Hướng dẫn mẹ cách dạy bé cầm bút hiệu quả 

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Dạy trẻ cầm bút không chỉ là việc của các cô giáo mầm non mà ba mẹ cũng nên chú ý và biết cách hướng dẫn trẻ cầm bút đúng. Điều này còn giúp ba mẹ có thể phát hiện sớm nếu cầm bút sai cách và điều chỉnh ngay, tránh tình trạng để lâu không sửa, sau này sẽ rất khó khắc phục. Dưới đây, Vua Nệm sẽ hướng dẫn ba mẹ cách dạy bé cầm bút đúng cách, nét chữ đẹp và ngay ngắn!

1. Một số điểm lưu ý trong cách dạy bé cầm bút

1.1 Quy tắc ba ngón tay

cách dạy bé cầm bút viết
Một số lưu ý khi dạy bé cầm bút

Quy tắc 3 ngón tay là cách dạy bé cầm bút tốt lên, dễ dàng áp dụng nhất. Với phương pháp này, trẻ sẽ sử dụng 3 ngón tay gồm ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Bé cầm bút bằng cách đặt một lực bằng nhau trên tất cả các ngón tay và di chuyển bút theo nét chữ hoặc nét vẽ.

1.2 Sử dụng bút chì nhỏ và ngắn trước

Ba mẹ có thể dạy trẻ những quy tắc cầm bút đầu tiên bằng việc sử dụng những cây bút chì nhỏ và ngắn trước. Những cây bút này thường giúp trẻ dễ dàng cầm nắm và viết hơn đối những bé vừa bắt đầu học viết. 

Sau khi đã quen với cách cầm viết, ba mẹ mới bắt đầu ứng dụng cách dạy bé cầm bút chì dạng dài. Tuy vậy, nếu tay trẻ còn nhỏ, thì việc cầm bút chì dài cũng chưa cần thiết. Khi tay bé lớn hơn một chút thì việc cầm bút chì dài hay bất kỳ hình dạng, kích thước nào cũng sẽ dễ dàng hơn. 

1.3 Lực tay

cách dạy bé cầm bút đúng
Kiểm tra lực tay của bé khi viết

Khó khăn thường gặp nhất đối với trẻ ngày đầu học cầm bút là việc tác động lực tay không đủ. Để kiểm tra lực tay của con, ba mẹ hãy tập cho bé vẽ một đường thẳng trên tờ giấy. Nếu bé vẽ đường kẻ quá mờ, điều này cho thấy tay trẻ đè trên giấy không đủ lực. Nếu tay trẻ dùng lực quá mạnh thì giấy sẽ bị rách hoặc có thể gãy ngòi bút chì. Cả 2 trường hợp này đều cần có sự tác động của ba mẹ để con có thể dùng lực vừa đủ khi viết. 

Tuy vậy, việc điều chỉnh lực thường rất khó khi trẻ mới tập viết. Con chỉ làm mọi thứ theo quán tính. Vì thế, cha mẹ cần có đủ sự mềm mỏng và kiên nhẫn hơn trong cách dạy bé cầm bút với bước điều chỉnh lực. Thông thường, việc dạy dùng lực tay như thế nào thường được dạy sau cùng. 

1.4. Thời điểm tập cho trẻ cầm bút

Thời điểm dạy trẻ tập cầm bút cũng rất quan trọng. Nếu áp dụng cách dạy bé cầm bút quá trễ thì bé đã cầm bút theo thói quen thì việc điều chỉnh cách cầm là rất khó. Theo lời khuyên của các chuyên gia, ba mẹ nên bắt đầu tập cho trẻ cách cầm bút khi con lên 4 -5. Đây là thời điểm con đi học mẫu giáo nên nếu học được cách cầm bút, con sẽ thích đi học hơn, đặc biệt là khi đến giờ học vẽ!

1.5 Hãy biến việc học trở nên vui nhộn

dạy bé cách cầm bút
Biến việc học trở nên vui nhộn, học mà chơi, chơi mà học

Biến việc học trở nên vui nhộn, thú vị cũng là cách dạy bé cầm bút diễn ra dễ dàng hơn. Những lúc này, bé mới cảm thấy hào hứng hơn khi được ba mẹ dạy cách cầm bút. Bạn đừng bắt trẻ phải ngồi yên một chỗ rèn chữ hay suốt ngày làm bài tập. Chỉ dạy khi bạn thấy con đang trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất. 

Bên cạnh đó, trước khi dạy, hãy cho con cảm giác tò mò về những thứ bạn chuẩn bị dạy để con luôn phấn khởi khi bắt đầu cầm bút viết trên giấy. Ba mẹ cần kiên nhẫn quan sát để biết cần phải điều chỉnh cách cầm bút của con như thế nào cho chuẩn. 

Một số lưu ý khác khi dạy bé cầm bút là: 

  • Kiểm tra kích thước bút chì: Hãy đảm bảo rằng kích thước bút vừa vặn với tay trẻ để con có thể thoải mái cầm nắm và điều chỉnh lực đè. Nếu chọn phải cây bút quá lớn so với tay trẻ, việc cầm bút có thể gây khó khăn với con. Lâu dần, con sẽ cảm thấy khó chịu với việc học cầm bút và đồng thời dần hình thành thói quen cầm bút sai cách. 
  • Cân nhắc sự giúp đỡ của chuyên gia nếu có dấu hiệu liên quan tới rối loạn kỹ năng vận động: Nếu bạn đã áp dụng nhiều cách mà con vẫn không thể cầm bút đúng cách thì hãy cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ của giáo việc hoặc bác sĩ nhi khoa để chuẩn đoán và phát hiện sớm các dấu hiệu liên quan tới kỹ năng vận động của con. Ngoài ra, việc cần bút sai cách cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng chậm phát triển. 
  • Kiên nhẫn và thấu hiểu khả năng phát triển của con mình: Con có thể biết cách cầm bút chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa và điều này là hết sức bình thường. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà vô tình tạo áp lực lên con, khiến các buổi học trở nên quá căng thẳng. Như vậy, trẻ sẽ khó tiếp thu hơn nữa. Hãy biến giờ học trở nên vui nhộn và để con học theo cách của riêng mình. 

2. Một số lưu ý về tư thế ngồi và cách cầm bút 

2.1 Đối với tư thế ngồi:

Trẻ nên được học cách ngồi đúng tư thế ngay từ lúc tập viết để có thể duy trì thói quen ngồi đúng cho sau này, khi thành thói quen, trẻ sẽ tự động ngồi một cách thoải mái, không gò bó. Một số yếu tố cần lưu ý để có được tư thế ngồi đúng:

dạy bé cách cầm bút chì
Trẻ nên được học cách ngồi đúng tư thế ngay từ lúc tập viết
  • Khoảng cách từ mắt đến tập là 25-30 cm. 
  • Cột sống ở tư thế thẳng, lưng thẳng, góc lưng vuông với mặt ghế ngồi.
  • Hai chân duỗi thẳng thoải mái, không co gập hoặc gác lên ghế.

2.2 Đối với cách cầm viết:

Để có được cách viết chuẩn, trước hết, bạn hướng dẫn bé dùng mép bàn tay phải làm điểm tựa cho cánh tay phải viết. Bé cầm chắc bút với 3 ngón tay và hướng cầm bút xuôi theo chiều ngồi.

Cha mẹ hướng dẫn không cho trẻ cầm bút vuông góc với mặt giấy, thay vào đó, hướng cầm bút đúng là nghiênh góc khoảng 45 độ so với mặt giấy. Ngoài ra, lực viết cũng là điều quan trọng cần lưu ý khi tập viết cho trẻ, cha mẹ tránh để con dùng lực quá mạnh, tỳ đè đầu bút xuống mặt giấy. 

Khi chuẩn bị bút chì để dạy trẻ cầm bút, bạn nên chọn chì có đầu nhọn vừa phải. Vì quá nhọn thì nét chữ sẽ trở thành khá mảnh và dễ gây thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá lơn thì nét chữ to, thô. 

3. Danh sách dụng cụ cần chuẩn bị trong cách dạy bé cầm bút

 dụng cụ cần chuẩn bị khi dạy trẻ cách cầm bút
Danh sách dụng cụ cần chuẩn bị khi dạy trẻ cách cầm bút

Bút là món vật dụng quan trọng ảnh hưởng đến nét chữ của trẻ. Chính vì vậy suy nghĩ “bút nào cũng là bút” là một quan điểm sai lầm có thể khiến ba mẹ gặp khó khăn trong việc giúp trẻ biết cách cầm bút nhanh chóng hơn. Khi mới bắt đầu tập cầm bút, ba mẹ chỉ nên áp dụng cách dạy bé cầm bút dạng chì. Hiện nay có 2 loại viết chì thông dụng là 2B và HB đối với trẻ đang học tập viết vì bút không quá cứng, dễ rèn nét thanh nét đậm. 

Nếu tay bé còn yếu thì dùng 2B sẽ đạt nét chữ đẹp, còn nếu tay bé khỏe, lực ấn mạnh thì bạn dùng HB sẽ cho nét chữ đẹp hơn. 

Đối với tập vở, bạn nên mua vở 4 ô ly, có kẻ ngang và dọc. Dạng vở này giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh độ cao, độ rộng chữ của con. Đồng chữ viết được căn ngay hàng, thẳng lối hơn. Bên cạnh kẻ dòng, mẹ cũng cần lưu ý về chất lượng giấy làm vở.

Không nên ham rẻ mà chọn các loại vỏ rẻ vì lực đè khi viết có thể làm rách giấy, thậm chí giấy có thể bung rách khi sử dụng tẩy. Đồng thời việc sử dụng chất liệu tốt, dày còn giúp sau này có chuyển sang bút mực viết cũng không bị nhòe.

Khi trẻ bắt đầu chuyển sang viết bằng bút mực, mẹ nên mua các loại nét mảnh. Nhớ kiểm tra thật kỹ hệ thống bơm mực trước khi mua. Những cây bút mực có hệ thống bơm mực hoạt động không ổn định có thể khiến bé yêu bị lem màu mực ra tập vở, quần áo.

 sắm cho bé yêu bút mài ngòi
Nếu có điều kiện, mẹ nên cân nhắc sắm cho bé yêu bút mài ngòi

Nếu có điều kiện, mẹ nên cân nhắc sắm cho bé yêu bút mài ngòi để con dễ viết được nét thanh nét đậm hơn. Tránh cho bé dùng các loại bút lông kim, bút dạ có mực sẵn trên thị trường

XEM THÊM:

Trên đây Vua Nệm đã chia sẻ cho bạn tất tần tật cách dạy bé cầm bút. Chúc bạn áp dụng thành công và sớm rèn được nét chữ gọn, đẹp cho bé yêu nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM