Giác ngộ là gì? Giác ngộ và giải thoát có giống nhau không?

CẬP NHẬT 01/03/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Giác ngộ là một thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong giáo lý nhà Phật nhưng cách giải thích thuật ngữ này có đôi phần khó hiểu khiến nhiều người dù đã nghe qua nhiều lần nhưng vẫn chưa thật sự hiểu giác ngộ là gì? Hãy đọc bài viết này để hiểu chính xác hơn về khái niệm này nhé!

1. Khái niệm giác ngộ

Giải theo nghĩa chiết Hán Tự thì giác ngộ có nghĩa là thức tỉnh, tìm ra được một chân lý tuyệt vời nào đó trong đời thường. Khái niệm này bao hàm sự hiểu biết bằng cả trí thức, lý luận, cảm xúc sâu sắc và kinh nghiệm sống. Bên cạnh từ “giác ngộ”, nhiều người còn sử dụng “tuệ giác” để chỉ trạng thái này. Đồng thời khái niệm này còn để chỉ việc tìm được những điều thú vị từ xưa đến nay chưa ai từng biết đến. 

XEM THÊM: Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức là gì? Lợi ích của sống tỉnh thức

giác ngộ là gì
Giác ngộ là một trạng thái tỉnh thức

Khi một người giác ngộ, họ có thể từ bỏ những quen xấu phàm tục, hướng đến cách sống an nhiên, theo điều hay lẽ phải. 

Theo lời Phật dạy, đây là biểu hiện cho sự thấu hiểu sâu sắc, nhận ra được sự thật tuyệt đối về vạn vật trong vũ trụ. Khi một người phàm trần có thể đạt đến cảnh giới giác ngộ thì đã bước 1 bước thật gần đắc đạo thành Phật.

Nó được xem là đỉnh cao của sự phát triển và khám phá tiềm năng ẩn sâu bên trong của con người. Theo nhà Phật, đây chính là mục tiêu lớn nhất giúp chúng sanh được giải cứu mà Phật Giáo luôn hướng đến.  

2. Giác ngộ và giải thoát có giống nhau không?

Đây là một câu hỏi nhiều người thường phân vân khi đề cập đến thuật ngữ “giác ngộ”. Họ nghĩ rằng phạm trù này tương tự như giải thoát, nghĩ là một khi đã giác ngộ thì con người sẽ tự nhiên giải thoát khỏi những đau khổ. 

Trong thực tế, khái niệm giác ngộ và giải thoát là khác nhau. Khái niệm này phổ biến trong văn hóa Veda và Upanishad tại Ấn Độ cổ địa. Theo quan niệm của các nền văn hóa này, giải thoát có nghĩa là thoát khỏi vòng luân hồi. Phật Giáo cũng có khái niệm về giải thoát từ rất lâu, định nghĩa rằng giải thoát là việc thoát khỏi cuộc sống khổ đau, phiền muộn.

từ chánh niệm đến giác ngộ
Giải thoát có nghĩa là thoát khỏi vòng luân hồi.

3. Tổng hợp 8 điều giác ngộ theo Phật giáo

Dưới đây là tổng hợp 8 điều giác ngộ theo lời dạy của nhà Phật:

3.1 Giác ngộ vạn pháp chỉ là sự vô thường vô ngã

Là khi con người hiểu rằng vạn pháp cũng chỉ là sự vô thường vô ngã. Chính vì thế, nếu tìm hiểu kỹ và nắm trọn quy luật vô thường, vô ngã của vạn pháp thì chúng ta sẽ tránh gặp những điều gây đau khổ cho chính mình. Từ đó, dần đạt được cảnh giới giải thoái, tìm thấy sự an lạc trong tâm hồn.

3.2 Càng nhiều ham muốn càng gặp nhiều khổ đau, gian nan

Con người phải giác ngộ được rằng khi càng có nhiều ham muốn, thì càng gặp nhiều khổ đau trong cuộc sống. Do đó để giải thoát bản thân khỏi vòng luẩn quẩn này thì cách tốt nhất là giảm bớt những ham muốn. 

3.3 Con người cần giác ngộ để tìm thấy an lạc

Con người cần giác ngộ và hiệu được rằng an lạc được tạo ra từ tri túc. Sống một cuộc đời bình dị, giản đơn và an yên thì ta mới có thể tập trung vào việc tu đạo và tìm thấy an lạc. 

3.4 Con người cần giác ngộ để đi đến được quả vị

giác ngộ để đi đến được quả vị
Nếu chỉ biết sống theo cách hưởng thụ, ngại khổ, ngại khó thì chỉ khiến bạn rơi vào tình trạng sa đọa

Chúng ta cần giác ngộ rằng để đi đến được quả vị của sự giác ngộ, chúng ta phải có được sự tinh cần. Nếu vẫn giữ thói lười biếng, chỉ biết sống theo cách hưởng thụ, ngại khổ, ngại khó thì chỉ khiến bạn rơi vào tình trạng sa đọa, vướng vào ma chướng và phiền muộn mà không cách nào thoát ra. 

3.5 Sống trong sự quên lãng và vô minh

Phật dạy nếu muốn bản thân đạt được quả vị của sự giác ngộ và có khả năng giáo hóa thì hãy sống theo chánh niệm và thức tỉnh dần dần. Tránh để chính mình sống trong sự vô minh, dần dần sẽ bị kìm hãm cuộc đời trong cõi phàm tục. 

3.6 Giác ngộ là biết bố thí

Điều tiếp theo nhà Phật dạy chính là về sự bố thí. Chúng ta phải hiểu rằng bố thí chính là một phương tiện quan trọng có khả năng độ đời người. Sự nghèo khổ đói kém là nguyên nhân chính khiến phần lớn chúng sanh vướng mắc trong sự căm thù, oán hận. Vì vậy mà nghiệp xấu càng thêm chồng chất mà chính bản thân họ không nhận ra. 

Người hành đạo buộc phải học cách bố thí cho đời. Phải coi tất cả mọi người, kẻ thương kẻ thù đều như nhau. Không để tâm những điều sai quấy mà người khác gây ra cho mình. 

 sự bố thí
Người hành đạo buộc phải học cách bố thí cho đời

3.7 Giác ngộ đi vào đời để hóa độ

Con người cần phải giác ngộ được rằng ý nghĩa của cuộc đời này là hóa độ chứ không phải chìm đắm sâu trong cuộc đời mình. Người muốn xuất gia để cứu độ chúng sinh thì chỉ nên sở hữu duy nhất y bát cho bản thân mình. Đồng thời, phải luôn giữ phẩm chất trong sạch cho thanh cao, dùng lòng từ bi, vị tha của mình để đối nhân xử thế.

3.8 Không nên chỉ chăm chăm lo giải thoát cho bản thân

Điều giác ngộ cuối cùng nhà Phật dạy là không nên chỉ chăm chăm lo giải thoát cho bản thân mà cùng động viện tất cả mọi người để cùng hướng về giác ngộ. 

4. Dấu hiệu của giác ngộ là gì?

Có người mới bắt đầu tìm hiểu và biết được chút ít về giác ngộ đã tự cho rằng mình là người tu hành chân chính và nắm trong tay nhiều trí tuệ, chân lý trong cuộc sống. Sự ngộ nhận này không chỉ khiến họ không chịu học hỏi tìm hiểu hơn nữa về giác ngộ mà còn gặp nhiều rắc tối trong cuộc sống. Điều này cũng không hiếm ở các tu hành giả hiện nay. 

Dấu hiệu của giác ngộ
Dấu hiệu của giác ngộ là khi ta không còn những ham muốn trần tục

Việc ngộ nhận như vật thực chất chính là sự tinh vi, mê muội quá độ. Mà ở đó, chính họ là người tự tay đóng cánh cửa kết nối với tâm hồn mình mà không hề hay biết hay cố tình phớt lờ. 

Phật nói, sự giác ngộ và tỉnh thức là những phạm trù không nằm trong tầm hiểu biết của con người. Nhưng nó vẫn luôn tồn tại song song cùng với chúng ta mà ít ai hay biết. Ta gần hơn với giác ngộ khi ta có thể giảm dần những ham muốn trần tục.

Khi tâm không còn ham muốn ấy nữa là khi ta đã giác ngộ thành công. Cũng từ đây, ta hiểu rằng những ham muốn vật chất, xác thịt không là đích đến của cuộc đời này, chúng chỉ mang đến cho con người khổ đau, bất hạnh mà thôi. 

Dấu hiệu tiếp theo của sự giác ngộ là ta dần chuyển sang tìm kiếm an lạc bằng việc trở thành người cao thượng, biết bao dung, nhường nhịn với tha nhân nhiều hơn. Quy luật cuộc sống từ xưa đến nay là kẻ mạnh hiếp đáp kẻ yếu, cá lớn nuốt cá bé, người yếu thế bé họng luôn chấp nhận chịu phần thua thiệt nhiều hơn. Họ là những người không có tiếng nói trong xã hội và cũng là nạn nhân của những quy tắc, luật lệ vô lý. 

Dấu hiệu thứ 3 là khi đạt đến giác ngộ, tâm hồn chúng ta luôn trong trạng thái thanh thản, không còn vướng mắc về chữ “duyên”. Chúng ta không còn tự hỏi tại sao nó lại xảy ra, nó từ đâu xuất hiện. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu rằng nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong tất cả chúng ta và ở mọi vật.

giác ngộ thành công
Khi tâm không còn ham muốn ấy nữa là khi ta đã giác ngộ thành công.

5. Dấu hiệu của một người giác ngộ 

Không phân biệt tuổi tác hay giới tính, bất kỳ ai cũng có thể đạt tới trạng thái giác ngộ, hướng tới cuộc sống an lạc từ sâu thẳm trong tâm. Nhưng thực tế cho thấy, rất ít người có thể đạt tới trạng thái giác ngộ thành công, thậm chí là những người đang thực hiện tu hành ở chùa, thiền viện.

Lý do của việc này là bởi quá trình giác ngộ quá phức tạp mà do chính chúng ta không đủ quyết tâm để kéo bản thân ra khỏi vũng lầy đau khổ, ham muốn thế trần. 

Rất khó để nhận ra người giác ngộ, đặc biệt là trong 1 đám đông. Bởi vì họ có lối sống kín đáo và trầm lặng. Chỉ khi nào không khi trở nên bình lặng hơn thì họ mới thực sự tỏa sáng, thu hút. 

Người phàm trần chưa thực hành chánh niệm thường bị cơn tức giận làm ảnh hưởng đến tâm trạng và khó kiếm soát hành vi, trong khi những người đã giác ngộ lại chọn cách im lặng, bình tĩnh để giải quyết tình huống. Họ dùng lòng vị tha, yêu thương để xoa dịu mọi người. 

XEM THÊM: 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn phần nào giải đáp các thắc mắc liên quan tới giác ngộ rồi nhé!

Đánh giá post