Chuyện quanh ta

Cảm xúc là gì? Có các loại cảm xúc nào? Cách quản lý cảm xúc hiệu quả

CẬP NHẬT 01/03/2023 | BỞI Minh Anh

Chúng ta nghe nói rất nhiều đến cảm xúc, nó cũng là thuật ngữ quen thuộc và thông dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, cảm xúc là gì thì không phải ai cũng thực sự hiểu đúng và hiểu đủ. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm đi tìm hiểu thì cảm xúc chính xác là gì và đâu là những yếu tố tạo nên cảm xúc. Chúng ta cũng sẽ điểm qua những loại cảm xúc thường gặp nhất.

1. Cảm xúc là gì?

Cảm xúc là những phản ứng mà con người trải qua, thể hiện thái độ, tâm trạng của con người với các sự kiện hoặc tình huống. Loại cảm xúc mà một người trải qua được xác định bởi hoàn cảnh gây ra cảm xúc đó. Chẳng hạn, một người vui mừng khi nhận được tin vui, hoặc một người cảm thấy sợ hãi khi họ bị đe dọa.

Cảm xúc là gì?
Cảm xúc là gì? Cảm xúc là những phản ứng của con người khi trải qua một tình huống nào đó

Cảm xúc ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta đưa ra quyết định dựa trên việc chúng ta đang vui, giận, buồn, chán nản hay thất vọng. Chúng ta cũng chọn các hoạt động và sở thích dựa trên những cảm xúc của mình. Hiểu được cảm xúc có thể giúp chúng ta định hướng cuộc sống dễ dàng và ổn định hơn.

Trong cuốn sách “Khám phá tâm lý học”, các tác giả Don Hockenbury và Sandra E. Hockenbury của cuốn sách cho rằng, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp, nó được tạo thành bởi ba thành phần, bao gồm: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu cảm. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về 3 yếu tố chính của cảm xúc mà chúng ta vừa đề cập đến này.

2. Các yếu tố của cảm xúc

Để hiểu rõ hơn cảm xúc là gì, chúng ta sẽ đi phân tích về ba yếu tố chính của cảm xúc, đó là:

2.1. Trải nghiệm chủ quan

Các chuyên gia cho rằng, trải nghiệm là một yếu tố tạo nên cảm xúc và trải nghiệm cảm xúc có thể mang tính chủ quan cao. Ví dụ, khi nói đến sự tức giận, tất cả sự tức giận đều không hề giống nhau. Tức là mỗi người sẽ khi tức giận sẽ có những trải nghiệm khác nhau, từ khó chịu nhẹ đến giận dữ mù quáng, giận dữ mạnh mẽ. Điều này tùy vào mỗi người khác nhau.

Mặc dù đều được gọi chung là các cảm xúc như “tức giận”, “buồn” hay “hạnh phúc“, nhưng trải nghiệm của mỗi người về những cảm xúc này có thể khác nhau, do đó mang tính chủ quan. Ví dụ, cùng nhận một tin vui hoặc một tin buồn, một số người có thể bình tĩnh đối mặt, nhưng một số khác lại trở nên kích động, dẫn tới những phản ứng buồn đau hay hạnh phúc ở mức độ khác nhau.

Cảm xúc mang tính chủ quan, tùy từng người sẽ thể hiện sự ngạc nhiên khác nhau
Cảm xúc mang tính chủ quan, tùy từng người sẽ thể hiện sự ngạc nhiên khác nhau

Chúng ta không phải lúc nào cũng trải qua các dạng cảm xúc thuần túy, chỉ là buồn hoặc vui hoặc tức giận. Nó cũng có thể là những cảm xúc lẫn lộn. Ví dụ như, khi đối mặt với việc bắt đầu một công việc mới, bạn có thể cảm thấy vừa hào hứng vừa lo lắng. Hay khi bạn kết hôn hoặc có con, bạn cũng sẽ có nhiều loại cảm xúc khác nhau, từ vui mừng, hạnh phúc đến lo lắng. Những cảm xúc này có thể xảy ra đồng thời hoặc bạn có thể nối tiếp nhau, tùy vào sự kiện, tình huống được diễn ra.

2.2. Phản ứng sinh lý của cảm xúc

Các phản ứng sinh lý rất dễ nhận ra khi chúng ta có cảm xúc. Ví dụ như, bạn đã cảm thấy bụng cồn cào vì lo lắng hoặc tim đập thình thịch vì sợ hãi. Có thể nói,cảm xúc gây ra những phản ứng sinh lý mạnh mẽ.

Có nhiều phản ứng sinh lý mà bạn có thể trải qua trong một cảm xúc, chẳng hạn như lòng bàn tay đổ mồ hôi hoặc nhịp tim đập nhanh, chân tay run… Những phản ứng sinh lý này được điều chỉnh bởi hệ thống thần kinh giao cảm – một nhánh của hệ thống thần kinh tự trị .

Hệ thống thần kinh tự trị kiểm soát các phản ứng không tự nguyện của cơ thể, chẳng hạn như lưu lượng máu và tiêu hóa. Hệ thống thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm kiểm soát các phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của cơ thể . Khi đối mặt với một mối đe dọa, những phản ứng này sẽ tự động chuẩn bị cho cơ thể bạn chạy trốn khỏi nguy hiểm hoặc đối mặt trực diện với mối đe dọa.

2.3. Phản ứng hành vi của cảm xúc

Thành phần cuối cùng của cảm xúc có lẽ là thành phần mà bạn quen thuộc nhất, đó là biểu hiện thực sự của cảm xúc. Chẳng hạn như một nụ cười để biểu thị niềm vui hoặc một cái cau mày để biểu thị nỗi buồn hay sự suy tư.

Nói cách khác, cảm xúc có thể được thể hiện bằng lời nói (thông qua từ ngữ và giọng điệu) hoặc bằng cách sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ, bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể hoặc nét mặt. Ngôn ngữ cơ thể chẳng hạn như cúi người, khom lưng, khoanh tay có thể được sử dụng để gửi các tín hiệu cảm xúc khác nhau như sợ hãi, lo lắng, khó chịu, phản đối, phòng thủ…

Tuy nhiên, một trong những cách quan trọng nhất mà chúng ta thể hiện cảm xúc là thông qua nét mặt. Ví dụ, khi vui sẽ mỉm cười, gương mặt tươi tắn hay khi bối rối mặt sẽ đỏ bừng…

Cảm xúc thể hiện rõ nét qua gương mặt, cử chỉ
Cảm xúc thể hiện rõ nét qua gương mặt, cử chỉ

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng, các chuẩn mực văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng tới cách chúng ta thể hiện cảm xúc. Ở các quốc gia khác nhau, con người có những cách thể hiện cảm xúc khác nhau. Trong cuốn sách The Expression of the Emotions in Man and Animals – Sự thể hiện cảm xúc ở người và động vật xuất bản năm 1872, nhà tự nhiên học nổi tiếng Charles Darwin đã lập luận rằng, những biểu hiện cảm xúc của con người là bẩm sinh và có sự khác nhau giữa các nền văn hóa.

Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã bí mật theo dõi những người tham gia là người Nhật và người Mỹ khi họ xem những hình ảnh và video rùng rợn về những thứ như phẫu thuật. Mọi người đều thể hiện nét mặt giống nhau, nhăn mặt và thể hiện sự ghê tởm trước những hình ảnh đẫm máu.

Tuy nhiên, khi một nhà khoa học có mặt trong phòng khi những người tham gia xem những cảnh này, thì những người Nhật Bản che giấu cảm xúc của họ bằng nụ cười. Tại sao sự hiện diện của nhà khoa học lại thay đổi phản ứng của người Nhật?

Vì trong văn hóa Nhật Bản, việc thể hiện những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ trước mặt người khác thường ít phổ biến và không được chấp nhận. Người xem Nhật Bản che giấu cảm xúc để tuân thủ các quy tắc trong văn hóa của họ. Trong khi đó, những người xem là người Mỹ lại bộc lộ những cảm xúc tiêu cực khi cả khi xem một mình và khi có mặt người khác.

3. Các loại cảm xúc phổ biến

Có nhiều giả thuyết khác nhau về phân loại loại cảm xúc mà con người trải qua. Trong đó, nó thường được chia làm 6 loại như sau:

3.1. Cảm xúc hạnh phúc

Nhiều người phấn đấu để đạt được hạnh phúc, vì đó là một cảm xúc dễ chịu đi kèm với cảm giác hài lòng, thoải mái. Hạnh phúc thường được thể hiện bằng cách mỉm cười hoặc nói với giọng nói lạc quan, vui vẻ.

Hạnh phúc thường được thể hiện bằng cách mỉm cười
Hạnh phúc thường được thể hiện bằng cách mỉm cười

3.2. Buồn bã là một loại cảm xúc

Tất cả chúng ta ai cũng có lúc sẽ buồn bã. Một người nào đó có thể bày tỏ nỗi buồn bằng cách khóc, im lặng, trầm mặc. Các loại nỗi buồn bao gồm đau buồn, tuyệt vọng và thất vọng .

3.3. Sợ hãi

Sợ hãi có thể làm tăng nhịp tim, gây ra suy nghĩ hoặc kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Nó có thể là một phản ứng khi có các mối đe dọa thực tế hoặc nhận thức được có mối đe dọa trong thực tế. Trong khi đó, một số người tận hưởng cảm giác sợ hãi khi xem những bộ phim đáng sợ, hay tham gia những trò chơi mạo hiểm như đi tàu lượn siêu tốc hoặc nhảy dù.

3.4. Cảm xúc ghê tởm

Ghê tởm về mặt thể chất có thể được xuất phát bởi một trải nghiệm không yêu thích hoặc ghê rợn, chẳng hạn như nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi thức ăn thối rữa, một hình ảnh máu me hoặc bẩn thỉu. Ngoài ra, còn có một loại ghê tởm khác đó là sự ghê tởm về mặt đạo đức. Nó có thể xảy ra khi bạn nhìn thấy người khác làm điều gì đó mà mình cho là vô đạo đức như khi ai đó nói xấu người khác, hãm hại người khác…

3.5. Bất ngờ – 1 trong những loại cảm xúc phổ biến

Bất ngờ có thể tạo cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu. Bạn có thể há miệng hoặc thở hổn hển khi ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên, giống như nỗi sợ hãi, có thể kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy nếu tình huống đó không đúng như bạn mong đợi hoặc có ý nghĩa tiêu cực.

3.6. Cảm xúc tức giận

Sự tức giận có thể được thể hiện bằng các biểu hiện trên khuôn mặt như cau mày, la hét hoặc hành vi bạo lực. Sự tức giận có thể thúc đẩy tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống, nhưng bạn cần tìm một cách thể hiện sự tức giận một cách lành mạnh để nó không gây hại cho bản thân hoặc người khác.

Sự tức giận có thể được thể hiện bằng các biểu hiện trên khuôn mặt như cau mày, la hét
Sự tức giận có thể được thể hiện bằng các biểu hiện trên khuôn mặt như cau mày, la hét

4. Những phương pháp quản lý cảm xúc

Trước những áp lực của cuộc sống, công việc, chúng ta thường sản sinh ra những cảm xúc tiêu cực nhiều hơn. Nếu để cảm xúc chiếm lĩnh và chi phối quá nhiều, chúng ta có thể giận dữ, cáu gắt, thất vọng, để chúng thúc đẩy những hành động không phù hợp, gây ảnh hưởng xấu đến công việc và những mối quan hệ xung quanh. Chính vì vậy, việc quản lý cảm xúc là điều rất quan trọng. Nó giúp chúng ta có những mối quan hệ tốt, lâu dài, một cuộc sống vui vẻ hơn và công việc tốt hơn.

Một số cách giúp quản lý cảm xúc mà các bạn có thể thực hiện mỗi ngày để tạo dựng thói quen, xây dựng kỹ năng quản lý cảm xúc, bao gồm:

  • Cố gắng kiềm chế cảm xúc thay vì kìm nén cảm xúc. Vì sự kìm nén có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần, thể chất như lo âu, căng thẳng, phiền muộn.
  • Dành thời gian kiểm tra lại tình huống xảy ra và đưa ra một số lý giải  về tình huống, xem xét mình nên làm gì trong tình huống này, có cách nào để thay đổi hoặc xử lý tình huống tốt hơn hay không… Bằng cách này, bạn sẽ sắp xếp được suy nghĩ và có cách thể hiện, bộc lộ cảm xúc phù hợp, từ đó kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
  • Chấp nhận cảm xúc của mình và đón nhận nó một cách thoải mái nhất, từ đó giúp bạn nắm giữ tốt cảm xúc không vượt quá tầm kiểm soát.
  • Viết nhật ký về những cảm xúc đã trải qua trong mỗi ngày, nó có thể giúp bạn hiểu hơn về cảm xúc của mình và những yếu tố khiến bạn có cảm xúc đó. Điều này giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn mỗi khi tình huống tương tự xảy ra.
  • Thực hiện các hoạt động thư giãn như hít thở sâu, ngồi thiền…Những hoạt động này sẽ giúp bạn bình tĩnh lại và quản lý được cảm xúc của mình tốt hơn.
  • Chú ý đến môi trường xung quanh để bộc lộ cảm xúc đúng lúc: Khi một tình huống xảy ra, bạn cần phải chú ý đến môi trường xung quanh trước khi bộc lộ cảm xúc. Ví dụ như không thể la hét, quát mắng đồng nghiệp hay sếp của mình tại công ty, nhưng khi ở nhà, bạn có thể bộc lộ sự tức giận, vui buồn hoặc hạnh phúc.
  • Tạo không gian riêng cho bản thân: Để cảm xúc không vượt ra ngoài tầm kiểm soát, bạn nên tạo cho mình không gian riêng để ngồi bình tĩnh lại, điều tiết lại cảm xúc.
  • Tránh căng thẳng, stress bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, làm những việc mình thích, trò chuyện cùng bạn bè, giải trí bằng âm nhạc, phim ảnh… để tạo tinh thần tích cực, vui vẻ hơn.
Cách quản lý cảm xúc hiệu quả
Cách quản lý cảm xúc hiệu quả, giúp bạn đối diện với mọi khó khăn

Chúng ta có thể đã trải qua những loại cảm xúc khác nhau hoặc cùng lúc có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Điều quan trọng là trong nhiều trường hợp, chúng ta cần kiểm soát tốt cảm xúc của tiêu cực của mính, ví dụ như sự tức giận có thể dẫn tới bạo lực. Ngược lại, hãy lan truyền cảm xúc tích cực cho người khác khi bạn vui vẻ, yêu đời. Hãy thử áp dụng những cách trên để quản lý cảm xúc của mình tốt hơn.

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh