Tổng hợp

Dạy con không đòn roi đúng phương pháp, con nghe lời cha mẹ

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Tôn Vân

Dạy con không đòn roi là một trong những vấn đề đang được các bậc cha mẹ và cả chuyên gia thảo luận rất sôi nổi trong thời gian dài. Vậy tại sao không nên sử dụng đòn roi với con? cách dạy con không đòn roi như thế nào? lý do bé không chịu nghe lời là gì? Để có đáp án cho những câu hỏi này, vậy mời bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé.

dạy con không đòn roi
Dạy con không đòn roi đúng phương pháp

1. Lý do trẻ không chịu nghe lời cha mẹ

Để giải quyết bất cứ vấn đề nào cũng vậy, trước tiên chúng ta nên tìm hiểu rõ nguyên nhân trước đã và tất nhiên, việc dạy trẻ lại càng quan trọng hơn.

Trẻ không nghe lời cha mẹ là có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều trẻ có tính cách bướng bỉnh từ nhỏ nhưng một số trẻ lại đến từ nhiều nguyên nhân khách quan khác. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân trẻ không nghe lời, từ đó mới quyết định cách dạy con nhé.

1.1. Trẻ không hiểu điều bạn nói

Khi trẻ nghịch ngợm, khó bảo, không nghe lời thì cha mẹ thường xử lý bằng cách giải thích cho con về lỗi của con. Điều này là đúng, tuy nhiên nếu bạn giải thích quá dài dòng, không chú trọng vào vấn đề thì trẻ có thể sẽ không hiểu được mà vẫn phạm phải lần sau.

Do não bộ của H4: Thần số học số trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện hoặc một số trẻ có khiếm khuyết về suy nghĩ, từ đó không thể phân tích và hiểu được hết điều bố mẹ đang nói. Do đó, bố mẹ hãy nói ngắn gọn, tình cảm thôi nhé.

1.2. Trẻ không nghe rõ lời bạn nói

phương pháp dạy con không đòn roi
Đôi lúc trẻ không nghe bạn nói gì

Trẻ không nghe lời có thể là do trẻ không nghe rõ bạn nói, nên tuyệt đối không nên sử dụng đòn roi với con, nếu chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân.

Nhiều trẻ có thể phớt lờ lời cha mẹ, nhưng một số trẻ có thể bị các vấn đề về thính giác, nếu cha mẹ thấy con không lời mình dạy thì hãy kiểm tra thật kỹ khả năng nghe của con nhé.

1.3. Trẻ không muốn nghe lời

Đôi lúc, vì đang chơi vui với bạn mà cha mẹ lại gọi con về nhưng con không muốn, đây không phải là con ương bướng mà do con chưa muốn mà thôi. Hoặc con chưa buồn ngủ, nhưng cha mẹ cứ bắt con phải đi ngủ đúng giờ, như vậy cũng gây ức chế về cảm xúc cho bé, khiến bé không nghe lời.

Nếu gặp những trường hợp tương tự, thì cha mẹ hãy giải thích nhẹ nhàng, ngắn gọn cho con hiểu, tránh việc sử dụng đòn roi với con nhé.

2. Những hậu quả dạy con bằng đòn roi mà cha mẹ cần phải biết

Các bạn có bao giờ tự hỏi “Tại sao dạy con không đòn roi lại là vấn đề được thảo luận nhiều như vậy?”. Tất nhiên, chắc chắn là phải có nguyên nhân đúng không nào.

Nếu các bạn biết được 7 hậu quả khi dùng đòn roi với con sau đây, thì các bạn sẽ có câu trả lời ngay thôi.

  • Sử dụng đòn roi khiến trẻ bị ảnh hưởng tinh thần

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị đánh đòn nhiều có thể bị rối loạn hành vi, căng thẳng, tinh thần bất ổn, tự ti, rối loạn cảm xúc, có tính thù địch,…vv.

Nhìn chung, đánh đòn không chỉ đâu về thể xác mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của trẻ về sau, kể cả khi lớn lên.

  • Trẻ hay nói dối

Nếu trẻ bị đánh thường xuyên, sẽ cảm thấy sợ và sinh ra nói dối cha mẹ. Trẻ tất nhiên là phải nghịch ngợm, sai lầm, nhưng do quá sợ nên sẽ tập nói dối, từ đó hình thành thói quen nói dối ở trẻ. Điều này có thể kéo dài đến khi lớn lên, nên cha mẹ hãy lưu ý nhé.

  • Trẻ hung hăng hơn
cách dạy con không đòn roi
Trẻ hung hăng hơn khi bị ăn đòn nhiều

Việc trẻ bị đánh đòn nhiều sẽ có xu hướng yêu thích bạo lực sau này. Những đứa trẻ như vậy, thích sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, không chịu nghe lời ai, hay bắt nạt những người yếu thế hơn. Thường thì đánh đòn sẽ phản tác dụng hơn là dạy dỗ được các bé.

  • Ảnh hưởng đến nhận thức trong tương lai của trẻ

Những đứa trẻ bị đánh mắng nhiều sẽ có nhận thức, khả năng suy nghĩ kém hơn nhiều so với trẻ bình thường. Não của trẻ lúc nào cũng căng thẳng, lo lắng và không thể tập trung vào học tập, ngôn ngữ cũng kém hơn các bạn khác.

Ngoài 4 hậu quả trên, nếu trẻ bị đánh mắng thường xuyên còn có thể làm suy giảm IQ, ảnh hưởng đến chiều cao, tâm trạng luôn buồn bã, lo lắng, khó hòa nhập với bạn bè,…vv.

3. Phương pháp dạy con không đòn roi, hiệu quả, ai cũng nên biết

3.1. Lắng nghe trẻ – dạy con không đòn roi

Theo các chuyên gia, cha mẹ nên dành thời gian cho con cái nhiều hơn. Nếu trẻ sai lầm nên thì nên tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe trẻ nhiều hơn. 

Hãy để con giải toả tâm lý, chia sẻ những khó khăn, từ đó bạn sẽ hiểu con hơn và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

3.2. Khéo léo, linh hoạt, không ra lệnh cho con – dạy con không đòn roi

Mềm dẻo, linh hoạt là một trong những chìa khóa quan trọng để dạy con không đòn roi. Cha mẹ không thể lúc nào cũng cứng nhắc, vì cuộc sống luôn xảy ra nhiều biến số không thể biết trước.

sách dạy con không đòn roi
Không ra lệnh cho là cách dạy con không đòn roi hữu ích

Ví dụ, bạn luôn bắt con xem tivi chỉ 2 tiếng 1 ngày, thì vào những ngày nghỉ, cha mẹ có thể cho con xem thêm một chút, như vậy con cái sẽ cảm thấy cha mẹ hiểu mình, tôn trọng sở thích của mình, từ đó con sẽ luôn nghe lời.

Tuy nhiên, cha mẹ đặc biệt không nên ra lệch cho con đâu nhé. Nếu con sai, hãy tìm cách nói tránh, nói khéo, chứ đừng ra lệch. Trên thực tế, chẳng có ai muốn làm theo lệnh của người khác đâu, đặc biệt là trẻ con chưa hiểu nên có thể phản tác dụng.

3.3. Nhận hậu quả, mất đặc quyền nếu trẻ không nghe lời

Nhận hậu quả của việc không nghe lời cũng là cách dạy con không đòn roi rất hữu ích. Khi trẻ mắc một sai lầm nào đó, cha mẹ hãy để con chịu hậu quả của việc đó, như vậy trẻ sẽ rút ra được bài học sau này.

Ví dụ: Nếu con xem tivi quá nhiều, hãy bảo với con rằng: Con không nghe lời cha mẹ sẽ không bao giờ được xem tivi nữa hoặc cắt bớt thời gian xem của những ngày sau.

Sử dụng phương pháp này, cha mẹ phải rất kiên quyết thì mới trị được trẻ nhé.

Đối với phương pháp mất đặc quyền cũng vậy, cha mẹ hãy cắt mất đặc quyền của trẻ, khi trẻ không chịu nghe lời và phải dứt khoát, nói được làm được.

Ví dụ: Nếu trẻ không chịu ăn, không làm xong bài tập, thì có thể cắt mất đặc quyền đi chơi cuối tuần hoặc có thể là xem tivi hằng ngày, cũng như các đặc quyền khác.

3.4. Khen ngợi, phần thưởng cho hành vi tốt – dạy con không đòn roi

Khen ngợi hoặc có phần thưởng cho hành vi tốt của trẻ cũng là phương pháp dạy trẻ không đòn roi được rất nhiều cha mẹ áp dụng.

phương pháp nuôi dạy con không đòn roi
Hãy khen ngợi khi con làm tốt

Việc trẻ được khen ngoại khi làm tốt điều gì đó, sẽ giúp trẻ thấy vui hơn, từ đó cố gắng nghe lời và tích cực làm việc tốt để được khen ngợi.

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy dành những phần thưởng nho nhỏ, để con vui hơn, và cố gắng hơn khi thực hiện những hành vi tốt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần phải khéo léo trong cách nói chuyện, tránh để trẻ suy nghĩ sai lệch, khi cho rằng phần thưởng là điều hiển nhiên khi làm tốt, từ đó có tính hay đòi hỏi khi không có quà.

3.5. Không nên chỉ trích lỗi lầm, hãy bỏ qua hành vi sai trái nhẹ của trẻ

Đối với những hành vi sai trái nhẹ của trẻ, thì cha mẹ có thể bỏ qua và không cần nói quá nặng lời. Đây cũng là cách dạy con không đòn roi, giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Đôi lúc, trẻ có thể làm sai do vô tình chứ không hẳn là cố ý. Nếu cha mẹ vẫn xử lý nặng nề thì sẽ làm tổn thương trẻ. Hãy sử dụng phương pháp này tuy vào tình huống cụ thể nhé.

Bên cạnh đó, nếu trẻ mắc sai lầm lớn hơn, bạn cũng không nên chỉ trích sai lầm của trẻ quá thậm tệ. Thay vào đó hãy chỉ ra lỗi lầm một cách nhẹ nhàng, khéo léo, để con hiểu lỗi của mình là được. Nếu chỉ trích quá thậm tệ, mắng mỏ, sử dụng đòn roi sẽ khiến cảm thấy mình xấu xa, bị tổn thương.

3.6. Đặt thời gian chờ – phương pháp dạy con không đòn roi

dạy con không đòn roi mắng nhiếc
Đặt thời gian chờ là phương pháp dạy con không đòn roi

Đặt thời gian chờ là phương pháp dạy con không đòn roi, được các bậc cha mẹ trên thế giới sử dụng rất phổ biến.

Khi con mắc một sai lầm nào đó, hãy nói là “chờ mẹ tí, lát nữa mẹ sẽ xử lý”. 

Cách này, sẽ tạo một khoảng thời gian để con sửa sai, dừng việc đang làm và có đầy sự răn đe. Nếu con không nghe lời mà vẫn làm thì hãy áp dụng tiếp các phương án khác.

XEM THÊM: 

Như vậy Vua Nệm đã chia sẻ đến các bạn tất cả các kiến thức cơ bản nhất về cách dạy con không đòn roi. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để dạy con đúng cách, giúp trẻ phát triển toàn diện, nghe lời trả mẹ.

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân