Tình yêu - Gia đình

Hướng dẫn cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng phương pháp Finger Math 

CẬP NHẬT 26/11/2022 | BỞI Tôn Vân

Finger Math được là phương pháp dạy trẻ học toán hiệu quả nhất, giúp con có thể nhanh chóng làm quen với các phép tính cộng trừ đơn giản gồm 2 chữ số. Với phương pháp này, trẻ hoàn toàn có thể tính nhẩm mà không cần đặt bút viết để tìm kết quả.

Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giúp ba mẹ cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng phương pháp Finger Math, giúp con dễ áp dụng và có thể đếm, cộng trừ trong phạm vi 0 đến 99. 

1. Cách dạy bé học tính nhẩm nhanh với Finger Math là gì?

Phương pháp dạy bé học toán Finger Math
Cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng phương pháp Finger Math

Khi con mới bắt đầu tập làm quen với các phép tính cộng, trừ, con sẽ gặp nhiều khó khăn và việc dạy trẻ đôi khi cũng khiến ba mẹ mất kiên trì. Cuối cùng, buổi học phải kết thúc trong nước mắt và tiếng khóc của con trẻ. Cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng phương pháp dạy học toán Finger Math giúp trẻ không còn sợ các phép toán mà từ từ con sẽ thành thạo cộng, trừ một cách dễ dàng. 

Finger math là phương pháp học toán chỉ với đôi bàn tay. Với cách dạy này, con có thể tự nhẩm đếm cộng trừ trong phạm vi từ 0 đến 99. 

Nếu ở phương pháp học toán truyền thống, trẻ học cấp tiểu học đặc biệt là lớp 2, lớp 3 gặp nhiều khó khăn khi tính toán những con số vượt qua đơn vị 10. Nguyên nhân là con chỉ được dạy đến từ 1 đến 10 tương ứng với 10 ngón tay. Nhưng với phương pháp Finger Math, trẻ có thể đếm đến 30, 50 hay 99 một cách dễ dàng. 

Phương pháp Finger Math được nhiều nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới áp dụng chẳng hạn như Nhật, Mỹ, Úc,… áp dụng cho trẻ mẫu giáo và tiểu học.

2. Lợi ích trong cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng Finger Math

Dưới đây là những lợi ích trong cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng Finger Math

2.1 Giúp hoạt động của 2 bán cầu não cân bằng

Cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng Finger Math được chứng minh có khả năng giúp kích thích phát triển 2 bán cầu não, giúp hoạt động của 2 bán cầu này cân bằng, ưu việt hơn so với cách học truyền thống. Nguyên nhân là những thao tác tính của Finger Math dưa vào các ngón tay, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể và khả năng tư duy.  

2.2 Trẻ có thể tính toán trong phạm vi 0-99

 tính toán trong phạm vi 0-99
Trẻ có thể tính toán trong phạm vi 0-99

Với cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng Finger Math, trẻ có thể cộng trừ dễ dàng nhiều số có hai chữ số với nhau và kết quả giữa các con số nhỏ hơn 100. Cách thực hiện phép tính cực kỳ đơn giản, không hề đòi hỏi khả năng tư duy hơn mức bình thường của trẻ ở độ tuổi tập đếm, tính. 

2.3 Giúp bé tính nhanh, chuẩn xác hơn

Được xem là phương pháp tính toán “siêu việt”, chính xác và nhanh như máy tính dành cho trẻ em tiểu học. Đây chắc chắn là phương hiệu quả đối với cha mẹ nào vẫn còn đang đau đầu tìm cách dạy con tập tính khi học toán. Đặc biệt hiệu quả đối với những bé học chậm. 

2.4 Tạo sự yêu thích với bộ môn toán

Finger Math
Finger Math tạo sự yêu thích của trẻ với bộ môn toán

Cách dạy bé học tính nhẩm nhanh này giúp con có khả năng tính toán dễ dàng, là tiền đề để con hình thành sự yêu thích với bộ môn toán cũng như phát triển các kỹ năng tính toán ở cấp độ cao hơn. Khi đó, con cũng sẽ chủ động tìm tòi và khám phá nhiều hơn nữa về thế giới toán học. Đồng thời, khả năng tư duy logic cũng được rèn dũa liên tục trong quá trình học, giải toán. 

2.5 Phát triển tư nhanh nhạy hơn

Khi dễ dàng nắm bắt được các quy tắc của toán học. Trẻ sẽ dễ dàng hình dung 2 bàn tay trong đầu khi thực hiện các phép tính. Từ đó, tư duy của con nhạy bén hơn và quá trình phân tích phép tính cũng diễn ra nhanh chóng bên trong đầu con. 

2.6 Tăng khả năng tập trung

Khi áp dụng cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng Finger Math, con sẽ thực hiện tính theo quy tắc, quy luật đã có, tạo sự tập trung cao độ trong quá trình học tập. Tính toán số càng lớn, phức tạp thì khả năng tập trung của con càng được mài dũa. 

3. Cách dạy bé học tính nhẩm nhanh bằng Finger Math

Dưới đây là 3 quy ước giúp trẻ có thể học toán 1 cách dễ dàng: 

3.1 Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái

Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái
Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái

Với quy ước này, bàn tay phải sẽ đại diện cho chữ số hàng đơn vị, bàn tay trái đại diện cho chữ số hàng chục. Đây là nền tảng quan trọng giúp trẻ có thể đếm số thành thạo theo quy tắc Finger Math. Cụ thể: 

Đối với quy ước bàn tay trái: 

Số 1: Ngón trỏ 

Số 2: Ngón giữa 

Số 3: Ngón áp út 

Số 4: Ngón út 

Số 5: Ngón cái 

Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có:

Số 6: Ngón trỏ

Số 7: Ngón giữa

Số 8: Ngón áp út 

Số 9: Ngón út

Khi chuyển từ số 4 qua số 5, trẻ sẽ nắm các ngón tay 1,2,3,4 lại. 

Đối với quy ước bàn tay trái: 

Số 10: Ngón trỏ

Số 20: Ngón giữa 

Số 30: Ngón áp út 

Số 40: Ngón út 

Số 50: Ngón cái 

Tiếp tục lặp lại thêm 1 lần nữa ta có: 

Số 60: Ngón trỏ 

Số 70: Ngón giữa

Số 80: Ngón áp út 

Số 90: Ngón út 

Như vậy, để có chữ số 2 đơn vị, ta sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng đơn vị, tay trái cho chữ số hàng chục. 

Chẳng hạn: Số 22 = số 2 ngón giữa (bàn tay phải) + số 20 ngón giữa (bàn tay trái)

Ví dụ: Số 1: ngón trỏ (bàn tay phải) + số 10: ngón trỏ (bàn tay trái) = số 11.

3.2 Quy ước trong phép cộng, phép trừ trong Finger Math 

Đối với phép cộng: Khi trẻ bung hết ngón tay ở hàng đơn vị thì bung tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục bung ra hết thì các ngón tay ở hàng đơn vị phải thu lại. 

Đối với phép trừ: khi trẻ thu về hết các ngón tay ở hàng đơn vị thì ngón ở hàng chục cũng thu về. Khi ngón tay hàng chục thu về thì đồng thời các ngón tay ở hàng đơn vị sẽ mở ra. 

4. 1 số lưu ý cho các bậc phụ huynh khi dạy bé học tính nhẩm nhanh 

Bên cạnh việc tìm đúng phương pháp dạy, để con có thể thực hiện được các phép tính nhẩm nhanh trong phạm vi chữ số 2 đơn vị, ba mẹ cần lưu ý thêm các vấn đề sau đây:

4.1 Dạy con bằng vốn từ dễ hiểu 

Dạy con bằng vốn từ dễ hiểu
Dạy con bằng vốn từ dễ hiểu

Trẻ trong độ tuổi học đếm, học tính thường có vốn từ còn ít, tư duy chưa nhanh nhẹn nên khi hướng dẫn con học phương pháp Finger Math, phụ huynh chỉ nên dùng những câu từ đơn giản, ngắn gọn. Không nên dùng những từ quá khó, phức tạp, bé nghe sẽ không hiểu và dần hình thành tâm lý chán nản, áp lực, không cảm thấy hứng thú cho việc học nữa.

Để việc giảng dạy hiểu quả hơn, bạn nên sử dụng những hình ảnh, sự vật quen thuộc để bé dễ liên tưởng, dễ hiểu, từ đó việc tiếp thu trở nên dễ dàng hơn. 

4.2 Tạo không gian học thoải mái

Điều quan trọng tiếp theo là ba mẹ nên thiết kế không gian học của bé trở nên dễ chịu, yên tĩnh để bé có thể tập trung tốt hơn. Cách dễ dàng nhất là trang trí không gian học tập của bé một cách gọn gàng, theo ý con thích. Khi bé thích góc học tập đó, bé sẽ cảm thấy thoải mái khi ngồi vào bàn học. 

Không chỉ riêng môn toán, không gian học thoải mái cũng giúp bé tập trung và học tập hiệu quả hơn cả những bộ môn khác

4.3 Không quát nạt trẻ 

Khi dạy con cách tính, tâm lý chung của phụ huynh là cố gắng để bé có thể hiểu bài nhanh nhất và áp dụng được hiệu quả. Khi bé học chậm, học không hiểu, một số cha mẹ không kiểm soát được cơn bực dẫn đến cáu gắt, dọa nạt khi con làm sai bài tập. Điều này càng khiến con căng thẳng và càng khó tiếp thu hơn, càng giảng dạy thì con càng không tập trung và tiếp tục trả lời sai. 

Chính vì thế, ba mẹ nên học cách giữ bình tĩnh, biết kiềm chế trong lời nói, tông giọng mỗi khi con sai. Giảng dạy con học với tinh thần nhẹ nhàng, tâm lý và thấu hiểu chứ không phải nặng lớn, to tiếng. 

Ba mẹ nên học cách giữ bình tĩnh
Ba mẹ nên học cách giữ bình tĩnh, biết kiềm chế trong lời nói, tông giọng mỗi khi con sai

XEM THÊM:

Hy vọng với những lưu ý về cách dạy bé học tính nhẩm nhanh mà Vua Nệm đã chia sẻ phía trên sẽ giúp cha mẹ có được phương pháp dạy bé học toán đúng cách, giúp trẻ phát triển được tư duy, thông minh, sáng tạo và luôn cảm thấy việc học thú vị, hào hứng chứ không phải là áp lực.

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân