Dopamine là gì? Tác động của Dopamine với cơ thể

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Dopamine là một hợp chất hóa học vô cùng quan trọng được tìm thấy trong não bộ hay còn được gọi với cái tên dễ hiểu hơn là ‘’hormone hạnh phúc’’. Vậy khái niệm Dopamine là gì? Công dụng của dopamine và cách làm tăng dopamine tự nhiên như thế nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu kỹ về hợp chất này qua bài viết dưới đây nhé!

Dopamine
Dopamine là gì?

1. Dopamine là gì?

Dopamine là một hóa chất hữu cơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với não bộ và cơ thể. Hormone dopamine được tạo ra từ tyrosine – một trong 20 amino acid có chức năng tổng hợp protein. Dopamine vừa là hormone, vừa có chức năng là chất dẫn truyền thần kinh, có ảnh hưởng tích cực đối với tinh thần và sức khỏe của con người. 

Khi dopamine trong cơ thể con người được giải phóng, chúng sẽ mang lại cảm giác hưng phấn, thích thú và sảng khoái tinh thần. Lượng dopamine được giải phóng các nhiều thì cảm giác hạnh phúc sẽ càng tăng lên.

Ngược lại, nếu lượng dopamine suy giảm ở dưới mức trung bình thì con người sẽ cảm thấy mất động lực, giảm sự tập trung, không còn sự hào hứng nhiệt tình, thậm chí hạn chế các cử động của cơ thể. Chính vì có tác dụng tích cực như vậy nên dopamine được gọi một cách dễ hiểu là ‘’hormone hạnh phúc’’. 

2. Tác động của Dopamine tới cơ thể

2.1 Tác động đến cảm xúc và chuyển động cơ thể

Các neuron thần kinh Dopamine có phần thân neuron nằm ở não giữa, các sợi trục của neuron kéo dài phân chia đến nhiều khu vực khác nhau trong bộ não. Đây còn gọi là các bó sợi thần kinh, có tác dụng truyền dopamine từ bộ phận này tới bộ phận kia của não. Chúng được gọi là đường dẫn truyền dopamine. 

Các đường dẫn truyền dopamine có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến phần vỏ não ở thùy trước trán. Đây là khu vực giúp não bộ tư duy, lưu trữ trí nhớ, phát triển trí thông minh, phát triển ngôn ngữ và khả năng giải quyết vấn đề.

Các đường dẫn truyền Dopamine còn liên kết với các hạch hạnh nhân đóng vai trò thiết yếu trong quá trình kiểm soát cảm xúc và xử lý ‘’kho tàng’’ trí nhớ của não bộ.

2.2 Kiểm soát động lực và sự khích lệ

Neuron dopamine có vai trò chính trong việc kiểm soát cảm xúc, mang lại cảm giác khen thưởng, khích lệ và động lực cho con người. Lượng dopamine khi tiết ra sẽ mang lại cảm giác hưng phần và niềm vui, khiến con người luôn khao khát có được nó nhiều hơn. 

tác động của dopamine tới cơ thể
Dopamine khi tiết ra sẽ mang lại cảm giác hưng phấn và vui vẻ

Trong những thức uống có chứa chất kích thích như cocain, rượu, bia, thuốc lá (nicotin) có chứa hàm lượng cao dopamine, làm tăng thêm sự hưng phấn trong não bộ. Chính vì vậy mà con người thường tìm niềm vui ở những chất kích thích trên khi có sự buồn chán hoặc căng thẳng. 

Dopamine còn xuất hiện trong cơ thể khi bạn có cảm giác vui sướng, hân hoan lúc đạt được một kết quả hoặc thành tựu nào đó. Quá trình từ lúc nảy sinh mong muốn cho tới khi thành công đạt được mục tiêu sẽ giải phóng lượng dopamine trong cơ thể, làm tăng mức độ thỏa mãn và hài lòng. 

Trái ngược với điều đó, tình trạng thiếu hụt dopamine sẽ dẫn đến cảm giác chán nản, lười biếng, khiến cơ thể kém linh hoạt. Sự thiếu hụt dopamine trong thời gian dài là nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh trầm cảm.

2.3 Các vai trò khác của dopamine

Bên ngoài hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương thì dopamine còn có chức năng giao tiếp giữa các tế bào. Đó là hình thức một tế bào tạo ra tín hiệu làm ảnh hưởng và thay đổi hành vi của các tế bào lân cận. 

Tại mạch máu, dopamine giúp ức chế quá trình giải phóng norepinephrine – một loại chất làm tăng sức co bóp gây nên tình trạng tăng huyết áp. Chính vì vậy, ở nồng độ bình thường, dopamine còn được hoạt động như một loại thuốc giãn mạch. 

vai trò của dopamine
Dopamine có nhiều vai trò khác nhau

Ở tuyến tụy, dopamine giúp kiểm soát và giảm thiểu sự sản xuất insulin.

Ở thận, dopamine thúc đẩy hoạt động bài tiết natri cũng như lượng nước tiểu

Tại hệ thống tiêu hóa, dopamine có tác dụng làm giảm nhu động đường tiêu hóa, từ đó giúp bảo vệ niêm mạc ruột khỏe mạnh

Trong hệ miễn dịch, hormone dopamine giảm hoạt động của tế bào lympho ( lympho là một loại tế bào bạch cầu kháng virus, kháng khuẩn, nấm)

3. Điều gì xảy ra khi thiếu dopamine?

Cơ thể thiếu đi ‘’hormone hạnh phúc’’ dopamine sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực sau:

  • Tâm trạng chán nản, không ổn định. Khó kiểm soát cảm xúc cá nhân
  • Suy giảm động lực và sự ham muốn
  • Thiếu tập trung khi làm việc, trí nhớ không tốt, lười tư duy
  • Chất lượng giấc ngủ không tốt, khó ngủ
  • Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, thiếu động lực 
  • Cứng cơ bắp, run tay chân, khi đi đứng khó giữ thăng bằng
  • Mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống
  • Trầm cảm, gặp ảo giác

Thiếu dopamine gây nên những hệ quả tiêu cực cho tâm lý và sức khỏe, vì vậy không ít người sẽ tìm đến giải pháp làm tăng dopamine nhanh chóng như đồ uống có cồn, các loại thuốc lá chứa nicotine, chất kích thích, cờ bạc … Tuy nhiên giải pháp tạm thời này về lâu dài sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

thiếu dopamine sẽ bị gì
Thiếu dopamine gây nên những hệ quả tiêu cực cho tâm lý và sức khỏe

Thực tế, quá trình tiết hormone hạnh phúc dopamine được điều khiển bởi hệ thống thần kinh trung ương và con người hoàn toàn có thể gia tăng dopamine một cách tự nhiên thông qua lối sống sinh hoạt lành mạnh hàng ngày. 

4. Bổ sung dopamine tự nhiên bằng cách nào

4.1 Chế độ ăn uống

Các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp bạn bổ sung dopamine một cách tự nhiên

  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên ăn các loại rau lá xanh, quả bơ, đồng thời bổ sung các loại hạt, socola, sữa chua. 
  • Trong củ nghệ có chất curcumin giúp thúc đẩy quá trình sản xuất dopamine tự nhiên.
  • Uống trà xanh có thể gia tăng dopamine trong cơ thể, giúp tâm trạng vui vẻ và tỉnh táo hơn.
  • Các lợi khuẩn đường ruột (probiotic) có trong sữa chua hoặc sữa chua uống lên men có tác động mạnh mẽ tới quá trình sản xuất dopamine nên bạn hãy bổ sung loại thực phẩm này hàng ngày
  • Các loại hoa quả và hạt như đậu xanh, hạt bí đỏ, táo, dưa hấu, chuối cũng là nguồn thực phẩm có chứa nhiều dopamine
  • Bên cạnh thực phẩm thì một số loại vitaminkhoáng chất như vitamin B6, sắt, folate, niacin cũng giúp cơ thể giải phóng ra dopamine. Nếu như thiếu hụt những chất dinh dưỡng này thì cơ thể sẽ khó khăn hơn trong việc sản xuất dopamine

4.2 Hoạt động tập luyện

Vận động, tập thể dục đều đặn mỗi tuần là một trong những cách hiệu quả nhất giúp cơ thể kích thích sản sinh ra dopamine. Một số hoạt động tập luyện mà bạn có thể tham gia đó là yoga, tập thể dục, chạy bộ, khiêu vũ… Nếu vận động thường xuyên thì hormone dopamine sẽ được tiết ra đều đặn, tạo cảm giác sảng khoái, giúp tâm trạng vui tươi hơn.  

Bên cạnh hoạt động thể chất, bạn cũng có thể vẽ tranh, chơi nhạc, chụp ảnh, thiền định … Những hoạt động thư giãn này cũng làm tăng mức dopamine một cách hiệu quả. 

Tập thể dục giúp sản sinh dopamine
Tập thể dục giúp cơ thể kích thích sản sinh ra dopamine

4.3 Tắm nắng

Ánh nắng có nhiều ảnh hưởng tới mức độ dẫn truyền trong hệ thần kinh của cơ thể. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm sẽ giúp cơ thể giải phóng nhiều hormone dopamine. 

Có những cuộc khảo sát ghi nhận rằng, con người bị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Điều này thường xảy ra vào mùa đông ở những nước thuộc xứ lạnh, việc con người không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây nên cảm giác chán nản, buồn bã trong một thời gian dài. 

Tuy nhiên bạn chỉ nên tắm nắng buổi sáng sớm, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng bỏng rát ở nhiệt độ cao

4.4 Ngủ đủ giấc

Khi dopamine được tiết ra, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và giàu năng lượng để hoạt động suốt một ngày dài. Dopamine sẽ được giải phóng nhiều hơn vào buổi sáng và giảm dần vào cuối ngày. Vì vậy việc thiếu ngủ sẽ càng làm sụt giảm lượng dopamine trong não, khiến bạn mệt mỏi, tư duy kém vào ngày hôm sau

Việc duy trì nhịp sinh hoạt đều đặn và giữ chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp cân bằng mức dopamine trong não. Bạn nên ngủ đủ giấc từ 7 tiếng đến 9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe và có thêm năng lượng vui tươi đón chào ngày mới. 

Ngủ đủ giấc cân bằng mức dopamine
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cân bằng mức dopamine trong não

Vậy là bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi ‘’Dopamine là gì’’ cũng như tác động tích cực của dopamine đối với cơ thể. Hãy luyện tập thường xuyên và cải thiện chất lượng cuộc sống để cơ thể bạn lúc nào cũng được đón nhận nhiều ‘’hormone hạnh phúc’’ nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/hieu-ve-dopamine-huu-ich-nao-cho-ban/

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

Không có bài viết liên quan.