Cách xử lý khi trẻ ăn vạ nhẹ nhàng và hiệu quả nhất ba mẹ nên tham khảo

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Khi nuôi dạy con, chắn hẳn ba mẹ không ít lần gặp cảnh bé ăn vạ, đang vui vẻ lại lăn ra gào khóc, hoặc khi không được như ý sẽ ném đồ đạc lung tung, không cho ai chạm vào người, càng cố dỗ lại càng khóc to hơn… Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý khi trẻ ăn vạ, cùng tìm hiểu để yêu con trọn vẹn hơn nhé.

1. Tại sao trẻ thường hay ăn vạ?

1.1. Tâm sinh lý bé thay đổi

Trẻ con sinh ra mỗi bé sẽ có một tính cách khác nhau, có bé thích mềm mỏng, có bé thích được che chở, có bé lại mạnh mẽ. Vậy nên trước vấn đề, mỗi bé sẽ có cách phản ứng khác nhau. 

Theo các chuyên gia, ăn vạ là một điều bình thường trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi bé bước vào các giai đoạn thay đổi tâm lý, việc con tỏ ra khó chịu, hờn dỗi khi không được như ý là tình trạng tự nhiên.

tại sao trẻ thường hay ăn vạ
Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ ăn vạ

1.2. Do bé được bố mẹ nuông chiều

Trải qua thời gian, nếu không được uốn nắn thì bé sẽ hình thành thói quen ăn vạ. Đặc biệt là mỗi lần bé khóc lóc, bố mẹ nuông chiều và luôn đáp ứng lại thứ mà trẻ muốn.

1.3. Bé ăn vạ để lôi kéo sự chú ý

Một số trường hợp cha mẹ không đáp ứng được nhu cầu của con để giải quyết thì con sẽ thể hiện nhiều hành vi thách thức, chống đối. Hành động này của con nhằm lôi kéo sự chú ý của mọi người đáp ứng nhu cầu của mình.

Biểu hiện ăn vạ của mỗi trẻ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tính cách của bé. Vậy nên cha mẹ cần hiểu rõ tâm lý của con để có biện pháp khắc phục phù hợp.

1.4. Trẻ bị kích động 

Khi còn nhỏ, việc bé quá khích hoặc mệt mỏi đôi khi sẽ khiến con không chịu được và giải tỏa bằng cách ăn vạ. Đặc biệt là những lúc bé đói bụng, buồn bực, buồn ngủ,…

trẻ bị kích động nên ăn vạ
Khi quá khích hoặc mệt mỏi đôi khi sẽ khiến bé không chịu được và giải tỏa bằng cách ăn vạ

>>>Đọc ngay: 10 bí quyết dạy con thông minh cực hiệu quả

2. Cách xử lý khi trẻ ăn vạ – lời khuyên theo chuyên gia

2.1. Làm ngơ khi trẻ giận dỗi vô cớ

Khi bé giận dỗi, bạn nên phớt lờ hành động này của bé. Điều bạn cần làm là ở cạnh con để đảm bảo trẻ được an toàn. Đặc điểm của bé là rất mau quên, vậy nên khi bé đã dịu xuống thì bố mẹ nên đến gần để “làm hoà” và điều hướng trẻ sang một hoạt động khác để bé quên mất việc mình đang ăn vạ.

2.2. Tâm sự, nói chuyện với bé

Khi con đã bình tĩnh là, bố mẹ nên tâm sự mỏng với trẻ, để con hiểu rằng việc ăn vạ của bé như thế là không hay. Sau đó bạn có thể ôm bé vào lòng để vồ về giúp trẻ cảm thấy mình đang được yêu thương và không bị bỏ rơi. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng đừng quên khen thưởng cho hành vi tốt để khích lệ tinh thần và tránh hành vi tiêu cực.

2.3. Không để người khác bên vực bé khi con ăn vạ

Ngoài ra, bạn cũng nên thống nhất quan điểm với các thành viên trong gia đình rằng nếu bé có hành vi tiêu cực thì không được bênh vực bé. Điều này sẽ khiến con lặp lại hành vi không tốt này trong tương lai.

2.4. Cách xử lý khi trẻ ăn vạ – áp dụng hình phạt 

Đôi khi với một số trẻ, chúng ta cũng cần áp dụng hình phạt, ví dụ như đứng quay mặt vào tường 1-5 phút. Hình phạt này sẽ giúp con bình tĩnh lại để nhìn nhận vấn đề. Với những trẻ nhỏ hơn thì bạn có thể phạt bé không được ngồi vào ghế ăn cơm để bé nhận thức được hành vi của mình là không tốt.

những cách xử lý khi con ăn vạ
Quay mặt vào tường giúp trẻ có thời gian để bình tĩnh

3. Những điều cha mẹ cần tránh khi xử lý trẻ ăn vạ

3.1. Không chiều theo mong muốn của con khi bé ăn vạ

Với nhiều cha mẹ, đặc biệt với những người lần đầu làm bố mẹ thì sẽ rất khó xử khi thấy con ăn vạ. Việc thiếu kinh nghiệm có thể khiến nhiều ông bố bà mẹ có cách xử lý sai lầm. Ví dụ như tỏ ra quan tân tâm và đáp ứng các yêu cầu của trẻ. Hành động này xuất phát từ tình yêu thương nhưng lại không phù hợp, khiến bé hiểu rằng việc mình ăn vạ là đúng và tiếp tục biểu hiện tiêu cực trong những lần sau đó. 

3.2. Không nổi giận ngay lúc con ăn vạ

Khi con ăn vạ, đặc biệt ở nơi nhiều người thì cha mẹ rất khó để kiềm chế sự tức giận. Tuy nhiên, tốt nhất lúc này mẹ nên bình tĩnh lại, ở cạnh để quan sát phản ứng của trẻ và đảm bảo con luôn an toàn.

Việc chúng ta quát nạt, bắt con nín khóc… có thể khiến bé gào khóc to hơn. Hoặc việc giữ tay chân con khi bé giãy giụa càng khiến bé phản ứng và tức giận. Bố mẹ cũng tuyệt đối không nên đánh con vì đây là hành động không tốt, có thể ảnh hưởng đến cả tâm lý và cơ thể của trẻ.

3.3. Không tranh cãi với trẻ 

Khi trẻ ăn vạ, cha mẹ không nên tranh cãi với trẻ vì điều này chỉ khiến bé phản ứng gay gắt hơn. Thay vào đó, hãy ôm ấp, vỗ về con để giúp con giải tỏa cảm xúc, xoa dịu con để bé nói ra nhu cầu của mình hoặc là nguyên nhân làm con cáu giận. Bố mẹ cũng có thể giúp con quên đi vấn đề bằng cách hướng sự chú ý của con sang câu chuyện khác.

Khi trẻ ăn vạ, cha mẹ không nên tranh cãi với trẻ vì điều này chỉ khiến bé phản ứng gay gắt hơn
Khi trẻ ăn vạ, cha mẹ không nên tranh cãi với trẻ vì điều này chỉ khiến bé phản ứng gay gắt hơn

Lúc này, bố mẹ cũng không nên giải thích dài dòng cho trẻ, bởi khi ấy con không đủ bình tĩnh và tỉnh táo để lắng nghe. Ngoài ra, bạn cũng không nên nói “không” với con mà không có lời giải thích rõ ràng.

3.4. Tránh nói dối con để giải quyết việc ăn vạ

Có rất nhiều cha mẹ vì muốn “êm chuyện” mà nói dối con để con ngừng khóc lóc. Ví dụ như khi trẻ muốn mua đồ chơi, mẹ hứa sẽ đưa con đến khu vui với nhiều đồ chơi mới hơn nhưng lại không đưa đi… khi trẻ đủ nhận thức, con có thể học cách nói dối này của bố mẹ, tạo nên thói quen xấu ở trẻ.

3.5. Không châm chọc và so sánh khi trẻ ăn vạ

Khi con ăn vạ, bố mẹ tuyệt đối không nên châm chọc, mỉa mai và so sánh con với đứa trẻ khác. Bởi điều này có thể khiến con xấu hổ và căm ghét mọi người. Hơn nữa, con có thể học theo hành động không đẹp này của cha mẹ để đối xử với người xung quanh. Điều này vô tình ảnh hưởng đến tính cách và cuộc sống của con vì luôn cảm thấy tự ti và buồn bã.

Bố mẹ tuyệt đối không nên châm chọc và so sánh con với đứa trẻ khác vì có thể sẽ khiến con xấu hổ
Bố mẹ tuyệt đối không nên châm chọc và so sánh con với đứa trẻ khác vì có thể sẽ khiến con xấu hổ

>>>Bỏ túi: Mách ba mẹ 13 cách dạy con nghe lời vô cùng hiệu quả

3.6. Tránh giải quyết vấn đề ở nơi đông người

Dù việc con ăn vạ nơi đông người có thể khiến bố mẹ cảm thấy không vui, nhưng cũng không nên vì thế mà cố giải quyết ở nơi đông người. Hãy đưa con đến một nơi để giải quyết, vừa thể hiện sự lịch sự, vừa tạo thói quen tốt cho con. Khi di chuyển đến nơi khác cũng giúp bố mẹ và trẻ cùng bình tĩnh. Hơn nữa, việc giải quyết ở nơi riêng tư cũng giúp chúng ta chủ động, tránh sự can thiệp của người khác vào chuyện dạy con của gia đình.

Có thể thấy rằng, chuyện ăn vạ của trẻ có thể khiến người lớn mệt mỏi. Nhưng suy cho cùng đây cũng chỉ là sự phát triển tự nhiên của bé. Đây là lúc bé tiếp thu cách ứng xử, được uốn nắn và rèn luyện nhiều kỹ năng. Vậy nên cha mẹ cần cực kỳ khéo léo, bình tĩnh khi áp dụng các cách xử lý khi trẻ ăn vạ.

Với những thông tin mà Vua Nệm đã tổng hợp trong bài viết này, hy vọng bố mẹ sẽ thấu hiểu và biết cách xử lý khi trẻ ăn vạ phù hợp. Từ đó giúp con phát triển tự nhiên, giúp con trở thành một em bé hạnh phúc, tự tin và lạc quan. Với sự bình tĩnh và sáng suốt, chắc chắn bố mẹ sẽ vượt qua giai đoạn trẻ ăn vạ một cách dễ dàng nhất.

>>>>Tìm hiểu:

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM