Chiến tranh lạnh là gì? Cách hòa giải chiến tranh lạnh trong tình yêu

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Cãi vã, giận hờn là một món gia vị không thể thiếu trong tình yêu để cả hai có cơ hội thấu hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại chọn cách “chiến tranh lạnh” để giải quyết mâu thuẫn dù cho nhiều chuyên gia không khuyến khích điều này. Vậy chiến tranh lạnh là gì? Làm thế nào để hòa giải chiến tranh lạnh trong tình yêu? Cùng Vua Nệm tìm hiểu cặn kẽ hơn về thuật ngữ này nhé!

1. Trong tình yêu, chiến tranh lạnh là gì?

Đã bao giờ bạn rất muốn nói chuyện thẳng thắn để làm sáng tỏ những khúc mắc, hiểu lầm khiến bản thân ức chế nhưng người yêu, bạn bè hay người thân lại ngó lơ bạn? Lúc này, bạn đang bị “bơ” bằng một hành động có phần “xấu tính” mang tên chiến tranh lạnh.

Hiểu chính xác hơn, chiến tranh lạnh ám chỉ việc một người tự động rút khỏi một cuộc hội thoại hay đột nhiên im lặng trong một cuộc cãi vã. Họ có thể nhận sai nhưng bằng một thái độ khiến đối phương trở nên ức chế hơn chẳng hạn như: “Vâng, đó là lỗi của tôi. Tôi xin lỗi, được chưa? Bạn luôn luôn đúng, tôi đi ngủ đây nhé!”. Và sau đó, họ lặn mất tăm.

Điều này không quá xa lạ với nhiều cặp đôi vì không ít người bắt gặp những câu nói này từ nửa kia của mình như “Mệt lắm, ngủ đây!”, “Em/anh không muốn đề cập đến vấn đề này nữa!” sau đó rút lui một cách thô thiển, bỏ mặc bạn với nhiều cảm xúc ngổn ngang cùng những thắc mắc, ức chế khó nói thành lời.

chiến tranh lạnh nghĩa là gì
Chiến tranh lạnh là gì? Đây là trạng thái một trong hai chọn im lặng để giải quyết mâu thuẫn

Tiến sĩ Gottesman trong một nghiên cứu gần đây đã nhận định có tổng cộng bốn kiểu bạn đời trong một mối quan hệ tương ứng với bốn kiểu giao tiếp, cụ thể: “criticism” (người chỉ trích), “defensiveness” (người luôn phòng ngự), “contempt” (người coi thường) và  cuối cùng là “stonewalling” (người thích chiến tranh lạnh).

Theo đó, chiến tranh lạnh cũng được chia làm hai kiểu: Chiến tranh lạnh kiểu cũ và chiến tranh lạnh kiểu mới. Chiến tranh lạnh kiểu cũ đã quá cổ điển, quen thuộc khi đối phương làm ngơ bạn trong suốt một thời gian dài. Tiếp đó, bạn “bơ” lại họ mãi cho đến khi một trong hai chịu xuống nước để giải quyết mâu thuẫn.

Trong khi đó, chiến tranh lạnh kiểu mới là việc một người tìm cách để thoát ra khỏi cuộc mâu thuẫn, tranh luận nào đó bằng những từ ngữ thô thiển, cáu gắt như “Em/Anh phiền thật”, “Em/Anh không muốn mất thời gian cho những việc vô bổ nữa”, và sau đó bỏ rơi bạn.

2. Nên chiến tranh lạnh trong bao lâu là đủ?

Đa phần các cuộc chiến tranh lạnh đều sẽ kéo dài qua nhiều người, nhất là khi bạn không chịu xuống nước mà phải chờ đối phương phải xin lỗi trước. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian này kéo dài quá lâu sẽ khiến mối quan hệ của bạn bị rạn nứt, nghiêm trọng hơn là “đường ai nấy đi”. Vậy khoảng thời gian vừa đủ để chiến tranh lạnh là gì?

  • Nếu cả hai ở cùng nhau: Chiến tranh lạnh không nên diễn ra quá vài giờ. Dù cho lòng bạn có đang trào dâng bao nhiêu thì hãy tập kìm nén lại cảm xúc để nói chuyện thẳng thắn với người ấy.
  • Nếu cả hai ở xa nhau: Đừng im lặng hơn một ngày. Nếu đã quá thời gian này mà đối phương vẫn chưa mở lời thì bạn hãy cố gắng xuống nước nhé!
  • Nếu bạn cần thêm thời gian để thật sự bình tâm: Nói chuyện trực tiếp với đối phương để họ biết bạn đang tổn thương như thế nào cũng như cần thời gian để tinh thần được bình phục lại.

Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được im lặng quá lâu vì trong thời gian này, cả hai chỉ thêm đau khổ, buồn phiền và hoài nghi về chuyện tình cảm hơn mà thôi!

chiến tranh lạnh bao lâu
Chiến tranh lạnh quá lâu sẽ khiến tình cảm của cả hai có vết nứt

3. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bạn nên làm gì?

Chiến tranh lạnh là điều mà không đối phương nào mong muốn. Nhiều người vì lúng túng trong hoàn cảnh này mà có cách xử lý sai lầm dẫn đến rạn nứt tình cảm. Dưới đây là một số việc nên làm để hạn chế những thương tổn xảy ra cho hai bên sau cuộc “chiến tranh”.

3.1. Không thật sự phớt lờ

Bạn không nên giam lỏng mình trong phòng hay tuyệt giao với mọi người xung quanh. Cũng đừng ra vẻ quan tâm, thân thiết với một người nào khác trước mặt đối phương vì điều này chỉ khiến mọi thứ thêm tồi tệ mà thôi. Trong trường hợp đối phương tìm gặp bạn, hãy từ chối một cách lịch thiệp để họ biết bạn đang thật sự muốn một mình và cần thời gian để bình tâm suy nghĩ.

3.2. Không thật sự im lặng

Chìa khóa của tuyệt chiêu “chiến tranh lạnh” đó chính là im lặng có thông báo. Trước đó, hãy cố gắng cho đối phương thấy là họ đã khiến bạn rất tổn thương và cần có thời gian để tự mình suy nghĩ. Điều này sẽ khiến nửa kia suy ngẫm lại mình đã làm điều gì sai trái hay không và tìm cách hòa giải mâu thuẫn.

nên làm gì khi chiến tranh lạnh
Cho đối phương biết được bạn đang tổn thương những gì trước khi rời đi

3.3. Không ngoảnh mặt quay lưng

Nếu bạn hành động theo kiểu đóng sập cửa và bỏ đi, không thèm nghe người kia nói hết những gì họ đang nghĩ thì đây là một việc hoàn toàn sai lầm. Hành động này của bạn đang góp phần đổ “thêm dầu vào lửa” và đây mâu thuẫn của cả hai lên đến đỉnh điểm. Thay vào đó, hãy nán lại một chút để nghe xem họ nói gì, sau đó nói với đối phương rằng bạn cần thời gian để suy nghĩ về vấn đề cả hai đang tranh cãi.

3.4. Không hành động mất kiểm soát

Một trong những điều tốt kỵ trong bất cứ cuộc mâu thuẫn nào đó chính là để cảm xúc lấn át hành động, lời nói của bản thân. Nhiều người vì không kìm nén được cơn nóng giận đã buông ra lời sỉ vả, thậm chí dùng đến bạo lực với nửa kia mà không bình tĩnh xem xét ngọn ngành câu chuyện. Dù mọi tranh cãi có thể được giải quyết nhưng những câu nói, những hành động của bạn mãi mãi để lại trong lòng đối phương những vết thương khó lành. Khi tình trạng này cứ liên tiếp lặp lại, họ sẽ mất dần tình yêu đối với bạn.

chiến tranh lạnh nên làm gì
Kiểm soát cảm xúc trước khi dẫn đến những hành động, lời nói gây tổn thương

4. Cách hóa giải chiến tranh lạnh là gì?

Khi cả hai đã thật sự bình tâm, hãy cho nhau khoảng thời gian để nói chuyện trực tiếp. Thậm chí ngay cả khi bạn vẫn còn chút ấm ức trong lòng thì cũng đừng phũ phàng làm ngơ hay từ chối lời xin lỗi của họ. Thay vào đó, bạn có thể:

  • Cùng ngồi xuống và bày tỏ cho đối phương nghe những suy nghĩ, ấm ức trong lòng mình.
  • Nếu người kia mắc sai lầm nghiêm trọng, hãy yêu cầu đối phương giải thích cho hành động của mình.
  • Đề cập ngay vào trọng tâm vấn đề vì có khi người có lỗi lại là chính bản thân bạn.
  • Lưu ý rằng mọi mâu thuẫn xảy ra thường không chỉ xuất phát từ một phía. Do đó, hãy cùng suy ngẫm và thừa nhận những sai lầm của bản thân.
  • Học cách xin lỗi dù cho bạn cảm thấy mình không cần phải làm như thế. Xin lỗi ở đây không phải là mong được tha thứ cho cái sai mà bạn thực chất đang tôn trọng đối phương và cả hai cùng nhường nhịn để không phá hỏng mối quan hệ.
hóa giải chiến tranh lạnh
Lắng nghe những chia sẻ của đối phương về những gì họ đang nghĩ

5. Tại sao bạn không nên chiến tranh lạnh quá nhiều?

Chiến tranh lạnh không phải là giải pháp giải quyết mâu thuẫn mà ngược lại, nó đang đe dọa lên chính tình yêu của bạn. Nếu bạn không nói ra, người kia sẽ không biết họ đang mắc phải sai lầm gì. Hơn thế, họ còn trở nên hoang mang, lo lắng và không muốn tiếp tục thứ tình yêu mà lúc nào cũng phải căng thẳng như thế nữa!

Bên cạnh đó, im lặng còn tạo cơ hội cho sự giả dối. Nửa kia của bạn sẽ không hiểu tại sao bạn lại im lặng, do đó thay vì giải quyết triệt để nguyên nhân dẫn đến tranh cãi thì họ sẽ nói dối mọi chuyện để đề phòng sự nổi giận “ngầm” của bạn.

Và cuối cùng, im lặng sẽ khiến niềm tin dễ dàng bị đánh mất. Để người phụ nữ không nổi giận thì đàn ông sẽ tìm cách nói dối. Tuy nhiên, chính sự nói dối này lại khiến bạn có tâm lý nghi ngờ. Về lâu dài, điều này sẽ khiến cả hai bên không còn dành nhiều niềm tin cho nhau.

>> Xem thêm:

Trên đây là giải đáp thuật ngữ chiến tranh lạnh là gì cũng như những cách để hòa giải chiến tranh lạnh êm đẹp trong tình yêu. Vua Nệm cũng hy vọng rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ có nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn đúng đắn mà không làm ảnh hưởng đến tình cảm của cả hai nhé!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM