Phong Thủy

Sám hối là gì? Cách thức sám hối và ý nghĩa

CẬP NHẬT 31/01/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Sám hối là hành động tự mình hối lối hổ thẹn vì những điều đã gây ra trong quá khứ, từ đó nguyện “ăn năn chừa bỏ”, không tái phạm lỗi lầm đó nữa. Được như vậy là bạn đã gần hơn với con đường đến với giác ngộ. Trong bài này cùng tìm hiểu sâu sắc ý nghĩa sám hối là gì, cách thức sám hối đúng bạn nhé!

1. Sám hối là gì?

Nguồn gốc của “sám hối” đến từ cụm từ posatha hay uposatha trong tiếng Phạn, có nghĩa đơn thuần chỉ ngày đọc tụng giới bổn của nhóm tăng tỳ-khưu.

tụng kinh sám hối
Ăn năn, hối lỗi, hổ thẹn về những lỗi lầm đã phạm phải

Theo quy định của Phật Giáo Nam Tông, ngày đọc tụng giới bao gồm 8 ngày. Nếu tính thêm cả ngày rước và ngày đưa thì tổng cộng có 12 ngày. Tuy vậy, người phật tử có thể phát ý nguyện thọ trì mỗi tháng bao nhiêu ngày cũng được. Mỗi lần như thế, họ sẽ nguyện giữ 8 giới mỗi ngày. 

Vào dịp này, mỗi vị phải sám hối những giới mình đã phạm phải. Có tội sám hội được nhưng có tội không làm được (dựa theo tứ thanh tịnh giới). Những tội lỗi có thể ăn năn được là những tội đã làm trong kiếp hiện tại, không phạm ngũ nghịch đại tội, mà chỉ do thân, khẩu, ý bất tịnh.

Như Phật nói, mọi sai lầm phát sinh từ thân miệng ý – thân làm điều sai, miệng nói điều ác, ý buông lung niệm ác, khi bạn nhận ra lỗi lầm của mình, tha thiết hối lỗi quyết không tái phạm thì có nghĩa là bạn đang sám hối.

Tóm lại, nói 1 cách dễ hiểu nhất thì hành động này là việc tự mình ăn năn, hối lỗi, hổ thẹn về những lỗi lầm đã phạm phải trong quá khứ, trong kiếp này. Tuy vậy sám hối là chưa đủ, bạn cần phải phát nguyện không tái phạm lỗi lầm đó thêm lần nào nữa. 

Trọng tâm của hành động này không chỉ là tự kiểm điểm bản thân về việc mình đã làm sai mà còn là tinh thần ăn năn, chừa bỏ. Như Đức Phật đã dạy, cứ phạm lỗi rồi sám hồi thì chẳng có nghĩa lý gì cả.

nghe kinh sám hối
Như Đức Phật đã dạy, cứ phạm lỗi rồi sám hồi thì chẳng có nghĩa lý gì cả.

2. Ý nghĩa của việc Sám hối trong Phật giáo

Trích theo lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm: “Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai”. Với ý nghĩa rằng, người biết sám hối, sửa đổi những lỗi lầm mình đã gây ra trong quá khứ thì sẽ ngày càng tiến bộ hơn, dần dần tiến đến gần hơn với trạng thái giác ngộ.

Trong kinh tứ thập nhị trường, Đức Phật cũng dạy rằng: “Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng “. Ý nói người không biết hối lỗi, ăn năn với những điều mình đã phạm thì sẽ mãi mãi ngập sâu trong vũng bùn tội lỗi, u mê không lối thoát và dần mất bản tính thánh thiện của mình. 

Chính vì vậy, hành động này có ý nghĩa lớn trong việc hướng bản thân đến chân thiện mỹ, nâng cao phẩm giá và các đức tính phẩm hạnh. Đồng thời việc ăn năn sửa đổi còn giúp bạn không tạo ra các nhân xấu trong hiện tiện, mà nuôi nhiều nhân tốt tạo ra các kết quả tốt đẹp trong tương lai. Đó chính là quy luật “gieo nhân nào gặt quả nấy”.

Ngoài ra, khi mắc phải những sai lầm, bạn biết tự sám hối, quyết không tái phạm thì tự nhiên sẽ thoát khỏi vòng lặp sai rồi tiếp tục sai mà không tìm được cách cải thiện. Từ đó thân tâm luôn cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng, tránh xa những muộn phiền, lo âu. Đó cũng là lúc bạn đạt đến cảnh giới của sự tự tại, thanh thản. 

đọc kinh sám hối trước khi ngủ
Khi mắc phải những sai lầm, bạn biết tự sám hối, quyết không tái phạm

3. Cách Sám hối đúng Pháp trong Phật giáo

Trong đời thường, hầu hết chúng ta đều mắc phải những sai lầm tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cách sám hối cũng là khác nhau dựa theo mức độ nặng nhẹ này. Có người đem lễ vật cúng để sám hối, có người từ thiện, có người ăn chay, có người thiền định,… Việc sám hối ăn năn theo đạo là dựa trên sự tự nguyện, khác hoàn toàn với đời. 

Trong Đạo Phật, ngày 14 âm lịch và 30 âm lịch được lấy làm ngày sám hối. Vào 2 ngày này, các Phật tử sẽ đến chùa, đọc kinh và lạy Hồng Danh 108 Đức Phật. Đây là cách sám hối đúng pháp. 

Tuy nhiên, việc sám hối không chỉ là vậy, nếu hiểu theo cách là cứ đến chùa rồi lạy Phật mà sạch tội là hoàn toàn không đúng. Có thể hiểu rằng, đây là một phương tiện để thông qua kinh kệ, bạn sẽ tự xem xét lại bản thân, thức tỉnh và quyết tâm không phạm lại các lối lầm đó nữa. 

3. Các hình thức sám hối trong đạo Phật

Trong đạo Phật, có 4 hình thức sám hối như sau: 

3.1 Tác pháp sám hối

Khi chúng ta phạm phải lỗi lầm, việc cần làm là thỉnh các vị cao tăng thanh tịnh đến để chú nguyện. Khi này, trách nhiệm của chúng ta là phải thành tâm và thành thật bày tỏ tất cả các tội lỗi một cách rõ ràng. Sự thành khẩn, ăn năn hối cải cùng với những lời chú nguyện của các chư tăng sẽ giúp đẩy lùi các tội nghiệp mà bạn đang mắc phải, giúp gia chủ đạt được sự thanh tịnh.  

cách sám hối tại nhà
Sự thành khẩn, ăn năn hối cải cùng những lời chú nguyện của các chư tăng

3.2 Hồng danh sám hối

Hồng danh sám hối nghĩa là sám hối trì niệm danh hiệu Phật. Hình thức sám hối này là khi bạn nghĩ về những công hạnh cao đẹp, hoàn mỹ của các chư Phật. Từ đó, tự tâm chúng cảm thấy sự thôi thúc chuyển đổi cái tâm xấu ác của chính mình thành tâm thiện đẹp mà nhà Phật hướng tới.

Chúng ta phát nguyện thực hành quỳ lạy 108 lần. Con số 108 này có ý nghĩa tượng trưng 108 phiền não mà con người trải. Đây là phương pháp hồi được áp dụng bởi hầu hết các nhà chùa.  

3.3 Thủ tướng sám hối

Thủ tướng sám hối được thực hành bởi những người tu hành có trình độ cao hoặc ở chỗ không có Tăng. Nhìn chung, đây là pháp sám hối khó hơn so với 2 pháp đã trình bày phía trên.

Để thực hành sám hối theo pháp thủ tướng, trước hết, bạn phải quỳ trước tượng Phật để thành tâm lễ bái, cúng kính và liệt kê các lỗi lầm đã phạm phải. Sau đó, bạn phát nguyện ăn năn, chừa bỏ. Pháp này có kết quả khi người khấn nguyện thấy được hảo tướng như là hào quang, có Phật hay Bồ-tát đến xoa đầu thì mới có kết quả. Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể thực hiện được pháp sám hối này.

3.4 Vô danh sám hốI

Siêu việt, độ khó cao hơn cả Thủ Tướng Sám Hối chính là Vô Danh Sám Hối mà chỉ có các bậc thượng căn mới có thể hành trì. Trong đó, “vô danh” có ý nghĩa là các bậc Thánh đã thoát khỏi vòng luân hồi, không còn sanh tử, thanh tịnh hoàn toàn. Do đó, hiếm người phàm, còn vương vấn tham sân si có thể thực hành phương pháp sám hối này. 

Tóm lại, sám hối chính là hành động bạn nhìn lại những điều đã làm trong quá khứ, tự chất vấn bản thân liệu mình đã làm gì trái khuấy khiến tâm tư luôn cảm thấy khó chịu mệt mỏi hay không.

lời sám hối
Sám hối chính là hành động bạn nhìn lại những điều đã làm trong quá khứ

Khi đã tìm ra căn nguyên sự việc khiến tâm không an, hãy thực hành ngay các pháp sám hối, ăn năn sửa dối. Như vậy nghiệp xấu sẽ vơi bớt, con người lại tìm được sự an yên đích thực. Nhờ có sám hối mà con người mới có thể cải tà quy chính, loại bỏ được gốc rễ tội ác nảy sinh trong lòng mình.

XEM THÊM:

Khi tâm không còn sân si thì mới có thể an yên, thanh thản, bỏ lại những si mê, ác nghiệp phạm giới. Sám hối cũng là cơ hội để ta có thể phát triển những đức tính tốt để đem lại hạnh phúc cho mình và đời. 

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên