Bỏ túi bí quyết khử mùi hôi cho nệm hiệu quả bạn không thể bỏ qua

CẬP NHẬT 05/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Nệm sử dụng trong thời gian dài, thậm chí là nệm mới mua có thể phát sinh ra những mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay bí quyết khử mùi hôi cho nệm hiệu quả trong bài viết sau nhé!

1. Nệm có mùi hôi nguyên nhân do đâu?

Mùi hôi của nệm có thể do nhiều tác nhân gây ra như vi khuẩn, nấm mốc hay do thói quen sinh hoạt của con người. Dù nguyên nhân xuất phát từ đâu thì mùi hôi trên nệm đều để lại nhiều hậu quả xấu đối với bạn và gia đình.

  • Nệm mới mua:

Nhiều dòng nệm mới mua về có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là nệm cao su thiên nhiên. Mặc dù đây là nệm được đánh giá cao cấp và ưa chuộng trên thị trường hiện nay nhờ tính đàn hồi và an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên nguyên liệu được làm từ mủ cao su nguyên chất nên ít nhiều sẽ gây ra mùi nồng, hắc khi bắt đầu dùng.

  • Thói quen sinh hoạt và vệ sinh:

Nhiều gia đình có trẻ em thường có thói quen ăn uống trên nệm, giường ngủ. Mảnh vụn thức ăn chính là nguồn dinh dưỡng cực tốt cho các loại vi sinh vật tồn tại trên nệm gây ra mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, thói quen vệ sinh bảo quản nệm chưa đúng cách cũng có thể là tác nhân gây mùi hôi cho nệm. Bạn nên vệ sinh và khử mùi cho nệm thường xuyên để giảm sự bám dính và phát triển của khuẩn hại.

  • Vi khuẩn, nấm mốc:

Các vi khuẩn, nấm mốc hay mạt bụi tồn tại rất nhiều trong không khí, nhất là phòng kín như phòng ngủ. Chúng sẽ tích tụ và phát triển nhiều và bám lên các sợi vải như quần áo hay nệm, bởi tế bào da chết là nguồn thức ăn ưa thích và tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn, mạt bụi phát triển. 

Tụ khuẩn không được tiêu diệt sớm sẽ gây ra mùi hôi rất khó chịu cho nệm.

nguyên nhân nệm có mùi hôi
Vi khuẩn, nấm mốc gây ra mùi hôi cho nệm
  • Nệm không nguồn gốc xuất xứ:

Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua đó là nguồn gốc xuất xứ của nệm. Nệm được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất hóa học, bảo quản hay có nguồn gốc không rõ ràng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nệm, gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên lựa chọn các dòng nệm có thương hiệu và uy tín trên thị trường. 

2. Bí quyết khử mùi hôi cho từng dòng nệm hiệu quả

2.1. Các nguyên liệu phổ biến bạn có thể dùng để khử mùi hôi cho nệm

Để khử mùi hôi cho nệm, bạn có thể tham khảo và sử dụng luôn các vật dụng, nguyên liệu sẵn có, dễ tìm trong nhà nhưng hiệu quả mang lại cực cao dưới đây:

  • Chanh, giấm:

Chanh là loại quả có tính chua, hàm lượng acid cao và sát khuẩn khử mùi hiệu quả. Chanh không chỉ là gia vị giúp món ăn trở nên ngon và đậm vị hơn, mà còn được các chị em áp dụng nhiều để đánh bay mùi khai và các vết ố lâu năm trên vải nệm, áo quần.

Giấm có vị chua, bản chất là dung dịch acid axetic có nồng độ khoảng từ 2%- 6%. Giấm có tính kháng khuẩn nên được dùng để khử mùi hôi cho nệm gây ra bởi nấm mốc, vi khuẩn. 

Mẹo dùng chanh, giấm khử mùi hôi cho nệm
Mẹo dùng chanh, giấm khử mùi hôi
  • Baking soda:

Baking soda hay còn gọi là natri bicarbonat, là nguyên liệu có tác dụng tẩy trắng, khử mùi vô cùng hiệu quả, được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp dược phẩm, hóa chất. Loại muối này có công dụng khử mùi hôi cho nệm nhờ tính kiềm, ít tan và khả năng hút ẩm tuyệt vời.

  • Rượu và nước ấm:

Rượu là dung dịch chứa cồn, có tính bay hơi vì vậy sau khi sử dụng không để lại mùi nồng khó chịu. Kinh nghiệm kết hợp rượu với nước ấm được nhiều chị em chia sẻ giúp xóa tan nỗi lo và giải quyết vấn đề khử mùi hôi cho nệm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. 

các cách khử mùi hôi cho nệm
Lợi ích của rượu trong bảo quản và vệ sinh nệm
  • Xịt khử mùi: 

Cách nhanh nhất để loại bỏ mùi hôi cho nệm là sử dụng xịt khử mùi. Các dung dịch này được bán nhiều trên thị trường, chứa các hóa chất tẩy rửa, có tác dụng vệ sinh và xóa bỏ mùi hôi do thức ăn, nước tiểu hay vi khuẩn gây ra cho nệm. 

2.2. Cách khử mùi hôi cho từng dòng nệm: 

Mỗi dòng nệm được sản xuất từ các chất vải và nguyên liệu khác nhau, do vậy cách khử mùi hôi cho nệm hiệu quả còn tùy thuộc vào chất liệu và đặc tính của từng dòng. 

2.2.1. Nệm cao su: 

Ưu điểm của nệm cao su và khả năng đàn hồi và nâng đỡ cơ thể tốt, tạo  cảm giác thoải mái, thư thái cho người dùng. Mặc dù vậy, nệm cao su thiên nhiên hay nhân tạo thường dễ gây ra mùi hôi cho căn phòng của bạn. Để khử mùi hôi cho nệm cao su, bạn có thể tham khảo sử dụng baking soda. Quy trình thực hiện như sau: 

  • Cách 1: Bạn rắc trực tiếp bột baking soda qua rây cho nên mặt nệm, để nguyên trong ít nhất 30 phút để khử mùi hôi cho nệm. Sau đó bạn dùng máy hút bụi để hút sạch phần bột trên nệm.
  • Cách 2: Pha bột baking soda với nước lạnh, trộn đều hỗn hợp thành bột sánh mịn. Dùng khăn sạch để lau nhẹ phần bột vào bề mặt nệm, đặc biệt là các vết bẩn để đánh bay mùi hôi.

Đối với nệm cao su mới mua, bạn chưa nên ngủ ngay trên nệm. Thay vào đó, hãy đặt nệm trong phòng thoáng khí và cho thổi quạt mát liên tục từ 20 – 30 phút. 

Để khử mùi hôi cho nệm cao su, bạn có thể tham khảo sử dụng baking soda
Để khử mùi hôi cho nệm cao su, bạn có thể tham khảo sử dụng baking soda

2.2.2. Nệm lò xo

Nệm lò xo là loại nệm được cấu tạo từ hệ thống lò xo làm từ thép không gỉ, tạo cảm giác vững chắc cho người dùng và được đánh giá có độ đàn hồi cao. Tuy vậy, đây cũng là dòng nệm thường xuyên gặp phải mùi hôi khó chịu do vi khuẩn, nấm mốc gây ra khi không được vệ sinh đúng cách hoặc sử dụng dài ngày. 

Sử dụng phấn rôm để khử mùi hôi cho nệm lò xo được xem là phương pháp khá hiệu quả và được các chị em áp dụng nhiều nhất.

Làm thế nào để loại bỏ mùi hôi cho nệm lò xo
Làm thế nào để loại bỏ mùi hôi cho nệm lò xo?

Cách làm: Sử dụng hộp phấn rôm nhỏ ( nếu nhà có em bé, bạn có thể sử dụng lại phấn rôm của con để tiết kiệm chi phí), rắc đều bột phấn lên vải nệm, dùng khăn sạch thoa đều. Phấn rôm được chứng minh có công dụng hút ẩm, khử mùi và tạo hương thơm dịu nhẹ cho nệm rất tốt. 

2.2.3. Nệm bông ép

Nệm bông ép được sản xuất từ nguyên liệu polyester, có ưu điểm chính là tạo độ thông thoáng, độ cứng thích hợp cho người dùng, nhất là người cao tuổi và người có bệnh lý về xương khớp. 

Để khử mùi hôi cho nệm bông ép, chị em có thể phương pháp dùng giấm ăn kết hợp nước cất, cách này dễ áp dụng lại ít tốn kém chi phí nên được chia sẻ nhiều. 

Vì sao bạn nên dùng giấm và nước cất để khử mùi hôi? Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người bởi thông thường giấm là gia vị chua để điểm thêm vị cho các món ăn thường ngày. 

cách khử mùi hôi cho nệm bông ép
Vì sao bạn nên dùng giấm và nước cất để khử mùi hôi?

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trộn đều hỗn hợp giấm và nước cất, tốt nhất nên theo tỷ lệ 50: 50.
  • Bước 2: Phun nhẹ hỗn hợp trên lên bề mặt nệm, nhất là những khu vực có vết bẩn, vết ố vàng hoặc nặng mùi. Lưu ý xịt với lượng vừa phải, để nệm không thấm quá nhiều nước.
  • Bước 3: Phơi khô nệm ở nơi thông thoáng, nhiều gió để loại bỏ mùi hôi và tránh hiện tượng ẩm mốc, gây bệnh cho sức khỏe.

3. Lưu ý khi khử mùi hôi cho nệm

Khử mùi hôi cho nệm không khó, tuy nhiên để loại bỏ triệt để mùi khó chịu mà vẫn đảm bảo được chất lượng và độ an toàn cho người dùng, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Tùy theo mỗi dòng nệm và chất liệu nệm, để chọn các phương pháp khử mùi phù hợp như baking soda, giấm hay phấn rôm, tránh ảnh hưởng đến chất lượng của nệm.
  • Sau khi vệ sinh nệm, đặc biệt là nệm cao su, bạn không nên phơi khô nệm dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp bởi cao su sẽ phải chịu tác động tiêu cực từ tia cực tím và nhiệt độ, làm giảm tuổi thọ của nệm đáng kể.
  • Tuyệt đối không dùng máy là ủi hay máy sấy ở nhiệt độ cao trực tiếp trên bề mặt nệm vì sẽ gây ra tình trạng nệm bị ăn mòn và phá vỡ cấu trúc liên kết của nệm.
  • Để loại bỏ mùi hôi cho nệm, thỉnh thoảng bạn nên vệ sinh nệm bằng máy hút bụi thông thường để hạn chế sự bám dính của bụi bẩn từ môi trường, mạt bụi phát triển và tồn tại trên các sợi vải.
cách lưu ý khi khử mùi hôi cho nệm
Bạn nên vệ sinh nệm bằng máy hút bụi thông thường

4. Cách bảo quản nệm không bị ám mùi

Nệm ngủ dễ bị hôi sau một thời gian sử dụng, nguyên nhân có thể do mồ hôi tiết ra, nệm không được vệ sinh sạch sẽ, nệm bị bám bụi bẩn, rơi rớt thức ăn, đồ uống,…. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa khiến cho nệm bị ám mùi là do cách bảo quản nệm của bạn không đúng cách, khiến nệm bị ảnh hưởng. Để hạn chế tình trạng nệm có mùi hôi khó chịu, bạn có thể lưu lại một số cách bảo quản nệm dưới đây:

  • Đặt nệm ở nơi khô thoáng: Để nệm ở những nơi khô thoáng, không bị mưa hắt vào hoặc những nơi có độ ẩm cao sẽ giúp nệm luôn sạch sẽ, hạn chế mùi hôi, mùi ẩm mốc khó chịu. Cách bảo quản này cũng góp phần giúp cho tuổi thọ của nệm được kéo dài.
  • Giữ cho nệm luôn sạch sẽ: Nệm bị tích tụ bụi bẩn, có nhiều vi khuẩn, không được vệ sinh định kỳ là nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, cách bảo quản nệm không bị ám mùi là luôn giữ cho nệm luôn sạch sẽ, phơi phóng nệm ở những nơi thoáng mát để nệm nhanh khô và sạch hơn.
  • Xử lý các vết bẩn càng nhanh càng tốt: Khi nệm bị dính các vết bẩn như vết máu, nước tiểu, cà phê, nước ngọt, nước trái cây… tốt hơn hết bạn nên tìm cách để làm sạch vết bẩn càng sớm càng tốt. Việc để vết bẩn đọng lại trên nệm quá lâu mà không xử lý là nguyên nhân khiến nệm có mùi hôi khó chịu.
  • Sử dụng ga/drap hoặc tấm bảo vệ nệm: Sử dụng drap/ga trải giường sẽ hạn chế bụi bẩn đọng lại trên nệm, việc vệ sinh, giặt giũ cũng đơn giản hơn. Nếu không may nệm bị bẩn, bạn chỉ cần giặt ga giường mà không phải giặt lõi nệm.
  • Tháo ga giường khi không cần thiết: Mục đích của điều này là giúp cho lõi nệm được thoáng khí, hạn chế mùi hôi, mùi ẩm mốc khó chịu. Tuy nhiên, khi tháo ga giường, bạn nên chú ý để nệm không bị bám bụi bẩn, điều này sẽ khiến cho việc vệ sinh nệm trở nên khó khăn hơn.
  • Xoay lật nệm thường xuyên: Điều này sẽ giúp nệm luôn bền đẹp, mang lại cảm giác thoải mái khi nằm ngủ. Xoay lật nệm thường xuyên giúp hạn chế tình trạng nệm bị lún xẹp ở một vị trí, gây ra tình trạng võng lưng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
  • Bảo quản nệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì sản phẩm, như vậy thì nệm của bạn sẽ bền đẹp hơn, tuổi thọ được kéo dài và không có mùi hôi khó chịu.
Đặt nệm ở những nơi khô thoáng sẽ góp phần hạn chế mùi hôi khó chịu trên nệm
Đặt nệm ở những nơi khô thoáng sẽ góp phần hạn chế mùi hôi khó chịu trên nệm

Trên đây là các bí quyết khử mùi hôi cho nệm hiệu quả được Vua Nệm tổng hợp lại, mong rằng những thông tin trên không chỉ giúp ích cho bạn đọc về cách bảo quản nệm mà còn đem đến nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

>> Xem thêm:

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM