Phong Thủy

Chánh niệm là gì và làm gì để thực hành chánh niệm?

CẬP NHẬT 31/01/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Chánh niệm không phải là cụm từ còn quá xa lạ. Ngày càng có nhiều bạn trẻ đang lựa chọn thực hành lối sống này để tìm thấy sự bình an trong một cuộc sống đầy bon chen, biến động. Trong bài viết sau, Vua Nệm sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết chánh niệm là gì và làm sao để có thể bắt đầu thực hành chánh niệm. Cùng dành ít phút để đọc nhé!

1. Chánh niệm là gì?

Chánh niệm là gì? Chánh niệm niệm (tiếng Trung: 正念, tiếng Phạn: samyak-smṛti, tiếng Pali: sammā-sati) là một thuật ngữ khá quen thuộc trong phật giáo và thiền định. Đây cũng là 1 trong 8 phần quan trọng của Bát Chánh Đạo, với ý nghĩa là sự biết rõ thông tuệ những điều đang xảy ra, đang có mặt ngay lúc này. Chánh niệm còn là sự tỉnh giác, biết rõ các pháp một cách toàn vẹn không quên niệm. 

chánh niệm nghĩa là gì
Khái niệm chánh niệm là gì?

Chánh niệm được biết đến tại Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 20, cùng thời điểm Phật Giáo Nguyên Thủy được thành lập tại nước ta.

Theo đó, chánh niệm hay chính niệm là trái tim của thiền tập. Đây là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu trong một người thiền giả và cũng là cốt tủy của đạo Phật. Cho dù bạn đang thực hành bất kỳ 1 pháp môn nào thì điều tiên quyết luôn là thực tập để bản thân mình có chánh niệm. 

Theo Phật, trạng thái tỉnh thức ở một người là hoàn toàn xảy ra được, nhưng rất có giới hạn và bị giới hạn. Mô tả chính xác hơn thì trạng thái này giống như một người nằm mộng hơn là một người tỉnh thức. Chánh niệm, thiền tập sẽ giúp đánh thức ta dậy từ một giấc ngủ mê. Và từ đó, ta mới thực sự sống và có thể tận dụng được tất cả khả năng cũng như ý thức của mình. 

Những ai làm được điều này? Câu trời lời là những bậc thánh nhân, phật, thiền sư, yoga. Họ đã thám hiểm và thăm dò lãnh thổ này từ hàng nghìn năm nay.

Trong tiến trình ấy, họ không ngừng chia sẻ những sự hiểu biết của mình cho nhân loại, nhằm muốn giúp mọi người có thể bước ra khỏi vô minh. Kinh nghiệm từ các vị cho thấy, bằng việc chánh niệm, quay vào bên trong và tự quan sát, đặt ra cho chính mình những câu hỏi sâu sắc thì chúng ta có thể thoát khỏi đau khổ, hòa hợp với đời, hạnh phúc hơn và tuệ giác hơn. 

2. Quá trình từ chánh niệm đến giác ngộ

Sau khi làm rõ chánh niệm là gì, Vua Nệm cũng muốn chia sẽ thêm quá trình từ chánh niệm đến giác ngộ như thế nào. Từ chánh niệm đến giác ngộ là một quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân. Để hành chánh niệm, nền tảng của phương pháp này là tứ niệm xứ, bao gồm: Quan thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm và quán pháp trên pháp.

thiền chánh niệm là gì
Từ chánh niệm đến giác ngộ là một quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân.

Mặc dù hành trình từ chánh niệm đến giác ngộ là không dễ dàng với nhiều người nhưng chúng ta đã có thể cảm nhận được sự bình an, hạnh phúc sâu thẳm trong tâm hồn khi bắt đầu chánh nệm. Không phải chỉ có thiền sư mới thực hành chánh niệm mà ai ai cũng có thể, từ công nhân, bác sĩ, người nghèo đến người giàu đều có thể bắt đầu chánh niệm từ hôm nay. 

3. Tìm hiểu về lối sống chánh niệm 

Ngoài thắc mắc về chánh niệm là gì, người ta cũng đặt mối quan tâm đến lối sống chánh niệm. Như vậy, chánh niệm là một lối sống tỉnh thức, giác ngộ được những chân lý đẹp đẽ trên đời, giúp bản thân tìm thấy sự an nhiên, thanh tịnh và hạnh phúc. Việc tu tập và sống theo lối chánh niệm là điều bất kỳ ai cũng được. Dưới đây là một số điều cần biết về lối sống chánh niệm. 

3.1. Nuôi dưỡng lối sống chánh niệm trong từng phút giây

Trụ cột để xây dựng 1 nếp sống chánh niệm bao gồm Khẩu, Thân, Ý, được Đức Phật và người tu hành áp dụng. 

Phật dạy sở dĩ con người tồn tại trên đời này là do nghiệp lực, trong đó bao gồm cả nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Việc trì giới và thực hành đời sống chánh niệm sẽ giúp chúng ta luôn kiểm soát và rèn luyện được ý thức của mình.

Lối sống chánh niệm giúp ta luôn ý thức đang bản thân ở hiện tại, đang nói gì làm gì và tạo tác nên điều gì. Hàng ngày, bản thân chúng ta cần luôn thực hành quan sát, sống ở hiện tại, đồng thời kiểm soát những ý niệm không tốt để chúng không khởi phát trong tâm. Có câu “tâm tịnh tức tịnh độ tịnh”, ngụ chỉ nguồn năng lượng vô biên mà người có đời sống chánh niệm mang lại cho đời. 

sống chánh niệm là gì
Lối sống chánh niệm là gì?

3.2. Hướng dẫn cách thực hiện thiền chánh niệm 

Việc thực hành thiền chánh niệm cần được giáo dục, định hướng cho trẻ em từ nhỏ. Vì trẻ em như tờ giấy trắng, khi giới thiệu chánh niệm đến với các bé, con dễ dàng tiếp nhận, học hỏi nhanh chóng những kỹ năng sống lành mạnh, cùng phương pháp rèn luyện tâm để có được nếp sống có ý thức. Đây là điều tối quan trọng để xây dựng thái độ đúng đắn cũng như phẩm chất tốt đẹp nhà Phật hướng tới. 

Lối sống chánh niệm cần được đồng lòng thực hiện bởi mỗi cá nhân trong gia đình. Mỗi thành viên đều tập sắp xếp nếp sống cân bằng giữa vật chất và tâm linh, đề cao và duy trì những yếu tố thiện lành. 

Chúng ta cũng cần thấu rõ con người tồn tại trên thế giới này đều để thực hiện những sứ mệnh cao cả, chứ không phải là những sinh vật vô tri bị điều khiển bởi những tham vọng trong xã hội. Bằng việc hiểu rõ được sứ mệnh của chính mình khi đến với thế giới, chúng ta sẽ từng bước xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn để thế hệ tiếp theo có thể kế thừa. 

Phật dạy rằng thiền chánh niệm theo “nghiệp lực” trong đó: nghiệp chính là thói quen, lực chính là sức mạnh. Tức, thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sức mạnh. Khi thực hành đời sống chánh niệm thường xuyên, nó sẽ trở thành một thói quen in sâu trong tiềm thức chúng ta, từ đó hình thành nền tảng vững chắc cho hành trình theo đuổi sự giác ngộ và nâng cao những phẩm chất tốt đẹp trong chúng ta. 

chánh niệm tỉnh giác là gì
Lối sống chánh niệm cần được đồng lòng thực hiện bởi mỗi cá nhân trong gia đình.

Ngoài ra, lợi ích của chánh niệm chính là dùng ngọn đuốc trí tuệ để soi sáng nền vô minh tăm tối, góc khuất của phần con ẩn sâu trong mỗi người. 

3.3. Nghi thức ăn uống trong chánh niệm là gì?

Việc ăn uống cũng dựa trên nguồn gốc và ý thức từ quan niệm Chánh Niệm theo lời dạy nhà Phật. Không chỉ là một hình thức thiền định giúp chúng ta đối phó với những cảm xúc và các giác quan của bản thân, chánh niệm còn được ứng dụng vào nhiều tình huống khác nhau.

Mà trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ bàn luận về nghi thức ăn uống trong chánh niệm. Điều này được tin rằng rất hiệu quả trong việc điều trị chứng rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu, trầm cảm và các tật xấu, thói quen khác liên quan đến ăn uống.

Về cơ bản, nghi thức ăn uống trong chánh niệm được phát biểu là: 

  • Tập trung vào việc ăn khi đang ăn, ăn chậm và không bị phân tâm.
  • Biết lắng nghe cơ thể khi có các dấu hiệu đói và ăn đến khi thấy no. 
  • Phân biệt rõ giữa cảm giác thèm ăn do bị thu hút bởi yếu thị giác và cảm giác đói thực sự.
  • Kích thích giác quan chú ý đến việc ăn uống bằng hương thơm, hương vị, kết cấu thực phẩm, màu sắc, âm thanh.
  • Làm quen dần với cảm giác lo lắng khi đối diện với đồ ăn.
  • Duy trì ăn uống đều đặn để nâng cao sức khỏe tổng thể và hạnh phúc.
ăn uống chánh niệm là gì
Việc ăn uống cũng dựa trên nguồn gốc và ý thức từ quan niệm Chánh Niệm

Những thói quen này sẽ giúp bạn loại bỏ được những hành động, suy nghĩ tiêu cực khi ăn uống. Đồng thời có ý thức về việc ăn uống lành mạnh, tận hưởng trọn vẹn các trải nghiệm và cảm giác hạnh phúc khi thưởng thức món ăn. 

XEM THÊM: 

Sau những chia sẻ của Vua Nệm về chánh niệm là gì, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về lối sống này và áp dụng vào chính đời sống mình để luôn cảm thấy trọn vẹn từng phút giây. 

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên