Sức khỏe giấc ngủ

Mất ngủ, đầu óc lơ mơ hậu Covid có thể bạn đã mắc chứng sương mù não

CẬP NHẬT 31/05/2022 | BỞI Hương Lăng

Đại dịch Covid-19 đi qua nhưng vẫn để lại nhiều di chứng sức khỏe nặng nề. Trong đó, một số nghiên cứu cho thấy tới 60 đến 80% bệnh nhân gặp phải tình vấn đề về giảm trí nhớ, suy nghĩ chậm chạp và đầu óc mụ mẫm, như thể có một làn sương mù không thể xuyên thủng ngăn chặn khả năng tiếp cận suy nghĩ của họ. Những triệu chứng này được gọi chung là “Sương mù não”, hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở ngay dưới đây!

1. Những triệu chứng phổ biến của chứng sương mù não

Có thể nói sương mù não không phải là tình trạng bệnh lý, thực chất nó là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe khác và gây ra những khó chịu về tinh thần, chẳng hạn như mệt mỏi mãn tính, kém tập trung và thiếu minh mẫn.

Theo đó, “sương mù não” kéo dài là một trong triệu chứng thần kinh được ghi nhận ở những người bị nhiễm Covid-19 sau khi đã khỏi bệnh. Nguyên nhân gây ra chứng sương mù não có thể do viêm não khi virus đã phá hủy hàng rào cản ngăn dị vật xâm nhập vào não, từ đó gây ra tình trạng viêm. Ngoài ra, vẫn còn một số nguyên nhân như thiếu oxy lên não do tổn thương phổi, rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào mạnh khỏe trong cơ thể, đột quỵ não…

Tìm hiểu về biểu hiện của sương mù não
Tìm hiểu về biểu hiện của sương mù não

Không chỉ những bệnh nhân từng mắc Covid-19 mới gặp chứng sương mù não, đối với những người làm việc quá sức, thiếu ngủ, căng thẳng hay dành quá nhiều thời gian sử dụng thiết bị điện tử cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Những triệu chứng phổ biến của sương mù não là:

  • Bạn bước vào một căn phòng và quên mất lý do tại sao bạn ở đó
  • Bạn khó nghĩ ra từ ngữ để diễn đạt cho đúng
  • Khó nhớ được những gì bạn vừa đọc, vừa nói
  • Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc, nhiệm vụ nào đó
  • Quên “tạm thời” công thức nấu ăn hoặc các bước khi nấu ăn
  • Quên ngay những gì bạn đang làm sau khi trở nên mất tập trung…
  • Mất ngủ, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút nghiêm trọng

Những triệu chứng của sương mù não có thể xuất hiện ngay khi người bệnh đã trải qua giai đoạn cấp tính của Covid-19 và quay trở lại cuộc sống hàng ngày. Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến tinh thần, cuộc sống và chất lượng công việc. Nếu nhẹ, bạn có thể mắc phải trong khoảng vài tháng. Tuy nhiên đối với một số người, nó có thể kéo dài dai dẳng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Mất ngủ hậu Covid nguy hiểm đến mức nào?

2. Cách khắc phục chứng sương mù não

Để điều trị sương mù não, chúng ta cần đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán tư vấn phương pháp chữa trị. Thông thường, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp, chẳng hạn như nếu bạn thiếu máu cần bổ sung sắt để làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và giảm sương mù não. Hay điều chỉnh thiếu hụt dinh dưỡng, thay đổi thuốc… cũng giúp cải thiện tình trạng này.

Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc cải thiện sức khỏe não bộ

Bên cạnh đó, các biện pháp để cải thiện chứng sương mù não mà bạn có thể thực hiện tại nhà là:

  • Ngủ đủ giấc, từ 7 đến 9 giờ đối với người trưởng thành, góp phần tạo sự thoải mái, tinh thần minh mẫn và khả năng tập trung vào ngày hôm sau.
  • Thực hành bài tập thở để tăng cường oxy lên não.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thực phẩm tốt cho não.
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên, chia nhỏ và ghi chép công việc trong một ngày để khắc phục tình trạng hay quên.
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dụng thể thao, đi bộ kèm hít thở sâu để tăng cường thể chất, tinh thần.
Tăng cường tập thể dục
Tăng cường tập thể dục, vận động nhẹ nhàng

Nếu bạn đang gặp phải chứng sương mù não kể trên hãy thử áp dụng những gợi ý mà Vua Nệm đề xuất để cải thiện tình trạng. Trong trường hợp triệu chứng nặng hơn và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn nên đến thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp hiệu quả và an toàn nhé!

Tài liệu tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/giai-ma-hoi-chung-suong-mu-nao-sau-covid-19

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng