Trong thời đại ngày nay, giới trẻ thường sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để bày tỏ quan điểm, tình cảm của bản thân. Và chemistry là một trong số đó. Bạn có thể thường xuyên bắt gặp từ ngữ này trong các cuộc hội thoại, trong các câu chuyện. Thế nhưng liệu bạn đã biết nó là gì chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!
Nội Dung Chính
1. Chemistry là gì?
Chemistry là gì? Đây là từ tiếng Anh với ý nghĩa là hóa học hay môn hóa học. Tuy nhiên, trong văn học, nó được sử dụng để mô tả sự kết nối vô hình về mặt cảm xúc, tình cảm giữa 2 cá thể đang yêu.
Nó là thành phần kỳ diệu không thể định lượng, đo lường. Khác với mối quan hệ toxic, thuật ngữ này mang ý nghĩa tích cực, là mảnh ghép không thể thiếu trong mối quan hệ.
2. Nguồn gốc của Chemistry là gì?
Chemistry bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với phiên âm là “chemeia”. Trong khoa học, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả các phản ứng diễn ra sự thay đổi, biển đổi của vật chất, hợp chất khi tác dụng lên nhau.
Trong tình yêu, Chemistry được sử dụng thường xuyên. Bởi lẽ, khi yêu hàng loạt phản ứng hóa học thú vị sẽ xảy ra khắp hệ thần kinh và hormone của cơ thể.
Một nghiên cứu của Đại học Rutgers (Mỹ) vào năm 2010 đã chỉ ra rằng: Tình yêu giống như cảm giác nghiện ma tuý. Bởi các hóa chất trong não như dopamine, oxytocin, adrenalin và vasopressin sẽ được phóng thích khi 1 người có cảm giác yêu và được yêu.
Tiến sĩ Kat Van Kirk – nhà tình dục học lâm sàng tại Mỹ cũng cho biết, các hóa chất này được giải phóng để cá thể có thể thu hút và gắn kết với bạn tình. Một vào đặc điểm cơ bản của người đang có chemistry tăng cao là trái tim đập nhanh, làn da đỏ bừng, bàn tay tiết ra nhiều mồ hôi,…
3. Dấu hiệu nhận biết bạn đang Chemistry
Mỗi người có những cảm nhận và quan điểm khác nhau về tình yêu. Bởi vậy, Chemistry trong cơ thể họ cũng sẽ phát triển theo chiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của những người mang Chemistry khi yêu có thể kể đến như:
3.1. Cảm thấy thoải mái khi ở bên người ấy
Khi bạn gặp người đó, cơ thể bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái, không còn mệt mỏi. Đặc biệt, bạn sẽ cảm thấy thật dễ chịu và tự nhiên khi ở bên họ. Lúc này, bạn dễ dãi bày tâm sự, cả 2 có thật nhiều chủ đề để trò chuyện.
3.2. Bản thân cảm thấy cần phải hoàn hảo
Bạn cảm thấy luôn phải hoàn hảo trong mắt đối phương. Bạn muốn trở nên thật xinh đẹp khi ở bên họ. Bởi vậy, bạn vô thức chăm chút bản thân, suy xét kỹ càng và bắt đầu rối lên khi họ chăm chú nhìn mình. Không những vậy, bạn sẽ luôn nghĩ về đối phương, muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho họ.
3.3. Luôn nghĩ về đối phương
Khi yêu, tâm trí bạn sẽ đặt hết lên đối phương, đến mức chi phối suy nghĩ và hành động. Một phần lý do bởi chất oxytocin được giải phóng mang đến nhận thức và sự gắn kết xã hội. Từ đó, bạn sẽ thấy gần gũi với ai đó và nuôi dưỡng cảm giác yêu thương trong cơ thể.
3.4. Đối phương luôn đẹp
Khi xảy ra chemistry trong cơ thể, một cá nhân sẽ luôn cảm thấy bạn tình của mình hoàn hảo. Họ chấp nhận những điểm xấu, những hạn chế của đối phương. Cảm xúc này mãnh liệt này xảy ra ở giai đoạn yêu đương nồng nhiệt. Cả 2 đã đủ hiểu nhau, lượng oxytocin trong cơ thể được tiết ra nhiều nhất giúp tình cảm mặn nồng nhất.
4. Các giai đoạn phát triển của chemistry trong tình yêu
Các phản ứng hóa học diễn ra theo từng giai đoạn và chemistry trong tình yêu cũng vậy. Cụ thể, chemistry sẽ phát triển theo 3 giai đoạn với các cung bậc cụ thể:
- Giai đoạn đầu hay giai đoạn “say nắng”: Lúc này, lượng hormone tình yêu trong cơ thể bắt đầu được sản xuất. Chemistry ở giai đoạn này không quá mặn nồng với các biểu hiện ban đầu là tim đập nhanh, hơi hồi hộp.
- Giai đoạn nồng nhiệt: Trải qua giai đoạn “cảm nắng” và đã có khoảng thời gian tìm hiểu cặp đôi đã bắt đầu cam kết. Lúc này, quá trình yêu đương bắt đầu nồng nhiệt hơn. Lượng oxytocin trong cơ thể được tiết ra nhiều nhất. Lượng chemistry tăng lên đột biến mang lại cho cặp đôi cảm xúc yêu thương dâng trào.
- Giai đoạn hết yêu: Nhiều cặp đôi đến với nhau chỉ vì những cảm xúc nhất thời. Họ sẽ nhanh chóng chán hoặc hết yêu. Lúc này, tình cảm dần phai nhạt, chemistry tình yêu giảm, cặp đôi không muốn bên nhau nữa.
Có thể khẳng định rằng, tình yêu là một dạng cảm xúc kỳ lạ, là phản ứng hóa học phức tạp xuất phát từ trái tim. Muốn chemistry trong tình yêu luôn dồi dào, mãnh liệt các cặp đôi cần không ngừng yêu thương, dành tình cảm cho nhau. Luôn thành thật, đặt vị trí của đối phương để cảm nhận và suy nghĩ. Đặc biệt là sự nỗ lực để đồng cảm, để yêu thương và tha thứ.
5. Một số cách dùng khác của Chemistry trong các mối quan hệ
Chemistry được sử dụng phổ biến nhất trong mối quan hệ yêu đương. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng cho nhiều mối quan hệ khác nhau. Vậy cách sử dụng như nào?
5.1. Trong tình bạn
Chemistry trong tình bạn được hiểu là sự kết nối với một người xuất phát từ sự tôn trọng, ngưỡng mộ nhau. Họ có chung sở thích, cả tính hoặc một số tiêu chí khác. Những bạn hợp nhau thường hay chơi thân với nhau, đi đâu cũng có nhau và có thể hợp tác cùng nhau phát triển.
Chemistry trong tình bạn sẽ thúc đẩy 2 cá nhân gắn bó với nhau hơn, vị tha và hỗ trợ nhau không vụ lợi. Để duy trì chemistry, các cá nhân trong vòng tình bạn cần liên tục học hỏi, trau dồi bản thân, học cách tha thứ thông cảm cho nhau.
5.2. Trong tình đồng nghiệp
Trong tình đồng nghiệp, chemistry được hiểu là sự kết nối giữa mọi người trong một nhóm cùng làm việc. Họ truyền cho nhau động lực, cảm hứng để hoàn thành công việc, mang lại hiệu quả cao hơn. Đó cũng có thể là sự giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn trong công việc.
chemistry trong mối quan hệ đồng nghiệp khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nó mang lại cảm giác thoải mái, hài lòng khi làm việc chung.
5.3. Trong tình cảm thầy trò
Thầy cô như người cha người mẹ luôn ân cần dẫn dắt học trò của mình. Chemistry trong tình cảm thầy trò, cô trò được hiểu đơn thuần là trách nhiệm, là sự ân cần, yêu thương, gắn bó với học sinh, là sự tôn trọng, kính trọng của học trò dành cho những người lái đò.
Nhờ có Chemistry mà tình cảm thầy trò trở nên gắn bó hơn. Nó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình giảng dạy, truyền đạt tri thức và tiếp thu tri thức trở nên dễ dàng hơn. Tất cả sự nỗ lực của 2 bên sẽ tích cực mang lại một nền giáo dục phát triển.
>> Xem thêm:
- Đa tình là gì? Dấu hiệu của những người đa tình
- Lụy tình là gì? Phải làm sao để không còn bị lụy tình?
Như vậy, Vua Nệm vừa lý giải đến bạn đọc chemistry là gì cùng những khía cạnh khác nhau liên quan đến thuật ngữ này. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi Vua Nệm mỗi ngày để cập nhật thêm những kiến thức xã hội bổ ích nhé!