Chuyện quanh ta

Phật Pháp là gì? Làm sao để thấu hiểu được Phật Pháp?

CẬP NHẬT 18/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Đối với người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, chắc hẳn hình ảnh Đức Phật đã vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên không phải vì thế mà bất kỳ ai cũng đều hiểu rõ Phật Pháp là gì? Và làm thế nào để thấu hiểu được Phật Pháp? Vì thế hãy dành chút ít thời gian tìm hiểu qua bài viết sau đây để giải đáp được thắc mắc này nhé.

1. Phật Pháp là gì?

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản Phật Pháp là những điều Đức Phật chứng kiến được khi giác ngộ, sau đó Ngài đã đem chỗ chứng kiến ấy truyền đạt lại cho chúng sinh, giúp mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ.

Ở đây, những điều mà Ngài chia sẻ đều bắt nguồn từ những lần chứng kiến thực tế thay vì suy tư hay phỏng đoán như nhiều truyền thuyết khác. Đó chính là lý do vì sao qua nhiều thế kỉ, Phật Pháp vẫn luôn là các chân lý, tùy thuộc vào trình độ của mỗi người sẽ có cái thấu hiểu khác nhau. 

phật pháp
Lý giải Phật Pháp là gì thông qua các chân lý

Tính đến hiện tại, Phật Pháp được chia thành 3 nhóm:

  • Chân lý có phổ biến
  • Chân lý tương đối
  • Chân lý tuyệt đối.

2. Tại sao tin vào Phật Pháp không phải là mê tín?

Trước đây, rất nhiều cho rằng tin vào Phật Pháp là sự mê tín dị đoan, bi quan yếm thế. Tuy nhiên nhận định này hoàn toàn không đúng. Vốn dĩ điều này bắt nguồn từ việc họ chưa thực sự nghiêm túc và tìm hiểu kỹ về Đạo Phật. Thực tế cho thấy, Đạo Phật có ý nghĩa là giác ngộ.

Mọi người nên hiểu rằng đã giác ngộ thì sẽ không có sự mê tín, và ngược lại. Vì thế, những ai cho rằng Đạo Phật là mê tín đều là nhận định sai lầm. Ở đây, mê tín dị đoan được hiểu là cách mọi người đặt niềm tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cũng như cộng động và sức khỏe.

Tại sao tin vào Phật Pháp không phải là một sự mê tín? Điều này bắt nguồn từ việc những điều được Đức Phật truyền đạt lại cho chúng sinh đều là những gì Ngài đã chứng kiến và là sự thật. Đồng nghĩa với việc Phật Pháp được truyền đạt từ những gì nhìn thấy được, cảm nhận được mà nói lên chứ không phải chỉ là những điều mơ hồ, phù phiếm.

3. Làm sao để thấu hiểu được Phật Pháp?

Một trong những nhận định sai lầm khác của hầu hết mọi người chính là cho rằng Phật Pháp chỉ là những lời dạy của Đức Phật hay là những lời giảng của các Thầy. Thực tế rất ít ai ngờ rằng tất cả mọi việc xảy ra ở xung quanh bản thân đều chính là Pháp của Phật. 

Hay hiểu một cách đơn giản, tất cả các Pháp đều là Phật Pháp. Do đó chúng ta có thể thấy, chỉ có những ai đã học và có nền tảng vững chắc về Phật Pháp thì mới có khả năng nhận thức được về toàn bộ những ý nghĩa sâu sắc nhất của Phật giáo. 

Dường như những ai nếu đã có sự thâm nhập một cách sâu sắc vào Phật Pháp thì bất kỳ ở chỗ nào, nơi nào hay ở thời điểm nào đi chăng nữa thì họ vẫn sẽ đem tâm Phật Pháp vào nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Vì thế, tất cả các Pháp đều là Phật Pháp. Và nên nhớ rằng Phật Pháp hướng chúng sinh tới những điều tốt đẹp.

ảnh phật pháp
Cách để hiểu rõ Phật Pháp là gì?

4. Ý nghĩa của các pháp ấn trong Phật Pháp là gì?

Mỗi pháp ấn đều mang đến những bài học và giá trị vô cùng to lớn. Để có thể hiểu rõ về Phật Pháp bạn nên bắt đầu tìm hiểu về những nội dung này. 

4.1. Pháp ấn thứ nhất

Nội dung của pháp ấn này chính là “Muôn vật luôn biến đổi”. Điều này ý muốn nhắc nhở mọi người về sự thật đầu tiên luôn phổ biến và bao trùm ở khắp mọi nơi. Chỉ cần hiểu được pháp ấn thứ nhất, dù có nhìn thấy bất kỳ thứ gì bản thân mọi người cũng sẽ nhận ra được sự biến đổi vô thường của vạn vật.

4.2. Pháp ấn thứ hai

“Vạn pháp nương nhau thành” là pháp ấn thứ hai. Dựa vào pháp ấn này, mọi người sẽ hiểu được một nguyên lý cái này mượn vào cái khác để sống, hay nhờ vào cái này thì mới xuất hiện cái kia, cả hai cái đều gắn liền và có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ không có cái nào tách riêng nhau mà có thể hình thành và tồn tại được. 

Một ví dụ minh họa vô cùng dễ hiểu, hiện tại mọi người đều đang thở, nếu ngừng thở thì sự sống cũng sẽ kết thúc. Tuy nhiên, để có thể thở và duy trì mạng sống của mình bạn lại phải vay mượn không khí. Như vậy ngay trong chính bản thân mỗi người đều có Phật Pháp.

4.3. Pháp ấn thứ ba

“Tĩnh lặng vui bậc nhất” là những gì pháp ấn thứ 3 muốn người quan tâm đến Phật Pháp hiểu. Để hiểu rõ nội dung chúng ta nên bắt đầu từ việc tách nghĩa từ “tĩnh lặng”:

  • Tĩnh – tỉnh sáng.
  • Lặng – sự lặng lẽ.

Chúng ta có thể hiểu, một cái tâm tĩnh sáng lặng lẽ sẽ là một nơi an trú của những người tu theo đạo Phật. Nếu niềm vui của những người tu hành đến từ những điều nhẹ nhàng và thanh thoát thì niềm vui của thế gian lại đến từ si mê loạn động. Chính vì thế, mặc dù ban đầu mọi người sẽ cảm thấy rất vui nhưng càng về sau lại càng đau khổ.

ý nghĩa pháp ấn
Con người càng an nhiên tự tại sẽ càng hạnh phúc

5. Hành trì Phật Pháp là gì?

Chúng tôi muốn bạn hiểu rằng trọng tâm của Phật Pháp chính là khắc phục các khuyết điểm và chứng ngộ về những tiềm năng tích cực. Điểm xuất phát của hành trì này chính là sự tĩnh tâm và luôn giữ được chánh niệm. Hiểu một cách đơn giản, mọi người đều cần phải ghi nhớ và ý thức được về những gì mình chuẩn bị nói và làm với những người xung quanh.

Ở đây, những khuyết điểm có thể bao gồm:

  • Thiếu đi sự sáng suốt
  • Thiếu quân bình về mặt cảm xúc
  • Làm xuất hiện những mê lầm trong đời sống…

Chính những điều kể trên sẽ kéo theo những hành động bốc đồng, không thể làm chủ cũng như không khống chế được phiền não. Về lâu dài chúng sẽ hình thành nên sự sân si, hận giờn, tham lam và si mê…

Không khi đó, tiềm năng tích cực có thể được khai phá bao gồm:

  • Khả năng truyền đạt về các ý tưởng rõ rệt
  • Thấu hiểu được thực tại
  • Biết cách đồng cảm với tha nhân
  • Biết cách cải thiện bản thân mình.

6. Hủy báng, báng bổ Phật Pháp sẽ nhận quả báo gì?

Như những thông tin được chia sẻ bên trên bạn cũng đã thấy Phật Pháp vô cùng nhiệm mầu. Chỉ cần chúng ta có niềm tin tưởng và tích cực thấu hiểu, nghe Phật Pháp mỗi ngày thì cuộc sống sẽ trở nên an nhiên hơn. Tuy nhiên vẫn có những người không tin vào Phật Pháp và buông lời nhục mạ, hủy báng, báng bổ. 

thấu hiểu phật pháp
Tội hủy báng, báng bổ Phật Pháp khá nặng

Vậy những người này có phải chịu quả báo hay không? Thực tế không thiếu các trường hợp bị báo ứng, chẳng hạn như:

  • Đốt kinh sách nhà Phật bị giảm phúc thọ và chết sớm
  • Phỉ báng Thần Phật, phá hủy tượng Phật bị đày xuống địa ngục

>> Xem thêm: 

Trên đây là toàn bộ thông tin để bạn có thể hiểu được Phật Pháp là gì? Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Phật Pháp và có cái nhìn tích cực hơn. Tránh báng bổ thần linh để không phải nhận lấy những hậu quả đáng tiếc nhé.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều