9 Cách khắc phục tình trạng nệm cao su bị đen

CẬP NHẬT 05/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Nệm cao su bị đen là một tình trạng khó tránh khỏi khi chúng ta sử dụng nệm lâu ngày. Lúc này nệm không những mất thẩm mỹ mà còn bốc mùi, gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Nếu bạn đang cảm thấy bực bội khi những phương pháp vệ sinh thông thường mãi vẫn không thể khắc phục được tình trạng nệm cao su bị đen, hãy thử một vài bí quyết mà Vua Nệm bật mí đến bạn trong bài viết dưới đây bạn nhé! 

1. Nguyên nhân nệm cao su bị đen

Mặc dù nói các sản phẩm nệm cao su có khả năng kháng khuẩn, chống ẩm mốc nhưng dưới tác động của thời gian, không gian, sự việc phát sinh thì nệm cao su bị đen là điều có thể xảy ra. Cụ thể, có 5 nguyên nhân chính thường dẫn đến tình trạng nệm ngủ, đặc biệt là nệm cao su bị đen mà bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng nệm:

1.1. Nhiệt độ cao tác động trực tiếp lên nệm

Với những gia đình có nhiều cửa kính hay thường xuyên chiếu ánh nắng mặt trời trực tiếp vào phòng hoặc bề mặt nệm thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ từ bàn ủi, máy sấy…sẽ khiến nệm cao su bị đen theo thời gian.

nhiệt độ khiến nệm cao su bị đen theo thời gian
Nhiệt độ từ bàn ủi, máy sấy…sẽ khiến nệm cao su bị đen theo thời gian

1.2. Không khí ẩm thấp

Đặc biệt khí hậu miền Bắc nước ta vào mùa nồm, không khí ẩm thấp, ngột ngạt tạo điều kiện cho vi khuẩn trên nệm sinh sôi, gây mốc, đổi màu, ố vàng, đen nệm…

1.3. Không vệ sinh nệm thường xuyên

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, mồ hôi rất dễ thấm qua lớp áo để tích trữ vào nệm. Nếu không vệ sinh thường xuyên, định kỳ thì dễ khiến nệm cao su bị đen, nấm mốc, có mùi hôi…ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình.

1.4. Các chất lỏng dính trên bề mặt

Ngoài tác động của thời gian, không gian thì việc nệm cao su bị đen do sơ ý làm đổ chất lỏng là điều khó tránh khỏi. Mỗi loại đồ uống lại có một cách xử lý khác nhau do đó sau khi làm đổ lên nệm thì bạn phải nhanh chóng xử lý, tránh để tích trữ gây nấm mốc, ố vàng…

1.5. Bề mặt nệm bị lão hóa

tuổi thọ nệm cao su
Mỗi loại nệm cao su đều có tuổi thọ trung bình riêng và phụ thuộc vào cách bảo quản

Mỗi loại nệm cao su đều có tuổi thọ trung bình riêng và phụ thuộc vào cách bảo quản, vệ sinh định kỳ của từng hộ gia đình. Khi thấy bề mặt nệm cao su bị đen nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thoải mái khi nằm thì bạn chỉ cần tìm cách vệ sinh đúng là được. 

Ngược lại, nếu nệm không còn được mềm mại, đàn hồi… thì bạn nên thay mới để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho cả nhà. 

>>> Xem thêm: 7 dấu hiệu giúp bạn biết khi nào nên thay nệm mới

2. Cách khắc phục nệm cao su bị đen

Có rất nhiều cách để khắc phục nệm cao su bị đen hiệu quả. Những cách được viết dưới đây đều sử dụng chất có chứa axit và tùy vào nồng độ của từng loại để quyết định số lần tẩy vết đen. 

Với một số cách do nồng độ axit yếu nên bạn phải tẩy nhiều lần mới có hiệu quả như mong muốn. Nhưng đổi lại thì đây đều là những cách an toàn cho làn da và sức khỏe của bạn cùng gia đình.

2.1. Xử lý nệm cao su bị đen bằng chanh

Chanh là một nguyên liệu phổ biến, dễ kiếm tìm và giá thành lại rẻ. Trong chanh có chứa một hàm lượng axit tự nhiên có tác dụng làm sạch vết bẩn, vết mốc đen, tẩy trắng. Hãy chuẩn bị một chén nước cốt chanh và một chiếc khăn sạch. Nhúng khăn với nước cốt chanh rồi thoa đều trên bề mặt bị mốc và đem đi phơi nắng trong vài giờ.

2.2. Xử lý nệm cao su bị đen bằng baking soda

Baking soda cũng là nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp của các gia đình. Baking soda không chỉ được ứng dụng trong việc nấu ăn mà còn được dùng trong việc khử mùi, tẩy rửa các vết dầu mỡ, vết bẩn cứng đầu trên nhiều bề mặt. 

Baking soda
Baking soda cũng là nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp của các gia đình

Để xử lý bề mặt nệm cao su bị đen với baking soda, trước tiên bạn cần làm ẩm bề mặt cần xử lý bằng khăn ướt rồi rắc đều bột baking soda lên. Sau khoảng 30 phút, dọn sạch phần bột đồng thời dùng bàn chải chà nhẹ và làm khô bề mặt nệm là xong. 

2.3. Xử lý nệm cao su bị đen bằng cồn

Nếu vết bẩn, nấm mốc, vết đen cứng đầu, và bám trên bề mặt nệm đã lâu thì bạn có thể thử dùng cồn để xử lý. Đầu tiên là cho một ít nước lên bề mặt vết bẩn và dùng khăn khô ấn mạnh để chất bẩn thấm bớt. Tiếp đó, thấm một ít cồn lên bề mặt đó và lau sạch lại bằng khăn khô. Cách này đặc biệt có hiệu quả cho nệm cao su có cấu trúc bọt hở. 

2.4. Xử lý nệm cao su bị đen bằng bột giặt

Bột giặt là một chất tẩy rửa chuyên dụng mà gia đình nào cũng có và rất dễ kiếm. Hòa tan bột giặt với nước để tạo ra dung dịch đậm đặc vừa phải. Sau đó dùng khăn sạch để nhúng qua hỗn hợp rồi chà lên vết bẩn, vết đen và để khô. 

Lưu ý bạn không nên đổ dung dịch bột giặt trực tiếp lên bề mặt nệm hoặc để nệm thấm quá nhiều nước trong quá trình tẩy rửa vì có thể khiến nệm càng dễ bị ẩm ướt, nấm mốc, có mùi hôi khó chịu.

2.5. Xử lý nệm cao su bị đen bằng nước rửa chén

Công thức của nước rửa chén
Công thức của nước rửa chén luôn chứa thành phần tẩy rửa và mùi hương dễ chịu

Công thức của nước rửa chén luôn chứa thành phần tẩy rửa và mùi hương dễ chịu chắc chắn sẽ mang tới hiệu quả không ngờ cho bạn. Để thực hiện hãy chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước rửa chén, nước và giấm (nếu có). Sau đó, dùng khăn thấm hỗn hợp và thoa vào vùng nệm bị mốc đen. Sau khi vùng đen được tẩy thì lau khô vào sấy lại. 

2.6. Xử lý nệm cao su bị đen bằng phấn rôm

Phấn rôm không chỉ chống mốc mà còn hút ẩm, khử mùi rất hiệu quả. Vì thế, nếu nệm cao su đang bị đen, làm mãi mọi cách vẫn không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu, hãy thử xử lý bằng một ít phấn rôm bạn nhé!

Cách thực hiện thì tương tự như với baking soda. Ban đầu làm ẩm vùng nệm cao su bị đen, rắc phấn rôm lên và chờ khoảng 30 phút. Sau đó làm sạch và chà nhẹ, làm khô. 

2.7. Xử lý nệm cao su bị đen bằng hóa chất chuyên dụng

Trên thị trường hiện nay có một số loại hóa chất tẩy rửa nấm mốc đen chuyên dụng và an toàn như dung dịch amoniac, thuốc tím, sản phẩm chứa chất chlorine dioxide (Clo2),… Đầu tiên, hãy thoa dung dịch thuốc tím lên vùng cần làm sạch, chờ vài phút thì thoa thêm amoniac và dùng bàn chải chà nhẹ để mốc bay sạch.

Với thời tiết nhiệt đới, ẩm ướt như Việt Nam thì bạn nên dùng thêm các sản phẩm có chứa thành phần ngăn ngừa nấm mốc quay trở lại. Các chất diệt mốc có chứa thành phần “encapsulate” hoặc “mold barrier” là một lựa chọn an toàn và hữu hiệu. 

hóa chất tẩy rửa
Một số loại hóa chất tẩy rửa nấm mốc đen chuyên dụng

2.8. Xử lý nệm cao su bị đen bằng thuốc tím

Thuốc tím và dung dịch NaHSO3 cũng là sự kết hợp trị nấm mốc trên nệm cao su rất hiệu quả. Vì thế, nhiều người thường dùng thuốc tím để xử lý ngay tình trạng nệm cao su bị đen.

Chỉ cần thoa dung dịch thuốc tím lên vùng cần làm sạch, chờ vài phút thì thoa thêm dung dịch NaHSO3. Sau 30 phút thì giặt lại là xong. Thật đơn giản phải không nào?

2.9. Sử dụng dịch vụ vệ sinh nệm chuyên nghiệp

Với những nệm cao su bị đen một khoảng lớn, gần như cả bề mặt thì tốt nhất bạn nên lựa chọn sử dụng các dịch vụ vệ sinh nệm cao su chuyên nghiệp để khôi phục lại “vẻ đẹp” của chiếc nệm

3. Tổng hợp các cách ngăn ngừa nệm cao su bị đen

Nệm cao su bị đen là nỗi ám ảnh của nhiều hộ gia đình vì làm mất đi tính thẩm mỹ của nệm. Nếu để lâu dài, tình trạng này còn khiến tuổi thọ của nệm bị suy giảm. Vậy làm thế nào để phòng tránh tình trạng nệm cao su bị đen? Cùng điểm qua các cách sau.

3.1. Sử dụng tấm bảo vệ nệm 

Một trong những cách hiệu quả nhất được nhiều người khuyên dùng là sử dụng tấm bảo vệ nệm, chẳng hạn như tấm bảo vệ chuyên dụng hay vỏ nệm. Những tấm bảo vệ này sẽ giúp nệm ngăn chặn được bụi bẩn, chất lỏng hay những tác nhân khác bên ngoài khiến nệm bị đen. Nhờ thế, bạn sẽ giúp nệm kéo dài tuổi thọ và luôn trong tình trạng sạch sẽ.

cách ngăn ngừa nệm cao su bị đen
Tấm bảo vệ nệm sẽ ngăn chặn những tác nhân gây bẩn bề mặt

3.2. Luôn giữ cho không gian ngủ được thông thoáng

Môi trường ngủ thông thoáng sẽ giúp cho nệm không ẩm mốc, đen hay xuất hiện mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Với phương pháp này, bạn nên mở cửa phòng, cửa sổ khi không sử dụng để không khí được lưu thông. Đồng thời, bạn cũng tiến hành tháo ga nệm để bề mặt được thông thoáng.

3.3. Thường xuyên vệ sinh, thay ga nệm

Vệ sinh chiếc nệm của bạn thường xuyên sẽ góp phần hạn chế những bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ bên trong nệm. Bên cạnh đó, bạn cũng được khuyến khích giặt và thay ga trải giường định kỳ để bề mặt nệm luôn trong tình trạng sạch sẽ. Nhờ vật, sức khỏe người nằm mới được đảm bảo an toàn. 

3.4. Hạn chế đổ đồ ăn và chất lỏng trên bề mặt nệm

Để tránh tình trạng nệm cao su bị đen, bạn cần hạn chế làm đổ thức ăn hay chất lỏng trên bề mặt nệm. Nếu vô ý, bạn cần phải nhanh chóng xử lý ngay nhằm ngăn chặn chất bẩn thấm sâu càng khó làm sạch. Trường hợp làm đổ chất lỏng, bạn hãy dùng khăn khô đặt lên vị trí bị ướt rồi dùng tay ấn xuống để nước thấm vào khăn. Thực hiện như vậy cho đến khi bề mặt nệm khô ráo, sau đó bạn có thể rắc một ít phấn rôm lên trên để tạo mùi hương dễ chịu.

các cách ngăn ngừa nệm cao su bị đen
Không để chất lỏng thấm sâu vào bề mặt của nệm

Nếu là vết bẩn, bạn có thể dùng bột giặt (hoặc baking soda) pha loãng với nước. Sau đó, bạn thấm dung dịch này lên khăn sạch rồi lau đến khi vết bẩn mờ đi. Tiếp theo, bạn đặt nệm ở nơi thoáng gió hay sấy trước quạt khoảng 2 – 3 giờ để nệm khô hoàn toàn. Lưu ý, bạn không nên tẩy vết bẩn bằng xăng, cồn,… vì sẽ làm phá hủy cao su.

Với những cách kể trên, bạn có thể dễ dàng xử lý được tình trạng nệm cao su bị đen rồi phải không nào. Nệm ngủ bị đen hay có vết bẩn bám trên bề mặt là điều không ai mong muốn. Do đó, hãy lưu ngay bài viết để áp dụng thường xuyên mỗi khi vệ sinh nệm cũng như chia sẻ bài viết đến bạn bè để mọi người cùng bỏ túi bí quyết xử lý khi nệm cao su bị đen bạn nhé!

>> Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh nệm cao su đơn giản tại nhà không sử dụng hóa chất

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM