Chuyện quanh ta

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Ngài đại diện cho điều gì?

CẬP NHẬT 18/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Hầu hết mọi người Việt chắc hẳn đều đã quá quen thuộc với hình ảnh Quan thế âm bồ tát thông qua bộ phim Tây du ký. Những ai đã xem qua chắc hẳn đều biết rằng Ngài luôn hiện thân cho công lý và cái thiện. Vậy thực ra Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Tìm hiểu qua bài viết sau để giải đáp được thắc mắc này của bạn nhé.

1. Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Thực tế dù đã xem qua phim ảnh nhưng không phải tất cả mọi người đều biết Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Xét theo tiếng Phạn, Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm có nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”. Chính vì thế, đây là một vị Bồ tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. 

Từ xưa đến nay, Quan Thế Âm Bồ Tát luôn được nhắc đến như một vị Phật. Ngài đại diện cho tấm lòng từ bi hỷ xả, che chở và bảo hộ chúng sinh vượt qua gian nan, khốn khổ. Những ai đã từng nghe qua kinh A Di Đà sẽ biết rằng Quán Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là trợ tuyên của đức Phật A Di Đà, họ được đặt danh hiệu Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

quan thế âm bồ tát
Quan Thế Âm Bồ Tát – Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian

Ở đây, Quán Thế Âm Bồ Tát được tách nghĩa như sau:

  • Đại bi – từ bi hỷ xả, lòng thương người bao la, rộng lớn. 
  • Quán – xem xét, quán xét.
  • Thế – cõi thế gian
  • Âm – lời cầu nguyện  

2. Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát

Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát luôn gắn liền với những điều tốt đẹp. Rất nhiều người biết đến Ngài thông qua câu chuyện về Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện.  

2.1. Sự tích Quan Âm Thị Kính 

Theo tương truyền, mẹ Quan Thế Âm trải qua rất nhiều nhân dạng để phổ độ chúng sinh. Trong đó, vào kiếp thứ 10, Ngài đã đầu thai thành Thị Kính – tiểu thư nhà họ Mãng ở Cao Ly (thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay). 

Đây là người con gái tài sắc vẹn toàn, được giáo huấn trong gia đình có truyền thống gia phong. Thị Kính luôn thảo hiền với mẹ cha, là một người con cực kỳ hiếu thuận. Khi lớn lên, nàng được gả cho Thiện Sĩ – nho sinh nhà họ Sùng trong vùng. Thị Kính luôn thực hiện đúng chức trách, bổn phận của người làm dâu. Nàng vẫn luôn hết mực kính trọng cha mẹ chồng, giữ trọn đạo dâu con trong nhà. 

Tuy nhiên cuộc sống lại không được mấy suôn sẻ. Vào một ngày nọ, khi đang may vá nàng thấy chồng mình ngủ thiếp đi bên cạnh. Khi nhận ra trên cằm chồng có sợi râu, nàng đã định dùng con dao nhíp cắt đứt sợi râu tuy nhiên lại đúng lúc Thiện Sĩ chợt tỉnh giấc, thấy vợ mình đang cầm dao gần cổ đã la lên vì cho rằng Thị Kính đang cố sát mình. 

Mặc dù đã cố hết sức phân trần nhưng “tình ngay lý gian”, dưới sức ép của ông bà Sùng, Thiện Sĩ đã đuổi vợ mình ra khỏi nhà. Sau khi rời khỏi căn nhà đó, Thị Kính đã chọn xuất gia quy y cửa Phật. Lúc này nàng đã cải trang thành nam và trốn vào chùa xin tu, lấy Pháp danh là Kính Tâm.

Vốn đã có tướng mạo xinh đẹp nên dù có cải nam trang Thị Kính cũng không thể che lấp được sự nổi bật của mình. Tuy nhiên chính điều này lại một lần nữa kéo nàng vào những rắc rối không đáng có. Trong đó phải kể đến Thị Mầu – con gái nhà bá hộ trong vùng đã nhiều lần tìm cách tiếp cận để trêu ghẹo Kính Tâm nhưng đều không được hồi đáp. 

bồ tát quán thế âm
Sự tích Quan Âm Thị Kính

Vì sự lẳng lơ của chính mình Thị Mầu có thai với người đầy tớ trong nhà và bị bắt ra làng để tra hỏi. Trong lúc hoảng loạn, nàng đã khai bừa Kính Tâm chính là cha của thai nhi trong bụng mình. Dù oan uổng nhưng vì không thể tiết lộ thân phận giả nam của mình nên Kính Tâm cũng chẳng thể làm gì và đã phải rời khỏi chùa. Cho đến tận khi lâm trọng bệnh, biết mình không qua khỏi, Kính Tâm đã viết lại tâm thư gửi đến cha mẹ kể lại sự tình. Và khi mất đi, nỗi oan của nàng mới được giải.

2.2. Quan Âm Diệu Thiện 

Đây là câu chuyện của người con gái tên Diệu Thiện, con gái thứ ba của một vị vua. Mặc dù sống trong nhung lụa giàu sang, nhưng tính cách của công chúa vô cùng tốt. Đặc biệt, nàng luôn dành sự quan tâm của mình đến những người nghèo khổ khó khăn, và thực sự chú tâm vào Phật Pháp. 

Bước vào giai đoạn trưởng thành, công chúa đã quỳ xin được xuất gia khi biết vua cha có ý định gả chồng cho mình. Nhà vua dù dùng mọi cách nhưng vẫn không thể nào thuyết phục được nàng. Lúc này ông chọn cách giả vờ đồng ý cho công chúa được xuất gia, mặc khác lại ra lệnh cho vị sư trụ trì tìm mọi cách để thuyết phục nàng hoàn tục. 

Tuy nhiên điều nhà vua muốn lại không thể thực hiện. Trong thời gian tu tập tại chùa, công chúa được tạo điều kiện vô cùng tốt để tu học về Phật Pháp. Chính điều này đã khiến nhà vua vô cùng bực tức, dẫn đến hành động sai binh lính đốt chùa. Trong thời khắc lửa bùng cháy, Ni Cô Diệu Thiện đã chắp tay lại thành hình búp sen cầu nguyện chư Phật cùng các chư Bồ tát. Chính sự thành tâm của nàng đã cảm động trời xanh, lúc này ông trời đã chuyển mây tạo mưa lớn dập tắt cơn hỏa hoạn. 

Điều này lại càng làm nhà vua cảm thấy giận dữ, ngài đã ra lệnh bắt lấy Ni Cô Diệu Thiện và hạ lệnh xử trảm. Trong lúc chuẩn bị thi hành án, một con hổ trắng bất ngờ xuất hiện, xông vào và cõng Ni Cô mang đi. 

phật quan thế âm bồ tát
Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện

Trong cơn mơ, nàng thấy hổ trắng đã cõng mình xuống Diêm phủ và gặp rất nhiều hình phạt dành cho các tội nhân mắc phải khi còn sống. Sự lương thiện của Ni Cô Diệu Thiện lại càng thể hiện rõ ràng hơn khi nàng đã chắp tay phát nguyện cứu độ cho mọi loài đang chịu những hình phạt thảm khốc. Sau khi tỉnh giấc, Diệu Thiện đã tiếp tục tu hành đắc đạo và phổ độ chúng sinh.

4. Quan Thế Âm Bồ Tát là ai mà lại được tôn thờ?

Ngay từ danh hiệu Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát đã có thể diễn tả hoàn chỉnh nhất những đức tính thương người, cứu độ chúng sinh và luôn lắng nghe những lời thỉnh cầu của Ngài. Với nhiều điều tốt đẹp mà Quan Thế Âm Bồ Tát mang đến, chẳng mấy khó hiểu khi lòng tin của con người bị chinh phục.

Vì thế, khi biết Quan Thế Âm Bồ tát là ai mọi người đều sẽ tôn kính. Hàng năm, nhiều ngôi chùa lớn tại Việt Nam thường tổ chức lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát vào các ngày:   

  • Ngày 19 tháng 2 (lễ giáng sanh)
  • Ngày 19 tháng 6 (lễ thành đạo)
  • Ngày 19 tháng 9 (lễ xuất gia)

5. Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Nên nhớ rằng mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Vì thế chúng ta có thể rằng hình tượng của Ngài chỉ là hình ảnh thị hiện chứ không phải là Phật thân của Ngài. Trong thời phong kiến, mặc dù mọi quyền hành đều nằm trong tay nam giới nhưng vẫn có những nữ lưu đủ khả năng điều khiển sự suy thịnh của một đất nước.

ảnh quan thế âm bồ tát
Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Vì thế Quan Âm Bồ Tát tùy duyên hóa độ. Hiện người nữ nhằm mục đích chuyển hóa tâm xấu ác, góp phần cải thiện những điều xa hoa trụy lạc. Đó chính là lý do vì sao đa phần mọi người đều tin rằng Quan Thế Âm Bồ Bát là nữ. Vậy bạn đã biết Quan Thế Âm Bồ Tát là ai rồi phải không?

>> Xem thêm: Tam Thế Phật là gì? Ý nghĩa và cách thờ cúng như thế nào?

6. Lời kết

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ bên trên có thể giúp bạn biết được Quan Thế Âm Bồ Tát là ai mà lại được tôn thờ. Tóm lại, Ngài là vị Bồ Tát đại từ đại bi, luôn sẵn sàng cứu khổ độ sinh, mang đến cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều