Sức khỏe giấc ngủ

Có các loại rau cải nào? Cách phân loại rau cải 

CẬP NHẬT 09/11/2022 | BỞI Hương Lăng

Rau cải là loại thực phẩm phổ biến và rất đa dạng về chủng loại. Hãy cùng tìm hiểu về các loại rau cải phổ biến nào và cách phân biệt các loại rau cải qua bài viết sau.

Cùng phân biệt các loại rau cải
Cùng phân biệt các loại rau cải

1. Giới thiệu chung về rau cải

Cải là loại rau ưa sống ở vùng khí hậu ôn đới hay nhiệt đới gió mùa. Theo thống kê có đến hơn 3 nghìn giống cải khác nhau được tìm thấy đến hiện nay.

 Đa số rau cải thuộc loại thân cây thảo có thời gian sinh trưởng 1-2 năm, lá phát triển từ phần gốc mọc so le nhau và không phân nhánh.

1.1 Ăn rau cải có tốt không?

Đây là câu hỏi mà nhiều người vẫn thường thắc mắc. Mỗi loại rau xanh đều có chứa lượng vitamin nhất định. Theo đó, rau cải cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là những công dụng sau:

– Rau cải giúp giải nhiệt cơ thể và là nguồn cung cấp nước dồi dào

– Giúp cải thiện các bệnh về da và chữa mụn nhọt

– Kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón

– Tốt cho người bị bệnh tiểu đường và hỗ trợ tăng sức đề kháng

– Hỗ trợ điều trị bệnh gout

– Tốt cho tim mạch, ngăn ngừa những cơn nhồi máu cơ tim

– Phòng bệnh bướu cổ

– Giúp làm chậm quá trình lão hóa 

– Tốt cho những người bị bệnh liên quan đến viêm ruột

Là loại rau rất phổ biến và có nhiều tác dụng cho sức khỏe mà rau cải luôn được sử dụng cho những bữa ăn hàng ngày.

1.2 Ai cần lưu ý khi ăn rau cải?

Rau cải chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể tuy nhiên không phải ai sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt. Có những dưỡng chất cực kỳ tốt nhưng người bệnh nạp vào có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn. Vì vậy, những đối tượng sau cần lưu ý khi ăn rau cải:

– Những người bị bệnh về dạ dày, bị đầy hơi, khó tiêu chứng bụng không nên ăn nhiều rau cải nhất là ăn cải sống.

– Người táo bón cũng được khuyến nghị không nên ăn bắp cải sống hay bắp cải muối.

– Người đang có vấn đề liên quan đến tiêu hóa không nên dùng salad, cải thảo sống hay kim chi vì có thể gây viêm và loét.

– Phụ nữ mang thai cũng cần cẩn trọng khi dùng cải thảo, vì trong cải thảo có chứa indole là chất làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau.

Trong rau cải có chứa axit oxalic, chất này làm kìm hãm hấp thụ kẽm và canxi gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy người bị sỏi thận nên hạn chế ăn rau cải.

2. Có các loại rau cải nào? Cách phân loại rau cải

Như đã đề cập ở trên, có hơn 3 nghìn giống cải khác nhau được tìm thấy trên thế giới. Đối với nhiều người thật khó để phân biệt các giống cải với nhau, cùng tìm hiểu thêmcác loại rau cải phổ biến ở nước ta và đặc điểm của chúng.

2.1 Cải thảo

Cải thảo có hình trụ dài và đỉnh thuôn nhọn, lá có dạng bẹ chụm ở phần gốc và được xếp chồng lên nhau thành kết cấu chặt chẽ. Lớp lá bên trong nhỏ và cuộn lại, lá to dần cho đến lớp lá phía ngoài xòe to.

Cải thảo có hoa màu trắng xanh hoặc vàng, hoa mọc ra từ giữa cây và có chiều cao từ 15 – 20 cm.

Có 3 loại cải thảo với 3 màu đặc trưng là trắng, tím và xanh

Cải thảo là loại rau giàu chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích sử dụng
Cải thảo là loại rau giàu chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích sử dụng

2.1 Cải bẹ xanh 

Cải bẹ xanh hay còn gọi là cải xanh hay cải canh, cải cay hay giới tử. Đây là loại rau cải được sử dụng rộng rãi. Cải bẹ xanh có màu xanh chuối khi non và chuyển thành xanh lục đậm dần khi trưởng thành. Đặc điểm của cải bẹ xanh là có vị cay, hơi đắng nên thường dùng để nấu canh, ăn lẩu, ăn kèm với bánh xèo, bánh khọt hoặc dùng để muối dưa.

Cải bẹ xanh chứa nhiều khoáng chất và vitamin như vitamin A, B, C, catoten, axit nicotic,…đều là những khoáng chất có lợi cho cơ thể và được các chuyên gia khuyến khích sử dụng để chống bệnh tật.

Trong Đông y, rau cải xanh được dùng như vị thuốc trị cảm lạnh và thông đờm rất tốt nhờ vào vị cay nóng của chúng.Ngoài ra hạt của chúng còn được tận dụng để trị mụn nhọt, ho hen, ho đờm, đau họng.

Rau cải xanh là loại rau rất dễ trồng và thời gian sinh trưởng ngắn nên được rất nhiều gia đình Việt tận dụng trồng ở khu vực đất trống hoặc chậu cây, chậu nhựa và cả thùng xốp.

2.3 Cải thìa

Trong các loại rau cải được yêu thích sẽ không thể bỏ qua cải thìa. Cải thìa hay còn được gọi là cải bẹ trắng, bạch giới tử là giống cải có họ gần với cải thảo và cải xanh.

Cải thìa có đặc điểm phần cuống dày và nhiều nước, chiều cao khoảng 20-23 cm. Cải thìa có hoa màu vàng mọc từ phần cuống phía trên.

Cải thìa giàu các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, axit folic,…và chứa ít calo. Cải thìa có tính mát, vị ngọt nhờ vậy mà thường được dùng để chế biến thành món luộc, xào, nấu canh,…cung cấp nhiều dưỡng chất và giúp chống lại bệnh tật.

Cải thìa chứa nhiều dưỡng chất
Cải thìa chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin C

2.4 Rau cải bó xôi

Cải bó xôi hay còn gọi là rau bina, rau chân vịt,… là loại rau thuộc họ dền sử dụng lá để nấu ăn. Là loại cây mọc thẳng cao 5-10cm, thuộc loại thân thảo. Lá có kích thước lớn hình bầu dục. Hoa của chúng nhẵn dài, mọc từ các nách lá 1 cách đơn độc.

Cải bó xôi chịu lạnh tốt, không chịu được nắng nóng nên thích hợp trồng nơi khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ để cải bó xôi phát triển tốt là từ 18-20 độ C. Ở nước ta khu vực thích hợp trồng cải bó xôi như ở Đà Lạt hoặc khu vực vùng núi phía Bắc.

Trong cải bó xôi chứa nhiều khoáng chất và vitamin như vitamin A, E, D, K, natri, magie, sắt, canxi,…vì vậy cải bó xôi được bác sĩ khuyên dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, cũng như các em bé. Ngoài ra, cải bó xôi còn có nguồn omega 3 lớn nên được nhiều người ưa thích sử dụng.

Rau cải bó xôi rất tốt cho phụ nữ mang thai
Rau cải bó xôi rất tốt cho phụ nữ mang thai

2.5 Cải ngọt

Cải ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, có thân thảo nhẵn với chiều cao 50-100cm. Cải ngọt có thời gian phát triển ngắn và có thể trồng quanh năm.

Lá cải ngọt hơi tròn có đầu tù, mép lá có nhiều gân, cuống lá tròn và dài. Hoa được mọc ra ở phần ngọn có màu vàng. 

Rau cải ngọt thường dùng để nấu canh với thịt heo, bò, tôm,…hoặc luộc ăn liền và còn được dùng làm rau ăn lẩu.

Cải ngọt được sử dụng nấu canh hoặc rau ăn kèm lẩu
Cải ngọt được sử dụng nấu canh hoặc rau ăn kèm lẩu

2.6 Cải ngồng

Cải ngồng hay còn có tên gọi là cải bông là loại cây có thân thảo. Phần thân cải ngồng bông to và mềm non, không phân nhánh. Lá cải ngồng dày, to và bề mặt nhẵn. Cải ngồng thường được chế biến thành món xào, món luộc hay nấu canh,…

Cải ngồng có vị ngọt và rất tốt cho người bị huyết áp cao hay bệnh tim mạch. Ngoài ra cải ngồng còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt, giải độc, mát gan, điều hòa huyết áp, lợi tiểu, hỗ trợ chức năng tiêu hóa.

Cải ngồng dễ trồng và có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau đặc biệt với khu vực khí hậu mát mẻ trồng cải ngồng sẽ đem lại năng suất cao nhất.

2.8 Cải cúc

Cải cúc hay còn gọi là rau tần ô là loại rau rất quen thuộc đối với người dân Việt. Cải cúc có đặc tính mát giúp giải nhiệt, trị ho, tiêu chảy, lưu thông khí huyết và mất ngủ rất hiệu quả.

Cải cúc cũng rất dễ thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, thời gian sinh trưởng của cải cúc là trong 1 tháng.

Cải cúc có tính mát được nhiều người yêu thích
Cải cúc có tính mát được nhiều người yêu thích

2.9 Cải xoong

Nằm trong các loại rau cải được yêu thích chính là cải xoong. cải xoong thuộc họ cây thân thảo, thích hợp sống ở khu vực nước trong và có dòng chảy nhẹ như suối. Cây cải xoong dài 10-40cm, lá kép mọc so le nhau lá có hình tròn. Hoa của chúng có màu trắng, nhỏ và mọc thành chùm.

Cây có rễ chùm, ngoài ra có các rễ phụ mọc ở các đốt để hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng nuôi cây. Có thể trồng cải xoong dễ dàng bằng những đoạn thân. 

Rau cải xoong thường dùng nấu canh, ăn lẩu, làm gỏi hoặc làm rau sống.

Trong cải xoong giàu khoáng chất và dinh dưỡng điển hình như vitamin C, sắt, iot, phốt pho,…

>>>Đọc thêm: Rau cải trời là gì? 

Khi tìm hiểu các loại rau cải sẽ thấy đây là loại thực phẩm rất đa dạng về chủng loại, mỗi loại đề có vị đặc trưng riêng nhưng tất cả các loại rau cải đều mang những giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Đồng thời rau cải cũng khá dễ trồng và nhanh được thu hoạch, nên bạn có thể trồng những chậu rau cải nhỏ để bổ sung thực phẩm an toàn cho bữa ăn hàng ngày.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng