Sức khỏe giấc ngủ

Trong 100g đường bao nhiêu calo? Đường có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

CẬP NHẬT 02/10/2022 | BỞI Tôn Vân

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới đều khuyên chúng ta nên hạn chế đường trong khẩu phần ăn hay chưa? Việc quá lạm dụng thành phần này sẽ gây ra những tác hại gì? Ngay bây giờ hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu xem mỗi ngày nên sử dụng bao nhiêu đường mới tốt và trong 1 muỗng canh đường bao nhiêu calo nhé.

đường bao nhiêu calo
Trong 100g đường bao nhiêu calo?

1. Đường đóng vai trò đặc biệt như thế nào trong cơ thể?

Đường là một loại gia vị quen thuộc có trong căn bếp của mỗi hộ gia đình, tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng đều hiểu rõ về chúng. Đây là tên gọi chung của những hợp chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat. Hiện tại, đường được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm: đường đơn, đường đôi, đường đa pha tử (hay đường phức).

Xét cho cùng, lượng calo trong đường đóng vai trò chuyển hóa và góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, thật không may khi chúng lại là nguyên nhân gây bệnh béo phì cũng như bệnh tiểu đường, trầm cảm và bệnh tim,… Thực tế cho thấy, việc sử dụng thiếu hay dư đường đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Đường không chỉ là loại gia vị gia tăng vị ngọt của các món ăn, món bánh hay nước,… mà còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như: vitamin B1 và B2, vitamin C, muối vô cơ, sắt, acid hữu cơ… Do đó:

  • Trường hợp cơ thể dung nạp quá ít đường, bạn có thể sẽ phải đối diện với các tình trạng như: hạ đường huyết, giảm năng lượng, sụt cân và mệt mỏi. 
  • Trường hợp cơ thể dung nạp thừa đường, lúc này lượng đường trong máu sẽ tăng cao, từ đó kéo theo nguy cơ mắc phải các bệnh như: đái tháo đường, tim mạch, thừa cân, béo phì hay suy giảm hệ thống miễn dịch….
100g đường bao nhiêu calo
Việc thiếu hay thừa đường đều không có lợi cho sức khỏe

2. Trong 100g đường bao nhiêu calo?

Bạn có thể đã nghe qua thuật ngữ “sucrose” vào một thời điểm nào đó — nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi nó thực sự là gì hay chưa? Sucrose đơn giản là tên hóa học của đường – loại carbohydrate đơn giản mà chúng ta sử dụng phổ biến khi chế biến thức ăn, nước uống.

Đường được sản xuất tự nhiên trong tất cả các loại thực vật, bao gồm trái cây, rau và thậm chí cả các loại hạt. Ngoài ra, còn có loại đường bổ sung – glucose-fructose syrup từ các loại bánh, kẹo, nước ngọt,… Vậy trong 100g đường bao nhiêu calo? Cụ thể, theo ước tính của các nghiên cứu khoa học, cứ trong 100g đường sẽ có chứa 387 calo. 

3. Tại sao các chuyên gia đều khuyên nên hạn chế nạp đường vào cơ thể?

Thực tế cho thấy, nếu ăn nhiều đường trong thời gian dài, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Dưới đây là những lý do vì sao các chuyên gia hàng đầu đều khuyên hạn chế nạp đường vào cơ thể quá nhiều.

3.1. Gây tăng cân

1 muỗng đường bao nhiêu calo
Việc tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung từ đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân

Việc tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung từ đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân, không những vậy còn có thể dẫn đến tích tụ mỡ nội tạng. Cụ thể:

  • Trong các loại đồ uống có đường (nước ngọt, nước trái cây và trà sữa) có chứa nhiều fructose, một loại đường đơn.
  • Tiêu thụ đường fructose sẽ làm tăng cảm giác đói và thèm ăn hơn so với glucose (loại đường được tìm thấy trong thực phẩm giàu tinh bột).
  • Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường fructose còn có thể dẫn đến tình trạng  kháng leptin – một loại hormone quan trọng điều chỉnh cảm giác đói và yêu cầu cơ thể bạn ngừng ăn .

Vì đồ uống có đường không kiềm chế cơn đói nên bạn cần phải ăn liên tục, điều này dẫn đến tăng cân. Không chỉ vậy, nếu uống những loại nước có đường quá nhiều còn gây tăng lượng mỡ nội tạng vô cùng nguy hiểm.

đường có bao nhiêu calo
Ăn nhiều đường có thể gây tăng cân

3.2. Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh tim – nguyên nhân gây tử vong số một trên toàn thế giới. Điều này bắt nguồn từ việc:

  • Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến béo phì, viêm nhiễm, khiến lượng chất béo trung tính, lượng đường trong máu và huyết áp tăng cao – đây là tất cả các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
  • Việc tiêu thụ quá nhiều đường còn liên quan đến chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh đặc trưng bởi chất béo, chất béo gây tắc nghẽn động mạch.

3.3. Gây mọc mụn trứng cá

Chế độ ăn nhiều đường còn có thể làm tăng tiết androgen, sản xuất dầu và gây viêm nhiễm. Tất cả những điều này đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển mụn trứng cá. Nên nhớ rằng thực phẩm có nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu và lượng insulin nhanh chóng, từ đó gây tăng tiết androgen.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống có chỉ số đường huyết thấp có liên quan đến việc giảm nguy cơ mụn trứng cá, trong khi chế độ ăn uống có chỉ số đường huyết cao có liên quan đến nguy cơ cao hơn. 

1 muỗng cafe đường bao nhiêu calo
Ăn nhiều đường có thể kích thích mọc mụn trứng cá

3.4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Trong vòng 30 năm qua, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi. Ở đây, có một mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêu thụ quá nhiều đường và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

  • Thứ nhất, béo phì thường bắt nguồn từ nguyên nhân tiêu thụ quá nhiều đường, và đây được coi là yếu tố nguy cơ cao nhất của bệnh tiểu đường.
  • Thứ hai, việc tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài còn dẫn đến tình trạng kháng insulin (một loại hormone do tuyến tụy sản xuất để điều chỉnh lượng đường trong máu). Từ đó khiến lượng đường trong máu tăng lên và làm tăng mạnh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3.5. Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư 

Có thể bạn không ngờ đến nhưng ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu trên 430.000 người cho thấy rằng việc tiêu thụ thêm đường có liên quan tích cực đến việc tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư màng phổi và ung thư ruột non.

3.6. Có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm

Chế độ ăn giàu đường và thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở cả nam và nữ. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự thay đổi lượng đường trong máu, có thể dẫn truyền thần kinh gây ra tác động bất lợi đối với sức khỏe tâm thần. Trong khi đó, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn.

1g đường bao nhiêu calo
Ăn nhiều đường tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

3.7. Có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da 

Nếp nhăn là một dấu hiệu tự nhiên của quá trình lão hóa, hầu như rất khó để chúng ta tránh khỏi điều này. Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm không tốt có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da và làm trầm trọng thêm tình trạng này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi tiêu thụ nhiều thực phẩm dạng tinh bột và đường sẽ dẫn đến việc sản xuất AGEs.

Các hợp chất được hình thành do phản ứng giữa đường và protein trong cơ thể này chính là nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa da diễn ra sớm. Như được biết, AGEs có khả năng làm hỏng collagen và elastin. Khi những protein giúp da căng và giữ được vẻ tươi trẻ này mất đi, làn da của bạn sẽ mất đi độ săn chắc và bắt đầu chảy xệ. 

3.8. Các nguy cơ khác

Ngoài những vấn đề bên trên, việc nạp quá nhiều đường vào trong cơ thể còn khiến bạn đối diện với những vấn đề về sức khỏe như:

  • Một lượng lớn đường bổ sung dưới dạng fructose sẽ làm gan của chúng ta quá tải, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
  • Lượng đường trong máu cao liên tục còn có thể gây ra tổn thương cho các mạch máu mỏng manh trong thận, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thận.
  • Ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng.
  • Tăng nguy cơ phát triển bệnh gút vì đường bổ sung làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
  • Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và có liên quan đến việc tăng nguy cơ mất trí nhớ.
1 muỗng cà phê đường bao nhiêu calo
Ăn nhiều đường còn là nguyên nhân gây sâu răng

XEM THÊM: Đường ăn kiêng là gì? Đường ăn kiêng có tốt cho sức khoẻ không?

4. Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn biết được trong 100g đường bao nhiêu calo. Đặc biệt, hãy hết sức lưu ý về những ảnh hưởng xấu của việc nạp quá nhiều đường vào trong cơ thể, để từ đó có thể xây dựng chế độ ăn uống phù hợp hơn nhé.

Nguồn: https://www.healthline.com/nutrition/too-much-sugar

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân