Mách ba mẹ 13 cách dạy con nghe lời vô cùng hiệu quả

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Trẻ khó bảo, bướng bình là chuyện khiến không ít ba mẹ đau đầu. Nếu bạn đã tham khảo nhiều lời khuyên nhưng không thành công, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để “bỏ túi” một số cách dạy con nghe lời được nhiều cha mẹ áp dụng thành công.

cách dạy con nghe lời của người nhật
“Bỏ túi” một số cách dạy con nghe lời được nhiều cha mẹ áp dụng

1. Không kiểm soát trẻ

Một trong những cách dạy con nghe lời hiệu quả không thể không nhắc đến đó là tránh kiểm soát trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có một thế giới riêng, cha mẹ nên tôn trọng thế giới nhỏ của con cũng như cách con tương tác với môi trường bên ngoài.

Không nên buộc trẻ phải hành động, suy nghĩ theo cách của ba mẹ, dẫn đến việc kiểm soát con thái quá. Vì trẻ em không phải là robot được lập trình sẵn theo ý bạn muốn.

Hãy để con được tự do suy nghĩ, giao tiếp và tương tác theo cách của con. Khi con lớn hơn biết bày tỏ suy nghĩ, yêu thích điều gì đó, cha mẹ cũng nên tôn trọng ý kiến của con. Có như vậy, chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy khó khăn trong việc dạy con nghe lời. 

cách dạy con khi không nghe lời
Cách dạy con nghe lời hiệu quả phải kể đến đó là tránh kiểm soát trẻ

2. Chỉ ra lệnh khi có lý do chính đáng

Nhiều ba mẹ sau khi trách mắng con cái thường tự hỏi rằng tại sao con mình lại bướng như vậy, tại sao cách dạy con nghe lời này lại không phát huy hiệu quả đúng như mình mong đợi, thật sự là rất khó  để tránh các con ương bướng như một vài đứa trẻ khác.

Khi đặt những câu hỏi này, trước hết bạn phải tự chất vấn rằng liệu những yêu cầu của bạn đối với con trẻ là chính đáng hay không và những cấm đoán bạn dành cho con là thực sự cần thiết hay mang tính kiểm soát quá đáng? 

Những lý do tốt, nên làm thường hướng tới các khía cạnh sau: 

  • Lý do về an toàn: Ví dụ con không được nghịch với các vật sắc nhọn, dễ gây sát thương,…
  • Lý do về sức khỏe: Ví dụ như đánh răng mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ăn rau để bổ sung chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày,…
  • Lý do về chuẩn mực hành vi: Đó là những hành vi gây hại đến mọi người, con vật, môi trường xung quanh, chẳng hạn như không đánh bạn, không hành hạ động vật, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi.
cách dạy con nghe lời mẹ
Trẻ bướng bỉnh, không nghe lời là nỗi trăn trở của nhiều ba mẹ

Nếu sự ra lệnh của bạn không xuất phát từ những lý do trên, thì hãy tự hỏi lại điều này có thực sự cần thiết với hành trình nuôi dạy trẻ. Hay chúng chỉ xuất phát từ điều bạn muốn nhưng không phải điều trẻ cần.

Chẳng hạn, nếu con không muốn mặc áo khoác do con bảo con không thấy lạnh nhưng bạn lại muốn con mặc vì bạn biết con sẽ thấy lạnh sớm thôi. Bạn hãy cho phép con không mặc áo lạnh nhưng đồng thời nhắc con hãy mang theo áo lạnh bên người phòng khi con thấy lạnh. Nếu bạn ra lệnh thái quá thì hành động không nghe lời có thể đến từ sự phản kháng ngầm của con.

3. Cho phép trẻ mắc lỗi

Thoạt nghe có thể cha mẹ vẫn không tin cách dạy con nghe lời này sẽ mang lại thành công đáng ngờ. Nhưng hãy thử cố gắng kiểm soát những cảm xúc tiêu cực với trẻ, cụ thể là đừng bực dọc và bắt con phải vâng lời tuyệt đối mỗi khi con mắc lỗi.

Thay vào đó, hãy cho phép con được phép mắc lỗi bởi vì việc đối mặt với thất bại một cách không áp lực sẽ giúp con học được nhiều bài học quý giá, trở nên độc lập và chủ động, không ngại thể hiển bản thân và thử những điều mới mẻ.

cách dạy con biết nghe lời cha mẹ
Ba mẹ không nên quá nghiêm trọng mỗi khi con mắc sai lầm

Để tạo được tính cách mạnh mẽ cho con, ba mẹ không nên quá nghiêm trọng mỗi khi con mắc sai lầm, đặc biệt là la mắng và chì chiết. Điều này sẽ khiến trẻ nản chí, thậm chí bướng bỉnh, không chịu nhận lỗi về mình. 

Nếu bạn yêu cầu trẻ tắt TV đến giờ đi ngủ hoặc học bài nhưng con không làm theo thì không nên bực dọc, la mắng trẻ. Con có thể đi ngủ muộn, không kịp làm bài tập và bị giáo viên khiển trách.

Sau một vài lần, con sẽ tự rút ra bài học và biết cách sắp xếp thời gian tốt hơn. Từ đó, cách dạy con nghe lời này sẽ hiệu quả hơn vì con hiểu rằng những lời khuyên của ba mẹ là để con trở nên tốt hơn. 

4. Định hướng suy nghĩ cho trẻ

Thay vì dùng thái độ khiển trách, ra lệnh hoặc hoàn toàn phớt lờ những mong muốn của con do chúng không tốt cho trẻ thì ba mẹ có thể áp dụng cách dạy con nghe lời theo phương pháp định hướng suy nghĩ, hành vi của con bằng việc gợi ý, đặt câu hỏi.

Chẳng hạn, thay vì ra lệnh cho con dọn đồ chơi thì bạn hãy hòi rằng: “Nếu con không thu dọn đồ chơi, mọi người đi qua giẫm phải thì sẽ rất đau đấy”. hoặc nếu con không chịu đi ngủ thì bạn hãy gợi ý rằng: “Nếu con không ngủ đúng giờ, ngày mai con sẽ dậy muộn và bị cô giáo la”. 

Mẹo là hãy dự đoán những kết quả có thể xảy ra khi con hành động như vậy. Tuy nhiên, cũng không nên phóng đại quá mức hay đưa ra 1 kết quả phi thực tế khiến trẻ sợ hãi. Có như vậy, cuộc nói chuyện giữa trẻ và bố mẹ mới trở nên mềm mỏng, thoải mái hơn.

làm cách nào để dạy con nghe lời
Phương pháp định hướng suy nghĩ, hành vi của con bằng việc gợi ý, đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, cách nói chuyện này còn giúp trẻ hình thành tư duy phán đoán nhạy bén hơn và tăng khả năng phản biện. Theo thời gian, con sẽ tin tưởng vào kết quả phán đoán của bạn và nghe lời hơn.  

5. Giữ bình tĩnh

Việc tức giận, mất bình tĩnh sẽ chỉ dẫn đến những tình huống căng thẳng và khiến đứa trẻ ngày càng trở nên bướng bỉnh hoặc quá sợ sệt. Việc nuôi dạy con cần sự tương tác giữa cả bố mẹ lẫn trẻ, chính vì vậy, giữ được một thái độ bình tĩnh, mềm mỏng sẽ giúp bạn nuôi dạy con cái hiệu quả hơn. 

6. Động viên và khen ngợi con khi cần thiết

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dần trở nên bướng bỉnh là do thái độ, cách đối xử không đúng của người lớn. Khi bạn càng cố gắng ép con làm điều gì hay la rầy con thì trẻ càng không nghe lời.

cách dạy con không nghe lời
Bố mẹ nên thường xuyên khuyến khích và khen ngợi khi trẻ làm các hành vi tích cực

Thay vào đó, bố mẹ nên thường xuyên động viên, khuyến khích và khen ngợi khi trẻ làm các hành vi tích cực. Ngoài ra, những phần thưởng nhỏ cũng sẽ giúp trẻ cố gắng nhiều hơn nữa. 

7. Hãy cho trẻ được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc

Trẻ con học hỏi rất nhiều điều qua việc nghe và quan sát các hành vi ứng xử hàng ngày của cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên to tiếng, dùng lời nói từ ngữ thiếu lịch sự thì con trẻ rất dễ học theo và bắt chước cách giao tiếp như vậy.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em sinh ra trong các gia đình có bố mẹ thường xuyên cãi vã, bất hòa sẽ thường gặp các vấn đề về giao tiếp, dễ nổi nóng, tâm trạng thất thường đi kèm hành vi bạo lực. 

8. Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời

Trước khi áp dụng một hình phạt nào đó, bạn hãy nói chuyện trước với bé để bé hiểu được mình sẽ bị phạt như thế nào khi vi phạm lỗi đó. Phương pháp này sẽ giúp ba mẹ dạy con hiểu được rằng mỗi một hành động đều sẽ để lại hậu quả, nếu làm điều gì đó sai sẽ phải chịu trách nhiệm với hành động đó. 

9. Không phá vỡ lời hứa

Nguyên tắc tiếp theo để dạy con nghe lời là luôn giữ lời hứa. Nếu bạn đã hứa với bé điều gì, việc gì thì hãy cố gắng để thực hiện được lời hứa đó. Trong trường hợp bạn có công việc quan trọng đột xuất không thể nào thực hiện lời hứa với trẻ được thì hãy xin lỗi bé và cam kết thực hiện lời hứa vào một dịp gần nhất.

cách dạy con ngoan ngoãn nghe lời
Nguyên tắc tiếp theo để dạy con nghe lời là luôn giữ lời hứa.

10. Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ

Trong các cuộc chơi của trẻ, bạn chỉ nên đóng vai trò là người quan sát, không can thiệp, chỉ bảo hay bệnh vực con. Bạn có thể đứng ra làm trọng tài khách quan khi cần thiết. 

Khi trẻ mắc lỗi khi chơi, thay vì phạt trẻ, bạn hãy nhẹ nhàng phân tích chỉ ra lỗi sai và trở thành tấm gương để con noi theo. Có như vậy, cách dạy con nghe lời này mới trở nên hiệu quả hơn. 

11. Học cách thấu hiểu

Cũng như người lớn, khi trẻ quá sợ hãi hoặc nóng giận thì con sẽ không thể học được điều gì. Chính vì vậy, bạn khoan hãy giảng dạy, la mắng con lúc ấy mà đưa chúng đến nơi yên lặng, để con bình tĩnh lại. Sau đó mới bắt đầu khuyên nhủ và giải thích cho con hiểu vấn đề. 

12. Gia tăng kết nối với con hàng ngày

cách dạy trẻ con nghe lời
Tranh thủ tận dụng để tâm sự, thủ thỉ cùng con những câu chuyện

Vào những lúc rảnh rỗi, thay vì mỗi người chiếc điện thoại hay máy tính làm việc riêng, bạn hãy hãy tranh thủ tận dụng để tâm sự, thủ thỉ cùng con những câu chuyện xoay quanh cuộc sống. Như vậy, cả 2 sẽ trở thành người bạn của nhau và cách dạy con nghe lời này sẽ dễ dàng giúp trẻ lắng nghe, hợp tác hơn với bạn.

13. Đừng bao bọc trẻ quá mức

Ba mẹ nên bắt đầu dạy con biết tự lập từ lúc nhỏ, đừng vì xót xa mà bao bọc trẻ quá mức và để con ỷ lại. Yêu thương đúng cách là phải dạy chúng cả cách tự đương đầu với những khó trong cuộc sống. 

Hãy phớt lờ những đòi hỏi quá mức của con. Việc luôn luôn tìm cách đáp ứng các đòi hỏi không thỏa đáng này chính là một trong những lý do khiến trở nên bướng bỉnh, khó bảo hơn. Khi bạn luôn cho trẻ những điều con muốn, nếu đột nhiên trẻ không còn được chiều, con sẽ tức giận và la hét.

XEM THÊM: 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được những cách dạy con nghe lời hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM