Chuyên gia nệm

Cách vệ sinh nệm tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

CẬP NHẬT 19/10/2022 | BỞI Hương Lăng

Nệm ngủ là món đồ nội thất mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trên đó. Sau một thời gian sử dụng, chiếc nệm ngủ của bạn nhất định sẽ gặp một vài vấn đề quen thuộc như có mùi, bị bám bẩn hay thậm chí là xuất hiện ẩm mốc. Vậy vệ sinh nệm tại nhà có khó không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Các bước tự vệ sinh nệm tại nhà

Nhiều người thường ưu tiên sử dụng các dịch vụ giặt nệm khi nệm ngủ xuất hiện tình trạng bị bám bẩn, có mùi hôi. Tuy nhiên, với những gia đình chỉ có 1 chiếc nệm ngủ, việc thường xuyên gọi dịch vụ giặt nệm là điều vô cùng tốn kém. 

Thay vào đó, bạn có thể tự mình vệ sinh nệm tại nhà định kỳ để giảm vấn đề nệm bốc mùi hôi hoặc các vết bẩn cứng đầu. Cách làm này sẽ giúp bạn kéo dài khoảng cách giữa các lần giặt nệm bên ngoài, tiết kiệm nhiều chi phí.

Bạn có thể tự vệ sinh nệm tại nhà bằng một vài biện pháp đơn giản
Bạn có thể tự vệ sinh nệm tại nhà bằng một vài biện pháp đơn giản

Dưới đây là những bước đơn giản để làm sạch nệm tại nhà hiệu quả:

1.1 Tháo bỏ bộ ga, nệm ra khỏi giường

Bước 1: Lấy gối, chăn và các món đồ trang trí ra khỏi giường

  • Trước khi làm sạch nệm ngủ, bạn cần dọn dẹp tất cả những thứ đang có trên giường. Hãy bắt đầu bằng việc di chuyển các món đồ phụ kiện giấc ngủ như gối ngủ, gối trang trí, chăn màn, gấu bông và các đồ vật ra khỏi giường ngủ để dễ dàng vệ sinh.
  • Sau đó, bạn cần tháo các vỏ gối ngủ, bọc chăn để mang đi giặt sạch.

Bước 2: Tháo dỡ ga nệm

  • Sau khi dọn sạch những món đồ trên nệm, bạn tiếp tục tháo lớp ga nệm và lớp bọc bảo vệ nệm để mang chúng đi giặt.
Tháo ga nệm và áo gối trước khi vệ sinh nệm
Tháo ga nệm và áo gối trước khi vệ sinh nệm

Bước 3: Giặt vải trải giường và ga nệm

  • Sau khi tháo ga nệm và bọc gối, bạn nên giũ sạch bụi bẩn trước khi mang những món đồ này đi giặt.
  • Để đảm bảo chăn ga, vỏ gối được làm sạch một cách hiệu quả, bạn nên chọn các chương trình giặt dành riêng cho chăn ga gối nệm được cài đặt sẵn trong máy giặt.
  • Một trong những mẹo giúp giặt sạch ga giường, áo gối chính là dùng nước nóng và chọn chế độ sấy. Nhiệt độ cao sẽ góp phần tiêu diệt các vi khuẩn và mạt bụi bên trong nệm.

1.2 Làm sạch và khử mùi nệm

Bước 1: Hút bụi trên nệm khi vệ sinh nệm tại nhà

  • Sau một thời gian sử dụng, bề mặt và bên trong nệm sẽ tích tụ một lượng bụi bẩn khá lớn. Vì thế, bạn cần dùng máy hút để loại bỏ bụi bẩn, da chết, tóc rụng hay các mảnh vụn khác ra khỏi nệm. 
  • Cách hiệu quả nhất để hút hết các bụi bẩn trong nệm chính là dùng máy hút bụi có gắn cọ lớn và vòi hút dài. Bạn cũng nên kiểm tra và làm sạch đầu hút của máy trước khi vệ sinh để đảm bảo nệm sẽ không bị dính bẩn.
Nên hút sạch bụi trước khi giặt nệm
Nên hút sạch bụi trước khi giặt nệm

Bước 2: Xử lý vết nước dính trên nệm (nếu có)

  • Với những vết nước đổ lên nệm còn mới, bạn nên dùng một chiếc khăn để thấm nước. Sau đó, chà nhẹ nhàng lên vết nước đổ để thấm hút tốt hơn. Không nên chà mạnh vì có thể làm nước thâm sâu hơn vào trong nệm. 

Bước 3: Loại bỏ các vết bẩn trên nệm

  • Trước khi loại bỏ các vết bẩn, bạn cần tiến hành quan sát và xác định các loại chất bẩn để có phương pháp làm sạch phù hợp.
  • Với các vết bẩn thông thường, bạn có thể làm sạch bằng dung dịch vệ sinh bao gồm: 2 thìa oxy già và 1 thìa nước rửa chén. 
  • Sau đó, dùng bàn chải đánh răng nhúng vào hỗn hợp đã pha rồi nhẹ nhàng chà xát lên bề mặt vết bẩn. Lưu ý không chà quá mạnh tay vì có thể làm hỏng bề mặt nệm. Đồng thời, bạn chỉ nên sử dụng lượng dung dịch vừa đủ để làm sạch vết bẩn.
  • Dùng khăn ẩm lau sạch vết bẩn sau khi được vệ sinh. 
  • Tiếp đến, dùng bàn chải đánh răng cũ nhúng vào hỗn hợp đã pha và nhẹ nhàng chà xát lên các vết bẩn trên nệm.
Tiến hành loại bỏ vết bẩn bằng dung dịch vệ sinh và lau khô
Tiến hành loại bỏ vết bẩn bằng dung dịch vệ sinh và lau khô

Bước 4: Loại bỏ vết bẩn sinh học bằng dung dịch enzyme

  • Dung dịch làm sạch enzyme có khả năng phân giải các protein trong máu, mồ hôi, nước tiểu, chất nôn và các loại vết bẩn sinh học khác. Bên cạnh đó, loại dung dịch này còn xử lý hiệu quả những vết bẩn do dầu mỡ gây ra.
  • Sau khi xác định vị trí các vết bẩn sinh học, bạn tiến hành phun một ít dung dịch làm sạch enzyme lên khăn sạch. Dùng khăn chấm nhẹ lên vết bẩn và giữ nguyên trong 15 phút.
  • Tiếp tục dùng khăn đã thấm dung dịch enzyme để chấm lên các khu vực vị bẩn khác. Tuyệt đối không phun trực tiếp dung dịch lên nệm mà chỉ nên dùng một lượng vừa đủ cho từng vết bẩn.
  • Cuối cùng, thấm sạch khu vực có vết bẩn bằng khăn đã nhúng qua nước lạnh.

Bước 6: Rắc baking soda lên nệm

  • Baking soda là nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm thấy tại các cửa hàng. Loại bột này có khả năng khử mùi hôi nệm hiệu quả. Vì thế, bạn có thể dùng một ít bột baking soda rắc lên bột để loại bỏ mùi khó chịu trên nệm. 
  • Nếu bạn muốn nệm có mùi hương dễ chịu, hãy nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu vào baking soda trước khi rắc lên nệm nhé.

Bước 7: Hút bụi nệm lần 2

  • Sau khi rắc baking soda lên nệm khoảng 30 phút, các mùi hôi đã được baking soda hấp thụ. Bạn cần dùng máy hút bụi để làm sạch toàn bộ bột baking soda đã sử dụng.
Hút sạch toàn bộ baking soda và bụi bẩn trong quá trình vệ sinh nệm
Hút sạch toàn bộ baking soda và bụi bẩn trong quá trình vệ sinh nệm

Bước 8: Phơi nệm

  • Sau khi vệ sinh nệm sạch sẽ, bạn cần phơi nệm ở nơi thoáng mát để nệm được khô ráo hoàn toàn. Bạn có thể mở cửa sổ phòng ngủ để đón ánh nắng mặt trời tự nhiên. Lưu ý, bạn không nên phơi nệm dưới ánh nắng trực tiếp gay gắt vì có thể làm hỏng nệm.
Bạn có thể phơi nệm hoặc dùng máy hơi nước để làm khô
Bạn có thể phơi nệm hoặc dùng máy hơi nước để làm khô

1.3 Cách bọc nệm sau khi giặt sạch

Bước 1: Lật mặt nệm

  • Trung bình từ 3-6 tháng, bạn nên lật nệm hoặc xoay nệm để bề mặt nệm lún đều hơn khi nằm.

Bước 2: Bọc tấm bảo vệ nệm

  • Lớp bọc bảo vệ nệm sẽ giúp tấm nệm hạn chế bị bám bụi, thấm nước và bám bẩn. Đồng thời, lớp bảo vệ nệm này sẽ giúp việc vệ sinh nệm được dễ dàng hơn.
  • Bạn nên mua thêm tấm trải bảo vệ nệm chống thấm nước để bảo vệ ruột nệm hiệu quả hơn. 

Bước 3: Trải lại ga giường

  • Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn tiếp tục trải lại ga giường đã được giặt sạch. Sau đó, bạn cần lồng vỏ gối và đưa các món đồ như gối ngủ, chăn, đồ trang trí trở lại giường.
Trải lại ga giường và bọc áo gối
Trải lại ga giường và bọc áo gối

2. Cách khử mùi và làm thơm nệm tại nhà 

Theo kinh nghiệm vệ sinh nệm tại nhà được nhiều người chia sẻ, bạn có thể sử dụng một vài chất khử mùi hôi như giấm, baking soda, sả cây, thuốc tẩy khử mùi, rượu… Những chất khử mùi này có thể được dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị.

Nếu muốn làm thơm nệm, bạn có thể dùng dầu thơm hoặc tinh dầu để tạo hương khi đã giặt sạch và khử mùi hôi của nệm. Bên cạnh đó, các loại nước xả vải có mùi thơm cũng giúp nệm có mùi dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn chọn loại có thành phần tự nhiên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm.

Sử dụng nước xả vải hoặc tinh dầu sẽ giúp nệm thơm lâu hơn
Sử dụng nước xả vải hoặc tinh dầu sẽ giúp nệm thơm lâu hơn

3. Giá dịch vụ vệ sinh nệm tại nhà

Sau một thời gian tự vệ sinh nệm, bạn có thể gặp một số vấn đề khi giải quyết các vết bẩn “cứng đầu”. Theo đó, dịch vụ giặt nệm tại nhà sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

Theo đó, giá vệ sinh nệm sẽ phụ thuộc vào kích thước nệm và số lượng nệm cần làm sạch. Thông thường, giá giặt nệm nhỏ sẽ khoảng 250.000đ/tấm. Trong khi nệm lớn sẽ có mức giá khoảng 300.000đ/tấm.

Đọc thêm: Trọn gói dịch vụ vệ sinh nệm và nội thất số 1 tại Vua Nệm

Trên đây là bài viết về cách vệ sinh nệm tại nhà và những bước thực hiện chi tiết nhất. Chúc bạn thực hiện thành công và tiếp tục theo dõi các bàn viết hữu ích của tại Vua Nệm.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng