Sức khỏe giấc ngủ

Đường lactose là gì? Tác động của đường lactose tới cơ thể

CẬP NHẬT 16/06/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Lactose là một loại đường tự nhiên xuất hiện trong sữa động vật và những sản phẩm được pha chế từ sữa. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cần thiết cho các hoạt động của não, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các men vi khuẩn như Lactobacillus và Bifidus – loại vi khuẩn phát triển hệ thống miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt đối với trẻ em.

Vậy bản chất của Lactose là gì? Tác động của Lactose và triệu chứng không dung nạp lactose có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng Vua Nệm phân tích dưới góc nhìn khoa học nhé. 

đường lactose là gì
Lactose là gì?

1. Đường sữa Lactose là gì?

Lactose là gì? Lactose là loại đường tự nhiên có trong sữa động vật, với thành phần từ galactose và glucose – hai phân tử đường nhỏ – kết hợp thành một phân tử đường lớn. Khi vào cơ thể, đường sữa Lactose được tách thành galactose và glucose để dễ dàng hấp thụ vào các tế bào lót ruột non.

Enzym trong cơ thể chính là cơ quan có chức năng phân tách đường sữa, các enzyme được gọi là enzyme lactase, chúng nằm trên bề mặt của ruột non.

2. Vai trò của lactose là gì đối với sức khỏe?

Đường sữa Lactose giúp cung cấp chính hai loại đường galactose và glucose cần thiết cho cơ thể. Điển hình, trong sữa mẹ có chứa tới 7,2% lactose, cao hơn nhiều lần so với lượng lactose có trong sữa bò (4,7%).

Nguồn dinh dưỡng này cung cấp tới 50% năng lượng cần thiết của một em bé sơ sinh trong một ngày. (Trong khi đó sữa bò chỉ có thể cung cấp 30% năng lượng này). Lactose có trong sữa là nguồn duy nhất giúp cung cấp đường galactose, còn đường glucose có trong thành phần của một số loại đồ ăn khác. 

Trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch, đường galactose sẽ phát huy các chức năng sinh học khác nhau. Galactose là yếu tố quan trọng của màng tế bào thần kinh trong cơ thể người.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, lượng đường có trong sữa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi cùng các khoáng chất, đặc biệt là giai đoạn đầu đời của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ.

lactose là đường gì
Lactose chứa galactose và glucose cần thiết cho cơ thể

3. Lợi ích của đường lactose là gì đối với trẻ em

Đường lactose có trong sữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thay thế trong sự phát triển của trẻ nhỏ. 

3.1 Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Lactose có thể giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh là do chất này hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn nằm trong đường ruột. Theo WHO – Tổ chức Y tế thế giới, lợi khuẩn hay còn được gọi là probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe nếu ta đưa vào một lượng vừa đủ.

Các probiotics này bám vào thành ruột non bên cạnh những hại khuẩn, sản xuất ra protein và enzyme tiêu diệt những hại khuẩn đó. Vì đặc tính này nên lợi khuẩn probiotics có thể cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, phòng ngừa bệnh cảm cúm … 

3.2 Phát triển hệ thần kinh cho trẻ

Đường đơn galactose có trong sữa còn được gọi là loại “đường thông minh” bởi chúng là yếu tố quan trọng quyết định quá trình định hình và phát triển mô não, hệ thần kinh của em bé sơ sinh. 

Tuy galactose có trong cả trái cây, rau quả, các loại bánh … nhưng trẻ sơ sinh chỉ có thể dung nạp được sữa – nguồn thức ăn duy nhất trong những tháng đầu đời. Vì vậy sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng tốt nhất cho em bé ở thời điểm này.

trẻ bất dung nạp lactose là gì
Lactose trong sữa mẹ là nguồn năng lượng tốt nhất cho bé

3.3 Hỗ trợ sự phát triển của xương

Lactose thúc đẩy việc hấp thu phốt pho và canxi. Đây là 2 loại khoáng chất ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và tái hấp thu xương. Phốt pho hỗ trợ sự phát triển của tế bào xương và sự điều hòa tổng hợp vitamin D.

Trong khi đó, canxi giúp xương chắc khỏe và là tiền đề để cho trẻ phát triển chiều cao. Trong những năm tháng đầu đời, nhu cầu hấp thụ canxi của trẻ nhỏ rất lớn, vì vậy bố mẹ hãy nhớ bổ sung canxi cho bé một cách đầy đủ nhé.

3.4 Cung cấp năng lượng chính cho bé

Lactose trong sữa mẹ cung cấp nguồn calo chính cho các hoạt động của em bé đồng thời dự trữ năng lượng cho não bộ. Lactose cũng là thành phần chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong sữa mẹ, mang đến hương vị sữa ngọt lành, thích hợp cho khẩu vị non nớt của bé sơ sinh. 

4. Những tình trạng không hấp thụ và khó hấp thụ lactose

4.1. Khó hấp thụ lactose

Tình trạng khó hấp thụ lactose là sự giảm thiểu hoạt động của các enzyme lactase – loại enzyme phân tách sữa thành galactose và glucose.

Tình trạng này có khả năng xuất hiện sau thời kỳ cai sữa, tại thời điểm này hoạt động của enzyme lactase sẽ giảm nhẹ một cách tự nhiên. Đối với phần lớn mọi người, tình trạng khó hấp thụ lactose có thể tạo ra rất ít hoặc gần như không có triệu chứng đáng kể. Triệu chứng này sẽ tùy thuộc vào sản phẩm sữa khác nhau mà bạn sử dụng trong thời kỳ trưởng thành.

4.2. Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose được hiểu là không có khả năng hấp thụ và tiêu hóa đường sữa. Triệu chứng này dẫn đến các bệnh đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi.

Điều này là một trong những nguyên nhân khiến một số trẻ em bị tiêu chảy đi ngoài sau khi uống sữa. Nếu gặp phải tình huống này, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chuyên môn tư vấn và điều trị cho bé kịp thời. Bố mẹ cũng nên lựa chọn thật kỹ loại sữa phù hợp với tình trạng của bé để bé có thể phát triển đầy đủ và toàn diện.

không dung nạp lactose là gì
Không dung nạp lactose nghĩa là không có khả năng hấp thụ và tiêu hóa sữa động vật

4.3 Nguyên nhân xuất hiện tình trạng không dung nạp lactose

Như đã nói ở trên, sự suy giảm hoạt động của enzyme lactase diễn ra rất tự nhiên và bình thường sau khi con người cai sữa, tuy nhiên triệu chứng không dung nạp lactose sẽ xuất hiện nếu hoạt động phân giải của enzyme lactase chỉ còn ít hơn 50%.

Còn ở triệu chứng khó dung nạp lactose, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyến nghị bạn tiêu thụ sữa với lượng nhỏ: Chỉ uống sữa tối đa 12g trong một lần, một ngày không quá 24g. Bên cạnh đó, nếu khó dung nạp sữa tươi thì sữa chua là sản phẩm rất tốt để thay thế. Bởi trong sữa chua có chứa lợi khuẩn sống giúp tiêu hóa tốt hơn. 

4.4 Tác động của không dung nạp lactose tới sức khỏe

Nếu không may bị mắc chứng không dung nạp lactose thì bạn yên tâm là triệu chứng này không gây hại quá nhiều đến sức khỏe. Nguy cơ của nó là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể xảy ra không uống được sữa, điển hình là lượng canxi thấp. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hấp thụ canxi ở những loại thực phẩm khác. 

5. Giải pháp thay thế Lactose trong sữa 

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm sữa không chứa lactose có mặt trên thị trường để thay thế cho sữa động vật. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể bổ sung vitamin D và canxi bằng các loại thực phẩm được gợi ý dưới đây

  • Sữa hạnh nhân: một loại sữa hạt dùng được cho cả trẻ em lẫn người lớn hoặc người ăn chay
  • Sữa dừa: sữa dừa vừa nhiều dinh dưỡng, vừa thơm ngon và béo ngậy
  • Sữa đậu nành: đậu nành cung cấp nhiều protein , kali và chất chống oxy hóa
  • Các loại cá giàu dinh dưỡng như cá ngừ, cá hồi, cá thu
  • Các loại thực phẩm bổ sung canxi rất tốt: lòng đỏ trứng, gan bò, cải xoăn, nước cam … 
lactose là chất gì
Sữa hạt, sữa trái cây là giải pháp thay thế tốt cho sữa động vật

Có thể thấy, lactose đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sữa mẹ và các loại sữa có nguồn gốc từ động vật khác. Đó là lý do tại sao sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về lactose là gì cũng như tác dụng và những triệu chứng liên quan của nó để điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp cho sức khỏe của mình. 

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/lactose-la-gi/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên