Tổng hợp

10 cách để kiềm chế cảm xúc khi tức giận hiệu quả nhất

CẬP NHẬT 13/09/2022 | BỞI Tiến Kiều

Trong cuộc sống, đôi khi có những tình huống bất ngờ xảy ra, khiến bạn không thể nào giữ được bình tĩnh. Việc để cảm xúc tiêu cực dẫn dắt, có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường như làm phá vỡ các mối quan hệ hay thậm chí là tổn thương đến những người thân yêu. Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giúp bạn tổng hợp cách để kiềm chế cảm xúc khi tức giận hiệu quả nhất, để tránh những tình huống bất hòa không đáng có.

1. Hãy nghĩ về trách nhiệm của bản thân

Khi gặp phải những điều rắc rối không theo ý muốn, bạn thường có xu hướng đổ lỗi cho những người xung quanh. Từ ngữ đầu tiên khi tâm trạng bạn trở nên bực bội, khó chịu với ai đó thường là “tại anh/chị/em,…”.  Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ về trách nhiệm của bản thân mình, thì thay vì phàn nàn và đổ lỗi cho người khác, bạn sẽ cố gắng tập trung để giải quyết vấn đề ngay lập tức. Lúc này, việc bạn cần làm đó là hãy nghĩ đến “trong việc này, mình cũng có 1 phần lỗi,…. mình nên giúp đỡ mọi người mới đúng.” 

học cách để kiềm chế cảm xúc
Bạn hãy luôn nghĩ về trách nhiệm của bản thân khi xảy ra bất kỳ vấn đề nào đó là cách để kiềm chế cảm xúc hiệu quả

2. Không nên suy nghĩ tiêu cực

Nếu bi quan, mọi cảm xúc trong người của bạn cũng sẽ bị kéo theo xuống. Qua thời gian, những cảm xúc này ngày càng trở nên nghiêm trọng, khiến bạn trở nên chán nản và căng thẳng. Vì vậy, thay vì chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực, điều bạn cần làm đó là thừa nhận cái thực tại và tự động viên bản thân mình. Để từ đó có thêm động lực để tìm cách khắc phục các vấn đề một cách tốt hơn. 

3. Hãy tập trung vào vấn đề cần giải quyết thay vì những tranh cãi

Con người không ai là hoàn hảo cả, và ai cũng có thể mắc sai lầm. Vì vậy, cho dù bạn có chửi mắng hay trách cứ người khác thậm tệ, thì cũng không thể nào thay đổi được thực tế. Do đó, việc quan trọng lúc này, không phải là ai nên chịu trách nhiệm hay ai là người gây ra lỗi nhiều hơn. Mà chính là tìm phương án giải quyết vấn đề, để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra.

cách để kiềm chế cảm xúc tốt
Hãy tập trung vào vấn đề cần giải quyết thay vì những tranh cãi không đáng có chính là cách để kiềm chế cảm xúc

4. Không nên giữ thù hận hay ác cảm

Việc mang thù hận hay ác cảm với người khác không chỉ khiến bạn tiêu hao năng lượng, mất thời gian. Lâu dần, điều này có thể khiến tâm hồn của bạn bị vấy bẩn, thậm chí tự bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi những cảm xúc tiêu cực nêu trên. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên để mọi thứ qua đi, tha thứ và dần thoát khỏi “hố sâu” của hận thù, để hướng về một tương lai hạnh phúc, sáng lạn đang chờ đón.

5. Không nên gửi email trong cơn giận

Trong lúc giận, chắc chắn là bạn không thể nào viết ra được những “lời hay ý đẹp”. Thậm chí, đôi khi còn có thể gây tổn thương không nhỏ cho người nhận được, nhất là đồng nghiệp của mình. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên hít thở sâu, cố gắng bĩnh tĩnh, trước khi tiếp tục giải quyết tiếp các công việc còn đang dang dở.

cách kiềm chế cảm xúc
Khi tức giận, bạn không nên gửi bất kỳ email nào chính là cách để kiềm chế cảm xúc tốt

6. Tập viết ra những điều tốt đẹp

Thay vì nổi giận và bực tức với một ai đó, bạn nên tìm một nơi yên tĩnh để bình tâm lại. Sau đó, viết ra giấy những điều tốt đẹp mà người ấy đã làm cho bạn lúc trước. Hãy cố gắng suy nghĩ đến những lý do mà bạn yêu thích và biết ơn người đó. Đồng thời, tập đánh giá mọi lỗi lầm trong cuộc sống một cách khách quan nhất, đây chính là cách để bạn đối xử công bằng với những người xung quanh và chính cả bản thân mình.

7. Học cách đối mặt với những khó khăn

Trong cuộc sống, bạn không thể nào luôn trốn tránh những khó khăn hay các vấn đề không hay có thể xảy ra với bản thân mình. Do đó, thay vì cứ mãi “lẩn trốn”, bạn cần phải tìm cách đối mặt với chúng. Không cố gắng chỉ trích người khác, hãy học cách tranh luận để khi vào tính huống thực tế, bạn có thể tự kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân mình.

cách để kiềm chế cảm xúc hiệu quả
Học cách đối mặt với những khó khăn để kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân mình

8. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, khó chịu, thậm chí là đánh nhau với người khác,… Do đó, khi gặp phải những chuyện không theo ý muốn, bạn nên bình tĩnh suy nghĩ để giải quyết tình huống trước mắt. 

Chỉ khi tỉnh táo, bạn mới có được khả năng nhìn nhận mọi vấn đề một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Đừng bao giờ nhìn một sự việc xảy ra chỉ theo một hướng, để rồi bạn chỉ thấy những lỗi lầm của người khác, mà không nhận ra những điểm hạn chế của mình.

9. Học cách nhìn nhận lại – cách để kiềm chế cảm xúc tốt

Đôi khi, bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu, tức giận, cho dù sự việc đó có lớn hay nhỏ. Những lúc này, tốt nhất là bạn nên nghĩ xem lý do khiến bạn tức giận là gì, sự tức giận này có để lại những vấn đề hay hậu quả nào hay không. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt những cảm xúc tiêu cực bên trong người và tránh những hành động không hay.

cách kiểm chế cảm xúc để không khóc
Học cách nhìn nhận lại vấn đề xảy ra, trước khi tìm cách tốt nhất giải quyết chúng là cách để kiềm chế cảm xúc

10. Học cách giải tỏa cảm xúc bản thân

Một số cách giúp bạn kiểm soát cơn tức giận hiệu quả nhất như:

  • Thường xuyên chia sẻ cảm xúc của bản thân cho những người mà mình tin tưởng nhất, đó có thể là bố mẹ, bạn thân, anh chị em trong gia đình,…
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng sức lực cho cơ thể. Đồng thời, hỗ trợ sự tập trung cho não bộ, để bạn kiểm soát cơn nóng giận của mình hiệu quả nhất. Ngoài ra, điều này còn giúp làm giảm nguy cơ hành động, lời nói hay các cử chỉ quá mức bình thường.
  • Nếu bạn là người “mau nước mắt” và hay bộc lộ cảm xúc của bản thân, thì khi gặp phải những vấn đề, hãy nghĩ ngay đến mẩu chuyện hài hước, hoặc những chuyện vui mà bản thân đã trải qua trong quá khứ. Đồng thời, tìm một thứ gì đó mát lạnh để uống. Đây chính là cách giúp kiềm chế cảm xúc tốt mà nhiều người áp dụng hiện nay.
  • Stress hay lo lắng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn trở nên nóng tính và hay cáu giận. Và thiền định có thể giúp bạn giảm thiểu hay hạn chế điều này một cách tối đa.
làm cách nào để kiềm chế cảm xúc
Thiền là cách để kiềm chế cảm xúc mà nhiều người áp dụng nhất hiện nay
  • Nếu bản thân không có tri kỷ, hoặc chưa thực sự tin tưởng để kể cho ai nghe, bạn có thể tập viết nhật ký, để kiềm chế cảm xúc của bản thân. Đây là nơi tuyệt vời để bạn giải tỏa những mệt mỏi, áp lực, cùng những cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương đến bất kỳ ai. Bạn nên học cách “viết ra” những suy nghĩ của mình, và tìm cách “đọc và hiểu” chúng, để lắng nghe các cảm xúc chân thật nhất từ sâu bên trong con người thật của mình.

Mặc dù vậy, việc kiềm chế cảm xúc quá nhiều đôi khi sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Do đó, bạn nên tự giải tỏa cơn tức giận của mình, trước khi mọi chuyện dần trở nên tệ hơn. Hy vọng qua bài viết của Vua Nệm, bạn đã học được cách để kiềm chế cảm xúc hiệu quả nhất, để tránh bản thân mình trở nên mất lý trí, làm rạn nứt các mối quan hệ.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều