Sống khỏe

Cách hít thở khi ngồi thiền tốt cho sức khỏe

CẬP NHẬT 19/05/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Thiền là một môn thể dục, giúp bảo vệ sức khỏe thể chất cũng như cải thiện sức khỏe tâm lý của người ứng dụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, chúng ta phải luyện tập thiền đúng cách.

Cách hít thở khi ngồi thiền tốt cho sức khỏe
Cách hít thở khi ngồi thiền tốt cho sức khỏe

Ở bài viết này, Vua Nệm xin giới thiệu cách hít thở khi ngồi thiền để đem lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe. Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

1. Thiền là gì? Những lợi ích mà ngồi thiền đem lại?

1.1 Thiền là gì?

Thiền là một phương pháp nhằm giải tỏa áp lực và căng thẳng, mang đến sự bình yên, thư thái cho tâm hồn mỗi người. Nói một cách dễ hiểu, thiền chính là quá trình chúng ta ngồi tĩnh tâm với tiềm thức tập trung vào luồng suy nghĩ của chính bản thân.

Khi thực hành ngồi thiền, mỗi người nên gạt bỏ mọi suy nghĩ ngoài luồng ra khỏi tâm trí, mà chỉ tập trung vào hơi thở, vào tâm trí vô định của mình. Chỉ cần dành vài phút để ngồi thiền, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt của cơ thể và tâm trí.

Hiện nay, trên thế giới, có 7 loại thiền phổ biến, gồm: thiền từ tâm, thiền quét cơ thể, thiền chánh niệm, thiền nhận thức hơi thở, thiền thiền, thiền siêu việt và kundalini.

Thiền là gì
Thiền là gì? Những lợi ích mà ngồi thiền đem lại?

1.2 Lợi ích của việc ngồi thiền

Ngồi thiền đem lại rất nhiều lợi ích cho cả sức khỏe thể chất và tâm lý. Cùng Vua Nệm tìm hiểu các lợi ích mà ngồi thiền đem lại nhé!

  • Giải tỏa căng thẳng: Đây là một trong những lợi ích cốt lõi và chính yếu nhất của hoạt động ngồi thiền. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, tâm lý căng thẳng sẽ sản sinh ra hoạt chất cortisol, gây giải phóng các hóa chất viêm (hay còn gọi là cytokine-CRS). Các chất này có khả năng gây rối loạn giấc ngủ, tình trạng trầm cảm cũng như mệt mỏi kéo dài.

Chình vì vậy, các chuyên gia đã khuyến cáo bệnh nhân nên thực hành thiền chánh niệm để loại bỏ các cảm xúc tiêu cực, cải thiện tối đa sức khỏe tâm lý.

  • Cải thiện giấc ngủ: Ngồi thiền giúp con người có khả năng điều hướng suy ngủ. Từ đó, nó giúp cơ thể thả lỏng và thư giãn hơn. Cơ thể được giữ ở trạng thái thoải mái sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
  • Cải thiện sức khỏe cảm xúc: Theo nhiều nghiên cứu được thực hành tại các trường đại học lớn trên thế giới, ngồi thiền có tác dụng làm giảm các triệu chứng trầm cảm, hướng suy nghĩ con người đến những điều lành mạnh hơn, tích cực hơn. 
  • Kiểm soát các cơn đau: Theo nhiều kết quả nghiên cứu, phương pháp ngồi thiền có tác động tích cực đến khả năng kiểm soát cơn đau, cũng như làm giảm cảm giác đau đớn của mỗi cá thể. Những người thường xuyên ngồi thiền có khả năng chịu đựng và đối phó với cơn đau tốt hơn những người khác.

Ngoài những lợi ích chính kể trên, ngồi thiền còn có tác dụng giảm thiểu khả năng mất trí nhớ ở người cao tuổi, giúp cân bằng huyết áp và tim mạch, hay giúp con người có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống.

2. Những cách hít thở khi ngồi thiền tốt cho sức khỏe

Hít thở khi ngồi thiền được xem là thao tác chính của bộ môn ngồi thiền, giúp người thực hành rèn luyện trí não cũng như sự tĩnh tâm trong suy nghĩ dù cuộc sống còn nhiều nỗi lo ngoài kia.

Một số lợi ích mà việc hít thở khi ngồi thiền đem lại ích lợi cho người thực hành, có thể kể đến như: điều chỉnh nhịp tim, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp, cải thiện các triệu chứng tiểu đường…

Vậy làm thế nào để hít thở đúng cách khi ngồi thiền? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

2.1 Ngồi thiền trong tư thế thoải mái

Tư thế thoải mái là một trong những yếu tố cốt yếu để đem đến hiệu quả cho bộ môn ngồi thiền. Người thực hành có thể chọn các cách ngồi hoặc vị trí ngồi khác nhau, chỉ cần đảm bảo cảm giác thoải mái tuyệt đối của bản thân khi thực hành thiền định.

Có hai cách ngồi thiền như sau:

  • Ngồi thiền trên ghế: Nếu lựa chọn cách ngồi này, bạn nên đặt hai chân vuông góc với bề mặt sàn, và cố định hai lòng bàn chân ngay ngắn. Tư thế ngồi thoải mái nhất chính là đầu gối ngang tầm với hông hoặc thấp hơn một chút. Bạn cũng có thể lót thêm tấm đệm sau lưng để hỗ trợ giữ lưng thẳng song song với thành ghế.
  • Ngồi thiền trên sàn nhà: Để tạo cảm giác thoải mái, bạn nên lót thảm yoga hoặc đệm ngồi thiền. Giữ hai chân xếp bằng sao cho hai đầu gối đều nhau.
tư thế ngồi thiền
Ngồi thiền trong tư thế thoải mái

Dù ngồi theo cách thức hay vị trí nào, bạn phải giữ lưng và cổ thẳng hàng. Ngực cũng nên giữ ở vị trí hướng thẳng về phía trước và thả lỏng toàn bộ cơ thể.

2.2 Ngồi thiền trong không gian yên tĩnh

Để giữ cho tâm trí thanh tịnh, thoát khỏi những phiền não, lo âu hàng ngày, người thực hành nên tìm địa điểm thật yên tĩnh để ngồi thiền. Không gian yên tĩnh sẽ không có các yếu tố nhiễu, làm ảnh hưởng và xáo động đến tâm trí của bạn. Những tiếng ồn xung quanh có khả năng cản trở sự tập trung của người thực hành.

Không chỉ nên tìm một không gian yên tĩnh, bạn cũng nên lựa chọn không gian có không khí trong lành, thông thoáng, thậm chí có thể trang bị thêm tinh dầu xông phòng, nhằm tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất cho cơ thể. Những tác nhân bên ngoài như: khói, bụi, mùi hôi…gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn trong quá trình hít thở.

Một số không gian yên tĩnh cho việc thiền định: phòng riêng, ban công, công viên vắng người, hay phòng cách âm…

2.3 Luyện tập hít thở đúng cách

Ở một không gian tĩnh lặng và thông thoáng, bạn hãy bắt đầu nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở của mình. Dưới đây là cách rèn luyện hơi thở đúng cách và hiệu quả nhất:

  • Hãy hít một hơi thật sâu và thở ra thật nhẹ nhàng. Lưu ý giữ hơi thở tự nhiên, không bị ngắt quãng.
  • Khi thực hiện thở, giữ cho toàn thân ở trạng thái thả lỏng, không gồng hoặc giữ cứng các bộ phận khác của cơ thể như: vai, tay hay cổ…Lưu ý, luôn giữ người ở tư thế thẳng và hướng về phía trước.
  • Trong quá trình luyện tập hít thở, phần ngực sẽ được mở rộng theo hướng trần cùng những cử động tự nhiên và nhẹ nhàng của cơ thể. 
  • Loại bỏ những lo âu, mệt mỏi ra khỏi tâm trí. Khi nhận thấy xuất hiện suy nghĩ xao lãng, hãy đưa tâm trí tập trung vào hơi thở.
hít thở khi thiền
Luyện tập hít thở đúng cách

Khi luyện tập hít thở, bạn nên đếm chu kỳ hơi thở để rèn luyện hơi thở đều đặn. Một nhịp sẽ tương ứng với một lần hít vào và thở ra. Một chu kỳ thở nên dao động khoảng 10 nhịp. Khi hết 10 nhịp, bạn có thể bắt đầu đếm với một chu kỳ mới.

2.4 Theo dõi hơi thở của bản thân

Khi đã rèn luyện được phương pháp hít thở đúng cách cùng nhịp thở đều đặn, hãy tập trung cảm nhận và theo dõi hơi thở của bản thân. Đặc biệt, bạn cần quan tâm nhiều hơn ở hơi thở ra.

Hơi thở nhẹ nhàng, đều đặn, không bị đứt quãng hay thở dốc chính là phương pháp giúp người thực hành cảm thấy nhẹ nhàng, và thanh thản hơn. Các nỗi lo lắng, mệt mỏi trong cuộc sống cũng vì thế mà giải tỏa nhiều hơn.

Theo dõi hơi thở của bản thân
Theo dõi hơi thở của bản thân

Người thực hành có thể luyện tập cách hít thở hàng ngày để bản thân quen dần và để nâng cao thời gian rèn luyện. Thời gian đầu, người thực hành chỉ cần tập hít thở từ 3 đến 5 phút và tăng dần từ từ lên đến 15 hoặc 20 phút.

2.5 Không ép bản thân hít thở quá sức

Khi luyện tập hít thở, người thực hành tuyệt đối không để những lo lắng, suy nghĩ ngoài luồng xuất hiện trong tâm trí, vì sẽ gây mất tập trung. Do đó, khi bắt đầu nhận thấy bản thân bị phân tâm, hãy bình tĩnh và tập trung đếm nhịp thở. 

Thời gian đầu khi luyện tập hít thở, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giữ tinh thần tập trung, cũng như hơi thở thường không đều hoặc ngắt quãng. Tuy nhiên, khi gặp các trường hợp trên, người thực hành không nên ép bản thân phải thực hiện được trong tâm thế khiên cưỡng. Điều này sẽ không đem đến hiệu quả cũng như mục tiêu tối ưu của hoạt động ngồi thiền.

2.6 Theo dõi các chuyển động của cơ thể

Khi thực hiện thiền định, bạn nên chú ý đến chuyển động của các bộ phận trên cơ thể, vì những điều này có khả năng tác động tích cực lên cách hít thở của bạn:

  • Giữ lưng và lồng ngực thẳng, tiết diện phổi được mở rộng và hướng trần trong quá trình bạn thực hiện thao tác hít vào.
  • Thả lỏng phần cổ và vai. Để hít thở dễ dàng hơn, bạn cần hạ thấp vị trí cằm.
  • Cơ mặt thả lỏng với hai mắt nhắm hờ.
  • Để hai tay trên gối trong trạng thái thả lỏng. Phần hông, mông và đùi cũng thả lỏng tối đa.
 chuyển động của cơ thể khi thiền
Theo dõi các chuyển động của cơ thể

Người thực hành nên tập trung vào các chuyển động của cơ thể để tránh cảm giác khó chịu khi phải ngồi yên trong một khoảng thời gian nhất định.

XEM THÊM:

Kết luận

Bài viết đã mô tả cụ thể cách hít thở khi ngồi thiền hiệu quả và đem lại sức khỏe tốt cho người thực hành. Cách hít thở nào phù hợp với bạn nhất? Chia sẻ cho Vua Nệm cùng biết nhé! Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở các bài viết bổ ích sau nha!

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/quan-ly-cang-thang/cach-hit-tho-khi-ngoi-thien/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên