Hội chứng sợ ngủ một mình là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về hội chứng sợ ngủ một mình. Hầu hết người mắc hội chứng này đều cảm thấy bất an, sợ hãi khi màn đêm buông xuống. Tại sao lại có hội chứng này? Bạn có đang mắc phải hội chứng này và thao thức mất ngủ hàng đêm vì nó không?. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về chủ đề này cũng như giải pháp khắc phục nhé.

 sợ ngủ một mình
Hội chứng sợ ngủ một mình là gì?

1. Hội chứng sợ ngủ một mình là hội chứng như thế nào?

Giấc ngủ rất quan trọng bởi đó là khoảng thời gian quý báu để chúng ta nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày dài. Tuy nhiên khác với phần lớn mọi người, khoảng thời gian đó là lúc những người mắc phải hội chứng sợ ngủ một mình lo lắng nhất.

Họ sẽ cảm thấy rất khó khăn khi phải đi ngủ một mình. Họ có thể hay gặp phải ác mộng, tỉnh ngủ lúc nửa đêm và trằn trọc không thể ngủ tiếp. Chứng sợ hãi này lâu dần gây ra những nỗi sợ hãi và lo lắng khi màn đêm buông xuống. Nỗi ám ảnh này chính là hội chứng sợ ngủ một mình (tên khoa học là hypnophobia). 

Rối loạn giấc ngủ thường xuyên do hội chứng này khiến người bệnh không được yên giấc. Ví dụ, một người bị sợ hãi và mất ngủ hàng đêm sẽ luôn lo lắng trước khi đi ngủ, sự lo lắng dẫn đến những ác mộng và làm trầm trọng thêm tình trạng bất an, thấp thỏm, thậm chí tỉnh ngủ vào lúc nửa đêm.

Giống như những chứng bệnh ám ảnh khác, hội chứng sợ ngủ một mình gây ra nỗi sợ hãi tác động mạnh mẽ lên cuộc sống thường nhật cũng như sức khỏe của bệnh nhân. 

Nỗi ám ảnh sợ hãi hàng đêm
Nỗi ám ảnh sợ hãi hàng đêm chính là hội chứng sợ ngủ một mình

2. Những triệu chứng của bệnh sợ ngủ một mình

Giấc ngủ ngon là điều mà ai ai cũng mong muốn nhưng lại là ám ảnh sợ hãi với những người mắc hội chứng sợ ngủ một mình. Những triệu chứng của hội chứng này như sau:

  • Cảm giác lo lắng bất an không rõ nguyên nhân mỗi khi đến giờ đi ngủ
  • Thấy sợ mỗi khi phải lên giường đi ngủ.
  • Thức khuya muộn để tránh phải tắt đèn đi ngủ
  • Khi đến tối chỉ lo lắng nghĩ đến việc ngủ, không để tâm được vào những việc khác
  • Thay đổi tâm trạng mỗi khi gần đến giờ đi ngủ, cảm thấy khó chịu, lo lắng
  • Thường xuyên lo sợ có việc gì xấu xảy ra trong khi đang ngủ
  • Luôn để ý, nghe ngóng đến những chi tiết nhỏ nhất trong đêm và sợ hãi
  • Mất ngủ, trằn trọc không vào giấc
  • Khi tỉnh dậy lúc nửa đêm sẽ khó ngủ lại được, nằm trong lo lắng bất an

Dù bị chứng ám ảnh đi chăng nữa thì việc đi ngủ cũng không thể nào tránh khỏi. Nếu bạn bị hội chứng sợ ngủ một mình kéo dài, bạn sẽ có nguy cơ mất ngủ hầu hết các đêm, thậm chí giấc ngủ không sâu, hay tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại. Những người bị bệnh sợ ngủ một mình thường bật đèn sáng trong phòng ngủ, bật TV hoặc mở nhạc để không bị màn đêm lấn át. 

ảnh hưởng của hội chứng sợ ngủ một mình
Người bị hội chứng sợ ngủ một mình thường mất ngủ, khó ngủ

3. Những lý do gây nên hội chứng sợ ngủ một mình

Con người có nhiều lý do cho việc mất ngủ và sợ ngủ. Đối với phần lớn người mắc hội chứng này, đó là bệnh tâm lý về sự an toàn. Họ sẽ cảm thấy không được an toàn khi ở nhà một mình và tắt hết điện vào ban đêm.

Chứng ám ảnh này có thể bắt nguồn từ những bộ phim kinh dị, những chương trình thời sự/ báo chí về tội phạm,… Họ có thể tưởng tượng trong sợ hãi rằng bản thân sẽ vướng phải những câu chuyện kinh dị đó khi ở nhà một mình, nhất là khi đang ngủ. Với những người khác, nỗi sợ đó là có căn cứ nếu như môi trường sống xung quanh họ không an toàn.

Việc ngủ một mình ở nơi thường xuyên xảy ra trộm cắp, tội phạm … khiến họ lo lắng, về lâu dài sẽ hình thành hội chứng sợ ngủ một mình. Nếu bạn có những rối loạn âu lo hoặc nỗi sợ nào đó, bạn cũng có thể cảm thấy sợ ở một mình, đặc biệt là vào ban đêm. Đương nhiên điều này cũng sẽ sinh ra chứng sợ ngủ một mình. 

Ám ảnh sợ ngủ ở trẻ
Ám ảnh sợ ngủ do tâm lý về sự an toàn

Đối với một số người, tâm lý về một ký ức buồn nào đó hay kéo đến vào ban đêm lẫn trong giấc mơ,… Việc nằm một mình trong đêm khiến họ luôn suy nghĩ tới những ký ức buồn đó. Điều này mang lại cảm xúc không vui khiến họ thao thức khó ngủ.

Ví dụ, nếu một người mất đi người thường ngủ chung với mình thì việc ngủ một mình sẽ trở nên rất khó khăn. Việc ngủ với người mà bạn yêu quý, những cái ôm và điểm chạm giúp cơ thể giải phóng ra oxytocin. Oxytocin này là 1 loại hormone xuất hiện khi con người hạnh phúc.

Khi mất đi người chung giường, bạn vừa phải đối mặt với những cảm xúc buồn bã, vừa thiếu đi oxytocin – loại hormone an ủi giúp bạn vượt qua nó. Ngay cả với người bình thường cũng sẽ bị khó ngủ nếu người ngủ cùng phải tạm vắng mặt trong một vài hôm. 

4. Làm sao để không sợ khi ngủ một mình

4.1 Điều trị tâm lý

Nếu bạn đang có nỗi lo sợ tiềm tàng hoặc vấn đề đau buồn nào đó giải pháp điều trị tâm lý là một cách hiệu quả để bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn bị mắc hội chứng sợ ngủ một mình trong một khoảng thời gian dài, hãy đến phòng khám điều trị tâm lý để được trò chuyện với chuyên gia trị liệu.

Các chuyên gia có thể giúp bạn loại bỏ âu lo, chia sẻ tip giúp bạn thoải mái hơn khi ngủ một mình. Các chuyên gia sẽ phân tích và đưa ra lời khuyên dựa trên tình trạng cụ thể mà bạn đang gặp phải.

4.2. Ngủ với chó mèo cưng

Nếu không có người nằm cạnh, bạn có thể ngủ cùng với thú cưng của mình. Ngủ với chó mèo cưng phần nào giúp bạn có thêm cảm giác an toàn hơn, từ đó giảm căng thẳng trước khi đi ngủ. Bạn cũng sẽ có mối liên kết tình cảm chặt chẽ hơn với thú cưng đáng yêu của mình.

Thêm vào đó, chó hoặc mèo thường có thân nhiệt ấm hơn con người, nên bạn sẽ được sưởi ấm khi ôm chúng ngủ, tinh thần cũng sẽ thư giãn và thoải mái hơn, xua đi nỗi lo mỗi khi màn đêm buông xuống. 

cách để thoát khỏi chứng sợ ngủ một mình
Ôm thú cưng giúp bạn cảm thấy an toàn hơn

4.3. Không nên xem những gì gây sợ hãi trước khi đi ngủ

Hãy hạn chế tối đa những nội dung đáng sợ trước khi đi ngủ. Dù là tin tức, phim, sách, hay những video ngắn … cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Điều này càng gây cho bạn sự lo âu, sợ hãi khó mà nhắm mắt. Đừng vì tò mò mà cố gắng xem nhé. Hơn nữa, tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng sẽ gây mất ngủ, càng làm cho bạn trằn trọc hơn. 

4.4. Trang bị an toàn cho căn nhà

Nếu bạn bị mắc hội chứng sợ ngủ một mình do lo ngại về sự an toàn thì bạn hãy đầu tư các trang thiết bị an ninh cho ngôi nhà của mình. Một số hệ thống an ninh gia đình có giá thành hợp lý và dễ lắp đặt có thể kể đến: camera, khóa cửa thông minh, chuông cảnh báo… Những thiết bị này sẽ tạo cho bạn cảm giác yên tâm hơn vào ban đêm.

4.5. Hướng tới những suy nghĩ tích cực

Trước khi đi ngủ, bạn hãy để tâm trí được thả lỏng và thư giãn, tránh suy nghĩ vu vơ về những thứ đáng sợ. Bạn có thể tập hít thở sâu hoặc bật nhạc thiền định. Hãy suy nghĩ tới những điều vui vẻ và tích cực.

Bạn cũng có thể dùng những liệu pháp mát xa, thư giãn như tắm bồn, đốt tinh dầu hoa cỏ trước khi ngủ để tâm lý ổn định hơn. Yoga hay ngồi thiền cũng là 1 gợi ý luyện tập hiệu quả cho những người mắc hội chứng sợ ngủ một mình.

4.6. Tạo thói quen trước khi đi ngủ

Hãy tạo ra một số hoạt động mà bạn cực kỳ yêu thích để thực hiện trước khi đi ngủ. Ví dụ như đọc truyện tranh, truyện hài, nghe nhạc hoặc tô màu theo sách,… Tận hưởng những thú vui thư giãn trước khi đi ngủ sẽ khiến tâm trí bạn được thả lỏng, không còn thời gian suy nghĩ tới những thứ tiêu cực nữa. 

Bên cạnh đó, bạn hãy trang trí lại phòng ngủ của mình. Một màu sơn hoặc giấy dán tường mới tươi sáng, một bức tranh thú vị hoặc đồ trang trí … cũng sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Đối với giường ngủ, hãy chọn những chiếc ga giường yêu thích, những chiếc gối ôm ngộ nghĩnh để bạn cảm thấy an toàn hơn. 

Làm sao để không sợ khi ngủ một mình
Trang trí phòng ngủ theo theo hướng tích cực sẽ khiến bạn vui vẻ hơn

XEM THÊM: 

Trên đây là những phân tích về hội chứng sợ ngủ một mình. Nếu bạn cũng mắc phải hội chứng này thì có thể áp dụng những tip mà Vua Nệm đã gợi ý ở trên nhé. Hy vọng bạn sớm lấy lại những giấc ngủ ngon hàng đêm và đánh bay nỗi sợ hãi khi ngủ một mình. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM