỉ trong một vài ngày.

Nếu như bạn giống như tôi thì sẽ cảm thấy khá là sợ hãi khi nghe thấy từ “thói quen” đấy. Tuy nhiên, nó không phải là việc gì phức tạp cả. Chỉ là một số việc đơn giản như cho ăn, đi tắm, dưỡng da/mát-xa, đọc sách, và tới giờ đi ngủ, vòng tròn sinh hoạt này sẽ khiến em bé hiểu được khi nào là thời gian cần phải đi ngủ buổi tối rồi.

Bất kể là bạn có đưa ra quyết định gì đi chăng nữa, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ kiên trì thực hiện nó. Đừng làm xáo trộn các bước để giữ cho thời gian ban đêm càng thoải mái càng tốt.

phát triển thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ
Cần phải phát triển thói quen sinh hoạt và tuân thủ giờ ngủ chính xác cho trẻ

4.4.2. Tăng lượng thức ăn vào ban ngày

Khi em bé đã gắn kết hơn với thế giới xung quanh, việc ăn uống bắt đầu trở nên kém hấp dẫn hơn. Bé thà rằng quay ra nhìn anh chị mình làm trò hoặc nhìn chằm chằm vào đồ chơi đang nhấp nháy, còn hơn là phải ăn. Không may thay, nếu em bé không ăn đủ vào ban ngày thì bù lại, bé sẽ thức dậy để ăn bù vào ban đêm.

Nếu việc ăn uống bị mất tập trung còn tái diễn nữa, hãy thử cho con ăn trong bóng tối, yên tĩnh và không bị xao nhãng. Điều này cũng có nghĩa là, hãy rời xa điện thoại, rời xa mạng Internet khi cho con bạn ăn.

Bằng cách cho con ăn đủ vào ban ngày, bạn có thể chắc chắn rằng việc con thức dậy vào buổi đêm sẽ không phải vì đói và mọi vấn đề sẽ dễ giải quyết thôi.

bé biếng ăn
Với bé, việc ăn uống bắt đầu trở nên kém hấp dẫn hơn

4.4.3. Đi ngủ đúng giấc

Đặt em bé đi ngủ đúng lúc sẽ là phần quan trọng nhất để bé có một giấc ngủ ngon. Một em bé chưa cảm thấy mệt sẽ từ chối việc đi ngủ, nhưng những bé quá mệt mỏi thì lại rất khó dỗ. Giữ cho bé ở trạng thái ở giữa sẽ là điều tốt nhất.

Không có một tiêu chuẩn nào đặt ra cho giờ đi ngủ. Mọi em bé đều khác biệt, và mọi em bé đều cần những giờ đi ngủ khác nhau. Các nhà khoa học từ Stanford đã khuyên rằng, bạn nên thử lên kế hoạch cho bé đi ngủ trong khoảng từ 10-12 tiếng mỗi tối.

Việc này có thể mất vài tối trải nghiệm để tìm ra khoảng thời gian kỳ diệu cho giấc ngủ ngon, và nó có thể thay đổi trong vòng một tới hai tháng. Vì vậy bạn hãy kiên nhẫn nhé!

4.4.4. Yếu tố ánh sáng và sự cách âm

Ánh sáng và âm thanh phía bên ngoài có thể làm phiền đến giấc ngủ của trẻ. Hãy chắc chắn rằng bạn đã khiến cho căn phòng thật tối, bằng cách trang bị rèm kéo hoặc rèm xếp để tối ưu giấc ngủ nhé. Và hãy làm át đi những âm thanh như tiếng chuông cửa hoặc tiếng chó sủa bằng máy âm thanh.

Đừng lo lắng nhé. Em bé không sợ bóng tối đâu, và tiếng ồn trắng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, như là việc gợi nhớ cho các bé về những âm thanh tương tự khi bé đang nằm trong bụng mẹ.

trang bị phòng ngủ tối cho trẻ
Hãy chắc chắn rằng bạn đã khiến cho căn phòng thật tối, bằng cách trang bị rèm kéo hoặc rèm xếp

4.4.5. Tránh xa những thói quen xấu

Mặc dù có thể sẽ dễ dàng hơn khi mang em bé lên giường hoặc đưa bé cho y tá dỗ ngủ mỗi khi bé khác, thế nhưng bé con có thể dựa vào đây để bắt đầu ỷ lại. Em bé sẽ ngủ ngon hơn nếu bé tự chìm vào giấc ngủ trên giường của mình, nhưng trong suốt giai đoạn khủng hoảng, việc dậy năm, sáu, hai mươi lần trong một đêm hoàn toàn có thể xảy ra.

Hãy bám sát quá trình và tự nhủ rằng giai đoạn này chỉ là tạm thời thôi. Nếu bạn muốn ngủ chung, hãy kéo dài thời gian chia sẻ phòng cho tới ít nhất là sáu tháng – AAP  khuyên bạn nên chia sẻ phòng nhưng không nên ngủ chung giường với bé trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Những ngày sống như một thây ma sẽ sớm qua đi, và nhóc tì nhà bạn sẽ ngủ xuyên đêm nhanh chóng thôi.

4.4.6. Rèn luyện việc tự chăm sóc bản thân mình

chăm sóc bản thân khi mệt mỏi
Biết khi nào thì bạn cần nghỉ ngơi và tìm sự giúp đỡ trước khi bạn đến giới hạn của bản thân mình.

Để có thể trở thành phụ huynh hoặc người chăm sóc tốt nhất thì việc tự chăm sóc tốt bản thân mình là rất quan trọng. Khi cần thiết thì bạn nên lùi về phía sau. Biết khi nào thì bạn cần nghỉ ngơi và tìm sự giúp đỡ trước khi bạn đến giới hạn của bản thân mình. Nếu như một giấc ngủ ngắn là không đủ, hãy cố gắng ra khỏi nhà, đi uống một ly sinh tố, thưởng cho bản thân một chầu mát-xa hoặc dành thời gian cho bạn bè.

Hãy tự nhắc nhở bản thân mình rằng đây là một việc hết sức bình thường và chỉ xảy ra tạm thời trong quá trình phát triển của con bạn mà thôi.

5. Kết luận

Là một phụ huynh, tôi đã liên tục bị bất ngờ bởi có rất nhiều thứ tôi không hề biết. Nhưng điều giúp tôi trải qua những giai đoạn khó khăn, chính là việc tôi biết mình không phải là người duy nhất phải vượt qua chúng. “Sự khủng hoảng về giấc ngủ” là một phần bình thường trong sự phát triển của bé, và bé cần có những điều này để trở nên thông minh và cao lớn hơn.

Tôi đã vượt qua bốn tháng, cảm thấy tự tin về những khả năng mà mình có được với tư cách là một người mẹ từng trải. Đương nhiên là thằng nhóc nhà tôi đang ngủ khi tôi gõ những dòng này. Có lẽ là để chuẩn bị cho đợt khủng hoảng tiếp theo đây. Giờ thì tôi đi bật máy pha cà phê đã!

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/sleep-regression/

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team